Ý nghĩa canh Mạnh Bà: Sự quên lãng và luyến tiếc
Người trong dương gian thường kể nếu muốn luân hồi chuyển kiếp phải đi qua chốn Hoàng Tuyền. Phải nhìn thấy Bỉ Ngạn hoa kiêu kỳ, rực rỡ nhưng tình si, oán hận. Và đặc biệt phải uống bát canh quên lãng của Mạnh Bà. Vậy canh Mạnh Bà ra sao? Ý nghĩa canh Mạnh Bà là gì?
Canh Mạnh Bà – bát canh của quên lãng
Theo truyền thuyết được ghi chép trong Ngọc lịch sao truyện, Mạnh Bà là người sống vào thời Tây Hán. Suốt cuộc đời, bà không bao giờ nhớ về quá khứ hay nghĩ chuyện tương lai. Bà chỉ biết niệm tụng kinh Phật, sống cuộc đời thanh tịnh và trinh trắng. Nhờ đạo hạnh tu hành nên cuối đời bà được đắc đạo trở thành tiên.
Truyền thuyết cũng kể rằng, thời Đông Hán, nhân gian có người biết khứ lai quá vãng. Thế nên, chuyện thiên cơ tuyệt mật thường xuyên bị tiết lộ. Do đó, Thiên Đế đã nhờ Mạnh Bà xuống âm phủ trông coi vấn đề này.
Mạnh Bà trú ở Vọng Hương Đài bên cầu Nại Hà bắc qua sông Vong Xuyên. Mạnh Bà có nhiệm vụ phải đảm bảo các linh hồn được uống canh Mạnh Bà trước khi luân hồi. Canh Mạnh Bà là thứ cảnh của quên lãng. Khi uống vào, các linh hồn sẽ quên hết mọi chuyện trong kiếp này. Đầu thai chuyển kiếp là một thân mệnh mới, hoàn toàn không nhớ chuyện gì của quá khứ.
Chuyện cô gái không uống canh Mạnh Bà để kiếp sau nhớ đến người yêu
Sau khi uống canh Mạnh Bà, linh hồn sẽ được phán xét vào cõi nào trong trời đất. Nếu dương gian là người tu tâm tích đức sẽ được trở về trời hưởng phước lành. Nếu dương gian là người độc ác, tâm địa xấu xa sẽ bị đày đọa, khổ ải trước khi đầu thai. Còn người bình dị sẽ được luân hồi, tùy vào nghiệp duyên mà thành người hay các chúng sanh khác.
Tám giọt lệ trong ý nghĩa canh Mạnh Bà
Tương truyền, bát canh của Mạnh Bà chính là những giọt nước mắt chảy trong cuộc đời con người. Mạnh Bà cất giữ chúng và nấu thành canh Mạnh Bà. Khi chết đi, linh hồn con người sẽ uống bát canh này để ngẫm về những chuyện dương gian. Đồng thời quên đi tất cả xúc cảm kiếp này trước khi vào vòng luân hồi.
Có tất cả 8 thứ nước mắt thể hiện cho nhân sinh con người trong canh Mạnh Bà. Một giọt lệ sống. Hai khoảng lệ già. Ba phần lệ khổ. Bốn tấc lệ hối tiếc. Năm tấc lệ tương tư. Sáu chén lệ bệnh tật. Bảy thước lệ biệt ly. Tám giọt lệ đau lòng. Đó là tất cả những sinh, khổ, bệnh, lão, tương tư, hối tiếc, biệt ly, đau thương của đời người.
Hành trình đến cửa luân hồi, ngẫm về ý nghĩa canh Mạnh Bà
Nếu dương gian là người lương thiện, uống canh Mạnh Bà sẽ khỏe mạnh, thông minh. Luân hồi là bậc cao quý, giàu sang, vinh hiển. Nếu dương gian là người gian ác, uống canh Mạnh Bà sẽ tăm tối, yếu nhược. Họ phải suy ngẫm về những điều đã làm, ăn năn hối lỗi mới được vào luân hồi.
Ngẫm về ý nghĩa canh Mạnh Bà
Dẫu biết uống canh Mạnh Bà mới qua được cầu Nại Hà, mới bước đến cửa luân hồi tìm thân hình mới. Nhưng không phải linh hồn nào cũng chấp nhận thứ canh quên lãng ấy của Mạnh Bà. Bởi ở dương gian họ vẫn còn những tình si, nghiệp duyên chưa thể chấm dứt. Hay sự tham, sân, si trong cõi lòng chưa thể buông bỏ, vẫn cứ thù hằn, oán hận.
Chuyện về 'thần quên lãng' và bát canh Mạnh Bà khi chuyển kiếp
Ngẫm, ái tình như loài hoa Bỉ Ngạn. Ngàn năm mới nở, ngàn năm mới tàn. Nhưng Bỉ Ngạn lá, Bỉ Ngạn hoa vĩnh viễn không nhìn thấy nhau, không nhận ra nhau. Nếu duyên đã tận cớ sao lại không kết thúc? Cứ níu kéo, luyến tiếc mãi dây duyên từ đời này sang kiếp khác cũng chỉ khổ đau thêm. Làm chi phải chịu đau đớn dưới lòng Vong Xuyên để rồi ngàn năm gặp lại cũng vội vô tình.
Ngẫm, tham, sân, si là gì mà con người vẫn mãi u mê? Sống trong cõi hồng trần con người thường mê mờ bởi danh lợi. Những hư vô, ảo mộng luôn hào hoa, rực rỡ, làm cho con người chìm đắm mê say. Nhưng cuối cùng chỉ là phù du, sự oán hận và trách hờn. Vậy tại sao ta không biết buông bỏ? Nhất chân cái thân tâm thanh tịnh chẳng phải là đạo lý giúp con người tĩnh tại sao.
Mời quý Phật tử xem thêm video: "Khắc phục lòng sân hận":
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử: Dấu ấn của Phật giáo thời Trần
Nghiên cứu 09:40 15/11/2024Thời đại nhà Trần, không những độc lập dân tộc, tự chủ về đời sống kinh tế, chính trị, xã hội…, mà còn độc lập, tự chủ về hệ tư tưởng làm chỗ dựa cho đời sống tinh thần của nhân dân Đại Việt thế kỷ XIII – XIV.
Tín ngưỡng thờ phụng đức Phật Dược Sư thời nhà Đường
Nghiên cứu 09:45 03/11/2024Việc thiết lập đàn tràng và tu trì đức Phật Dược Sư trở nên quan trọng hơn dưới thời trị vì của vua Đường Túc Tông, thời kỳ triều đình nhà Đường phải vật lộn để vượt qua thách thức do những cuộc nổi dậy của quân đội trong nước gây nên...
Những đóng góp của Hòa thượng Thích Minh Châu trong công tác ngoại giao Phật giáo
Nghiên cứu 09:45 19/10/2024Di sản mà Hòa thượng để lại không chỉ là nền móng vững chắc về giáo dục và ngoại giao, mà còn là kim chỉ nam cho chúng ta tiếp tục phát triển, đưa tinh thần từ bi và trí tuệ của đạo Phật lan tỏa rộng khắp, góp phần gìn giữ hòa bình.
Lợi ích của Thiền tứ vô lượng tâm trong đời sống xã hội
Nghiên cứu 09:30 06/10/2024Có thể nói rằng Từ, Bi, Hỷ, Xả là những đức hạnh tốt lành và cao đẹp để xây dựng nên một con người hoàn thiện, một gia đình hạnh phúc, một xã hội tốt đẹp.
Xem thêm