Ý nghĩa biểu tượng Bồ Tát Quán Thế Âm
Hạnh nguyện của Ngài là ban vui cứu khổ với bình cam lồ mát mẽ trên tay và nhành dương mềm dịu. Ngài hiện thân trong đời để xoa dịu nỗi đau thương mất mát cho nhân loại, khơi dậy mầm sống với tất cả niềm tin yêu trìu mến và bằng tình thương trãi khắp thế gian.
> Kính ngưỡng Bồ Tát Quán Thế Âm theo tinh thần Phật giáo
Vì sao khi bước chân vào bất cứ một ngôi chùa nào trên đất nuớc Việt Nam này ta cũng đều thấy dáng đứng trang nghiêm hùng lực của Bồ Tát Quán Thế Âm? Và không chỉ có nơi chốn già lam u nhã mà hầu như khắp nẻo đường đất nước, nhất là những nơi hiểm nguy, ách nạn thì hình bóng Ngài lại được hiện hữu nhiều hơn nữa. Khi bước chân đến bệnh viện, nơi con người gặp lúc lâm nguy, bệnh hoạn mới phải vào, thì tâm lý chung của bệnh nhân là mong cầu được tật bệnh tiêu trừ, mà Bồ Tát Quán Thế Âm chính là nơi nương tựa tinh thần cho những con người ốm đau đang khát khao mong mỏi hướng đến, họ đang rất cần bàn tay êm dịu và giọt nước cam lộ mát lành của Ngài xoa dịu nỗi đau thương. Bạn hãy đến những con đường khúc khủy, hiểm nguy, quanh co, trắc trở, những nơi thường xảy ra tai nạn, hình ảnh đầu tiên đập vào mắt bạn chính là hình ảnh Bồ Tát Quán Thế Âm.
Bạn thấy đấy, dường như bất cứ nơi đâu có sự đe dọa, nguy khốn cho nhân loại thì hình ảnh Ngài luôn hiện diện. Ngài là vị Bồ Tát luôn đồng hành với chúng sinh trong những lúc nguy nan và luôn đem hạnh nguyện từ bi, ban vui cứu khổ của mình bủa khắp nhân loại. Nơi nào có đau thương tang tóc, nơi đó có bóng dáng của mẹ hiền Quán Thế Âm, nơi nào có tiếng nguyện cầu kêu cứu, nơi ấy có Bồ Tát Tầm Thinh Cứu Khổ. Phải chăng, Ngài là biểu tượng được đúc kết bởi sự bình an, thanh thản và một tấm lòng bao dung rộng mở, một tình thương vô úy mà mọi người dân ta, ai cũng mong đợi và đã tạc nên Ngài.
Và khi đối trước tượng Ngài, chiêm ngưỡng dung nhan Ngài, mọi ý nghĩ xằng bậy, mọi phiền muộn trong ta thảy đều lắng xuống và thay vào đó là khoảnh khắc yên bình, an lạc. Chính ngay nơi đây, chúng ta mới có dịp để nghe được tiếng nói của chính mình, nhịp đập của trái tim mình. Ngay lúc này, chúng ta mới thật sự quay trở về sống và hít thở không khí thật sự của chúng ta. Và phải chăng, khi đối trước Ngài hay khi lắng lòng tưởng niệm danh hiệu Ngài cũng là lúc chúng ta đang nhập vào bản thể của từ trường âm thanh tuyệt đối, là tâm thanh bất động, mà như Đại Lãn đã từng nói: “đó chính là cuộc đại hòa âm”. Thật vậy, Ngài chính là biểu tưởng đứng đầu của pháp môn tu tập lòng từ bi và tình thương yêu vô hạn, là làn sóng từ bi hằng hữu mà khi hội tụ đủ điều kiện, mọi chúng sinh đều có thể cảm ứng, cộng hưởng và giao thoa được với tầng “sóng từ bi” đó.
Và khi đề cập đến biểu tượng Bồ Tát Quán Thế Âm, chúng ta cũng cần phải hiểu vì sao Ngài lại mang hình thức của nữ tính, trong khi hầu hết các kinh điển đều mô tả các vị Bồ Tát là những bậc nam nhi đại trượng phu.
Như chúng ta đã từng biết, mười phương chư Phật không hề có nữ thân. Cũng vậy, Bồ Tát Quán Thế Âm hiển nhiên là không phải là người nữ. Xét trong lịch sử Ấn Độ, Tây Tạng .v.v… từ xưa cho đến nay, chưa hề có bất cứ nghi ngờ nào về giới tính của Bồ Tát Quán Thế Âm. Vì đối với họ, đã là Bồ Tát thì tất yếu phải là nam tính như tất cả mọi thần thánh quan trọng khác. Trong nghệ thuật và văn học Ấn Độ - Tây Tạng, tất cả hình ảnh và tranh tượng về Bồ Tát Quán Thế Âm đều được miêu tả, điễn đạt trong tư thế và hình thái nam giới. Trong khi đó, ở Trung Quốc và các nước Phật giáo Đông Nam Á phần nhiều đều mô tả Ngài như là một vị nữ Bồ Tát, mà phổ biến nhất là 32 hóa thân nữ của Bồ Tát Quán Thế Âm.
Điều đặc biệt là khi tín nguỡng Quán Âm truyền đến quốc gia nào cũng đều mang âm hưởng, sắc thái văn hóa của quốc gia đó, và vì thế mà hình tượng cũng như vai trò của Bồ Tát này trong tâm thức người dân của mỗi quốc gia lại rất khác nhau. Chẳng hạn ở Việt Nam, Ngài được dân tộc thánh hóa thành những vị nữ hộ quốc, an dân hay những biểu tượng của đức hạnh từ bi, nhẫn nhục, hy sinh cao quý như : Phật bà Quan Âm, Phật Bà Nghìn Tay Nghìn Mắt, Phật Pháp Vân, Bà Chúa Ba, Bà Chúa Sứ, Quan Âm Thị Kính, Quan Âm Nam Hải, Quan Âm Diệu Thiện v.v….
Theo như kinh Đại Nhật, kinh Bi Hoa và một số kinh khác, Đức Phật đã từng dạy rằng: Bồ Tát Quán Thế Âm ở đời quá khứ đã thành Phật hiệu là Chánh Pháp Minh Như Lai từ vô lượng kiếp lâu xa về trước. Vì bi nguyện độ snh mà Ngài thị hiện làm thân Bồ Tát. Cũng trong kinh Bi Hoa, Đức Phật gọi Đức Quán Thế Âm là: “lành thay, thiện nam tử”. Vậy, Quán Thế Âm Bồ Tát không thể nào là nữ nhân được. Nhưng vì tùy duyên hóa độ, Ngài đã ứng hiện các thứ thân hình tương thích để cứu thoát chúng sinh mà thôi. Kinh Pháp Hoa phẩm Phổ Môn: Đức Thế Tôn cũng đã từng nói: “chúng sinh nào đáng dùng thân gì để độ thoát thì Bồ Tát Quán Thế Âm liền thị hiện thân ấy mà vì họ nói pháp, hóa độ”.
Căn cứ theo lịch sử tôn giáo, lịch sử nhân gian, linh ứng truyện kí và các lịch sử Trung Hoa từ sau đời nhà Châu vua Chiêu Vương đến thời cận đại, và ở Việt Nam từ đầu thế kỷ thế III trở lại đây thì Quán Thế Âm Bồ Tát đã từng hóa hiện vào các nhà thế gia và cả bần gia để ứng cơ hóa độ. Mượn sự tướng của thế đạo để dẫn dắt nhân gian hướng thượng, quay về chánh đạo. Chẳng hạn hình ảnh Quan Âm Diệu Thiện thời Trang Vương, Quan Âm xách giỏ cá thời vua Huyền Tông đời Đường, Quan Âm Thị Kính đời nhà Minh, Quan Âm Linh Ứng đời nhà Nguyễn.v.v… hoặc căn cứ theo tác phẩm “Thuyết bất tận đích Quán Thế Âm” của Trương Nhược Tổng (Thượng Hải Từ Thư Xuất Bản Xã, năm 2002) thì 33 hình tượng khác nhau của Bồ Tát Quán Thế Âm hoàn toàn được thể hiện dưới dáng vẻ nữ Bồ Tát. Sự khảo sát trên cho chúng ta thấy rằng, mặc dù Ngài có thần lực vô biên và khả năng ứng hiện vô vàn hóa thân để hóa độ. Thế nhưng, hình ảnh nữ Bồ tát vẫn là biểu tưởng được phổ biến rộng rãi nhất.
Bởi lẽ, Ngài là vị Bồ Tát tượng trưng cho từ bi, một trong hai phẩm hạnh được đặt ở vị trí cao nhất và không thể thiếu với một hành giả tu hạnh Bồ Tát. Nếu như Bồ tát Văn Thù tượng trưng cho trí tuệ dõng mãnh với nam tướng oai hùng thì Bồ Tát Quán Thế Âm hiện thân dưới hình dáng nữ nhân hiền dịu, ban tỏa tình thương đến khắp nhân loại.
Hình ảnh Ngài như người mẹ hiền luôn theo dõi những đứa con bị lưu lạc trong tai ách mà tìm phương tiếp cứu. Ngài là hiện thân của người mẹ nhân từ hơn tất cả những người mẹ trên thế gian này. Hiền từ và gần gũi, dịu dàng mà thân thiện không ai hơn người mẹ, nhưng tình thương của người mẹ còn có sự phân biệt đối xử với những đứa con mình, tình thương ấy mới chỉ là tình thương của ái chấp, còn với Mẹ hiền Quán Thế Âm, tình thương của Ngài không hạn cuộc, không có sự đối đãi, không do dự, so xét. Hạnh nguyện của Ngài là ban vui cứu khổ với bình cam lồ mát mẽ trên tay và nhành dương mềm dịu. Ngài hiện thân trong đời để xoa dịu nỗi đau thương mất mát cho nhân loại, khơi dậy mầm sống với tất cả niềm tin yêu trìu mến và bằng tình thương trãi khắp thế gian. Vì thế, dù bất cứ nơi đâu, hoàn cảnh nào, hễ có nỗi thống khổ bủa vây và tiếng kêu cứu, tâm tưởng thiết tha hướng về Ngài thì ở đấy Ngài ứng hiện. Như từ trường bắt đúng tần sóng thì diệu dụng sẽ tiếp ứng tức thời.
Và chúng ta cũng thấy rằng, xưa nay giới nữ thường bị xem là phái yếu và thường bị khinh rẻ “nữ nhi thường tình”, dưới cặp mắt của đấng tu mi nam tử. Thế nên, với thân nữ, Ngài đến với chúng sinh dễ dàng, thân thiện, gần gũi và dễ đồng cảm hơn. Vả lại, qua các sự kiện lịch sử trong các thời đại, chúng ta thấy mọi quyền sinh sát, tao loạn nhân gian hoặc thịnh suy của đất nước đếu nằm trong tay của nam giới. Vậy, sự hiện thân nữ nhi để chuyển hóa tàn bạo, xấu xa và cải thiện những đau thương mất mát cho cuộc đời, đó chính là mục tiêu hóa độ của vị Bồ Tát này. Và cũng từ đó mà hình ảnh của Ngài trong một số quốc gia châu Á trở thành nữ mạo. Nhưng điều căn bản chúng ta phải hiểu đó chỉ là những hóa thân, tùy duyên thị hiện mà thôi.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Nói về Tứ niệm xứ
Kiến thức 10:40 02/11/2024Học, hiểu và tu tập Tứ niệm xứ là rất cần thiết dù tu sĩ hay cư sĩ giúp ta sống chất lượng, sâu sắc ý nghĩa, thanh tịnh thân tâm, thành tựu đinh lực trí tuệ hướng đến an vui giác ngộ giải thoát hoàn toàn ra khỏi mọi nỗi khổ niềm đau.
Bài học nhân sinh từ những cơn bão
Kiến thức 09:00 02/11/2024Bão tố dạy ta về sự vô thường - một bài học căn bản mà ta vẫn thường quên trong cuộc sống hằng ngày. Đời sống là một chuỗi những đổi thay liên tục, không có gì là vĩnh cửu, không có gì là bất biến.
Học cách Phật dạy con
Kiến thức 13:52 01/11/2024Khi Phật thành đạo, có dịp về thăm Vua cha thì La-Hầu-La đã lên bảy tuổi. Và ngay dịp đó, La Hầu La cũng xin theo Phật, xuất gia.
Hạnh phúc của sự buông bỏ
Kiến thức 11:00 01/11/2024Thời Phật tại thế có Tỳ kheo Bạt Đề, khi chưa xuất gia ông làm quan, sau khi quy y Phật chuyên tu hạnh đầu đà, chỉ ngủ dưới gốc cây và chuyên cần thực hành thiền quán.
Xem thêm