Mẹ hiền Quán Thế Âm
Tôi có duyên với Ngài từ nhỏ. Mẹ tôi kể lúc sinh tôi, mẹ tôi đã niệm danh hiệu bồ tát Quán Thế Âm rất nhiều, và trong lúc lâm bồn, trong lúc đớn đau, mẹ tôi đã nhìn thấy vầng khói trắng với hình bóng Ngài chở che, yên ủi, tôi đã được sinh ra như thế…
>>Phật tử có thể đọc thêm loạt bài về Bồ Tát Quán Thế Âm
Tôi gọi Ngài là mẹ, không cường điệu, và cũng không phải vì nhiều người gọi như thế. Tôi gọi Ngài là Mẹ với tất cả tình thương và sự thành kính trong tôi.
Nhìn lại quảng đường đã đi qua trong cuộc đời, tôi nghiệm ra được nhiều điều mầu nhiệm từ niềm tin tôi đã trao gởi vào Mẹ Quán Thế Âm.
Tôi có duyên với Ngài từ nhỏ. Mẹ tôi kể lúc sinh tôi, mẹ tôi đã niệm danh hiêu Bồ tát Quán Thế Âm rất nhiều,và trong lúc lâm bồn, trong lúc đớn đau, mẹ tôi đã nhìn thấy vầng khói trắng với hình bóng ngài chở che, yên ủi. Tôi đã được sinh ra như thế.
Thuở ấu thơ của tôi đã tràn ngập hình bóng Ngài. Câu đầu tiên mẹ tôi dạy tôi khi bắt đầu biết đến Phật là “Nam mô Đại từ đại bi cứu khổ cứu nạn Quán Thế Âm Bồ tát”. Câu trì niệm ngắn ngủi đó đã theo tôi trong suốt quãng đời thơ ấu và còn sẽ theo tôi trong suốt cuộc đời. Tôi biết rằng, đã bao đêm mẹ tôi thành tâm trì niệm danh hiệu của Ngài để chú nguyện cho tôi được khỏe mạnh, hạnh phúc. Và tôi, ngay từ bé thơ, đã có một niềm tin thiêng liêng và tuyệt đối vào Ngài. Thuở còn nhỏ, tôi rất dễ tưởng tượng, mỗi lần niệm danh hiệu Ngài, tôi lại tưởng tượng ra hình dáng một người phụ nữ vận áo trắng, cầm tịnh bình hiện rõ giữa mây trời, mỉm cười với tôi. Tôi ngước nhìn với tát cả niềm tôn kính và sự đón chờ sự cứu khổ của đứa con với mẹ hiền. Mỗi lần bão lớn, mỗi lần đau răng, tôi lại quỳ trước Ngài thành khẩn niệm hồng danh và cầu nguyện. Tôi tin, Ngài đã nghe thấu lời tôi. Lòng tôi luôn cảm thấy được xoa dịu sau mỗi lần như thế.
Năm học lớp 9, một biến cố lớn đã xảy ra với đời tôi mà nếu không có chánh niệm nơi Ngài, hẳn tôi đã không còn trên cõi đời này nữa. Tôi suýt bị chết đuối trong một chuyến đi chơi. Tôi không biết bơi nên khi rơi xuống nước hoàn toàn bị động. Lúc đó, quán tính niệm Phật từ nhỏ lại trỗi lên trong tôi. Tôi không hiểu sao mình không hề hoảng sợ mà lại bình tĩnh niệm danh hiệu Quán Thế Âm. Và tôi tin, Ngài đã nghe thấy lời tôi cầu cứu. Tôi đã được một người dân ở cách xa đó mấy trăm mét đang ngủ bỗng bừng tỉnh dậy chạy xuống sông cứu tôi lên. Đó có phải là một điều kỳ diệu? Nó đã xảy ra với cuộc đời tôi. Và tôi tin đó là kết quả của sự huân tập những niệm lành trong tôi từ bé, mà một trong những niệm quan trọng là trì niệm danh hiệu Đức Quán Thê Âm.
Lớn lên, niềm tin trong tôi không còn ban sơ như trước nữa, nhiều lúc bị chao đảo, bị ngả nghiêng vì cái đầu vốn tự cho là “duy lý” của mình. Nhưng qua bao biến cố, tôi biết rằng niềm tin đó không phải đã thành kỷ niệm ấu thơ mà sẽ còn theo tôi mãi trong kiếp lữ hành của cuộc đời này. Hằng đêm, tôi vẫn thường trì niệm danh hiệu Ngài. Những khi buồn đau, khổ tâm, tôi vẫn thường ngưỡng vọng hình bóng Ngài để cầu mong sự cứu rỗi.
Lớn lên, tôi biết rằng hạnh nguyện bi thinh của Ngài đã cứu rỗi không biết bao nhiêu chúng sinh. Trong chừng mực nào đó, tôi cũng nguyện theo tấm gương Ngài, lắng nghe mọi người để hiểu nhau hơn. Thật sự, khi một người đang cô đơn, đang cảm thấy chơi với trước tương lai của cuộc đời mình, khi một người đang hụt hẫng, đang khổ đau thì không gì bằng có một người ngồi lắng nghe, chia sẻ. Sự lắng nghe, có thể sẽ chẳng giúp được việc gì cụ thể những cũng khiến người đang gặp khó khăn cảm thấy an lòng, cảm thấy bớt bơ vơ vì trên đời còn có người ở bên mình. Những lúc lắng nghe bạn bè như thế, lòng tôi luôn tràn ngập niềm vui, niềm vui của người được giúp người khác, niềm vui được thực hiện theo gương hạnh của Mẹ hiền Quán Thế Âm.
Không biết ai là người đầu tiên đã tạc tượng Đức Quán Thế Âm trong hình dáng phụ nữ, trong hình dáng người mẹ? Hình dáng đó đã quá thân quen với tôi,chỉ cần nhắm mắt hình dung là hình ảnh Mẹ lại ùa về. Những lúc nhớ mẹ phương xa, tôi cũng thường chiêm bái Ngài và nhận được từ đó sự ấm áp, sự chở che như mẹ tôi vẫn dành cho tôi vậy.
Đi cả cuộc đời, môi tôi vẫn sẽ luôn mấp máy câu niệm Phật “Nam mô Đại từ đại bi cứu khổ cứu nạn Quán Thế Âm Bồ tát” mà mẹ tôi đã dạy lúc đầu đời. Ôi! Mẹ hiền Quán Thế Âm.!
Theo: Tạp Chí Văn Hóa Phật Giáo số 36
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Trăm năm thoáng chốc mộng nhân sinh
Góc nhìn Phật tử 19:00 31/10/2024Gom lấy trăm năm đổi tình, tiền/ Lòng trần được mấy phút an yên? / Lợi danh rồi cũng vô thường mất/ Để cả hư tâm gánh muộn phiền...
Nguyện ước của mẹ
Góc nhìn Phật tử 17:59 31/10/2024Mẹ tôi lúc sinh tiền thường tỏ bày với con cháu 3 nguyện ước: 1. Trước khi chết, mẹ không bị bệnh hoạn phải làm khổ con cháu. 2. Ngày giỗ của mẹ, con cháu có mặt đông đủ. 3. Khi mẹ chết thì đem chôn chứ không hỏa táng.
Vì sao Phật và Bồ tát không còn giới nam hoặc giới nữ?
Góc nhìn Phật tử 10:35 31/10/2024“Bồ Tát không phải nam, cũng không phải nữ, Ngài ứng hiện vô số hoá thân để cứu độ chúng sinh tuỳ theo nỗi lời cầu nguyện” – Kinh Phổ Môn; cũng vậy, theo Tỳ kheo Thích Pháp Hoà: “Phật là bản tính giác ngộ chứ không phải tướng nam".
Truyện ngắn: “Vòng đời của chiếc lá”
Góc nhìn Phật tử 06:35 31/10/2024Mùa xuân, những chồi non hồng hào lại nhú lên thật tươi mát và đẹp đẽ. Hạ cánh trên một cành đầy nụ biếc, tôi bỗng nghe thật dịu dàng tiếng cây mẹ thô ráp, đen đúa, xù xì đang thầm trò chuyện với những chồi lá non tơ xinh xắn.
Xem thêm