Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ hai, 25/09/2023, 15:00 PM

Xung đột giữa người với người là vì điều gì?

Mọi người tụ lại ở một chỗ nhất định phải có một mục tiêu phương hướng chung để cùng nhau nỗ lực, đây là một khái niệm cơ bản. Ngoài ra còn phải đồng tâm hiệp lực, nỗ lực vì Phật giáo, vì chúng sanh, nhất định phải buông bỏ lợi ích cá nhân.

Xung đột giữa người với người là ở chỗ lợi hại (quyền lợi).

Chúng ta đối với người chẳng có lợi hại thì sẽ rất dễ tiếp xúc, đối đãi lẫn nhau, thiệt có thể làm được ‘chẳng tranh với người, chẳng cầu với đời’. Trong kinh Kim Cang có hai câu: ‘Chẳng chấp vào tướng, như như chẳng động’, làm được vậy thì mới giống một người tu hành.

Mọi người tụ lại ở một chỗ nhất định phải có một mục tiêu phương hướng chung để cùng nhau nỗ lực, đây là một khái niệm cơ bản. Ngoài ra còn phải đồng tâm hiệp lực, nỗ lực vì Phật giáo, vì chúng sanh, nhất định phải buông bỏ lợi ích cá nhân. Chẳng kể là xuất gia hay tại gia đều nên buông xuống, nếu buông xuống chẳng nổi thì đây sẽ là một chướng ngại to lớn. Ðương nhiên chướng ngại nghiêm trọng nhất là chướng ngại mình, không những mình không thể thành tựu, cho đến việc vãng sanh, khai ngộ, thậm chí đến việc đạt được niệm Phật tam muội cũng không chắc, bởi vậy nên nhất định phải buông xuống.

'Người tu hành cố gắng hết mình, đừng dính đến quyền lợi'

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Tu hành thiệt ra chẳng phải là một việc dễ dàng, người chân chánh muốn tu hành trong một đoàn thể phải tập tánh khiêm nhượng, học khách sáo, học nhường nhịn. Khổng Lão Phu Tử dạy chúng ta phải giữ lễ, lễ là gì? Lễ là tự ty [hạ thấp mình] và tôn trọng người khác. Phải giảm bớt sự xích mích, giảm bớt xung đột, luôn luôn nhường nhịn, như vậy mới có thể thành công, lập đại nghiệp.

Người quá nổi danh sẽ bị đố kỵ, đây cũng là hiện tượng bình thường vì con người là phàm phu, đố kỵ và sân hận là tập khí từ vô lượng kiếp đến nay, nếu chẳng có những tập khí này thì họ đã là Phật, Bồ Tát tái lai rồi.

Đệ Tử Quy có nói: “Tài vật nhẹ oán nào sanh”.

Khi bạn đối với tiền tài vật chất mà biết lễ nhường thì sẽ không dễ gì xảy ra xung đột. Chúng ta xem trong tiếng Trung Quốc, chữ “tài” này là tài của “tài vật”. Nó lại hàm chứa một ý nghĩa khác, đó là “tài” ở trong “mộc tài”, nghĩa là củi gỗ khi đủ dùng, đủ để sử dụng. Khi đống củi của bạn chất đống rất nhiều, rất có thể do phơi nắng nhiều quá có thể khiến cho nó dễ dàng tự bốc cháy.

Cho nên, khi gỗ của bạn quá nhiều thì nó dễ dàng bị bốc cháy. Khi bạn chỉ biết thu gom tiền bạc thì thực tế phúc phần của bạn đang bị hao tổn, đang tổn phước. Khi bạn có động tác thu gom này thì con cái của bạn sẽ học được một cách triệt để, về sau tài vật của bạn có còn giữ được nữa hay không? Con người phải biết suy nghĩ lâu xa. Trong khi đời trước chúng ta biểu diễn ra chỉ biết tranh đoạt tài sản thì đời sau của chúng ta sẽ học tập một cách triệt để.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Lời Phật dạy về đạo làm con dựa trên trích dẫn Kinh

Kiến thức 15:02 21/05/2024

Theo lời Phật dạy đạo làm con cần thể hiện sự kính trọng cha mẹ, luôn ghi nhớ công ơn. Đây là trách nhiệm và nghĩa vụ của đạo làm con cần thực hiện.

Ý niệm công đức tắm Phật trong Đại lễ Phật Đản

Kiến thức 13:33 21/05/2024

Lễ tắm Phật như cam lộ tưới mát, công đức vô lượng khó có thể nghĩ bàn. Trong Kinh Dục Phật Công Đức có chép: "...Đức Phật còn dạy rằng, nhờ việc tắm tượng như thế, chúng sanh trong hiện đời được nhiều phước báu thù thắng, sở nguyện thành tựu, quyến thuộc được an ổn, mau thành chánh giác."

13 hạnh đầu đà trong pháp tu nhà Phật

Kiến thức 12:45 21/05/2024

Trong "Thanh tịnh đạo luận" (Visuddhimagga) và một số kinh điển Nam truyền, có nhắc đến 13 hạnh đầu đà (Dhutanga-niddesa), là những hạnh tu khổ hạnh giúp người xuất gia rèn luyện sự thanh tịnh và buông bỏ, nâng cao tinh thần giác ngộ. Dưới đây là sự mô tả chi tiết về từng hạnh đầu đà.

Ý nghĩa sự kiện Đản sinh của đức Phật Thích Ca Mâu Ni

Kiến thức 10:43 21/05/2024

Kỷ niệm ngày đản sinh của đức Thế Tôn, đây cũng là cơ hội để chúng ta nhắc nhở và động viên nhau cùng tinh tấn tu tập, tích cực hơn trên con đường hoằng pháp lợi sinh, phát huy chánh đạo.

Xem thêm