Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 13/08/2021, 15:32 PM

Ý nghĩa cầu siêu phả độ gia tiên

Cầu tức là cầu nguyện, siêu có nghĩa là thoát. Cầu siêu nghĩa là cầu nguyện để ông bà cha mẹ, cửu huyền thất tổ của mình, nếu còn đang lưu lạc ở địa ngục, ngã quỷ, súc sinh thì sẽ được siêu thoát, được giải phóng khỏi cảnh giới khổ đau để sinh về cõi Tịnh độ của Đức Phật A Di Đà.

Các Phật tử có lòng hiếu thảo, noi theo tấm gương Đại Hiếu Mục Kiền Liên và theo lời chỉ dạy của Đức Phật, có thể nguyện cầu cứu khổ cho ông bà cha mẹ, cửu huyền thất tổ của mình.

Các Phật tử có lòng hiếu thảo, noi theo tấm gương Đại Hiếu Mục Kiền Liên và theo lời chỉ dạy của Đức Phật, có thể nguyện cầu cứu khổ cho ông bà cha mẹ, cửu huyền thất tổ của mình.

Cầu siêu độ hương linh có được siêu thoát?

Đối với những chúng sinh đang ở trạng thái thân trung ấm, việc cầu siêu từ khi mất, tuần sơ thất cho đến chung thất có ý nghĩa và giá trị rất lớn, giúp hương linh có thể nương nhờ công đức (nhờ Phật lực gia hộ, chư Tăng chú nguyện, thân nhân thực hành tích lũy công đức) mà thức tỉnh, chuyển hóa nghiệp lực để siêu sinh Tịnh độ.

Đối với những chúng sinh sau khi chết đã trải qua thời gian 49 ngày nhưng vì oan nghiệp bất đắc kỳ tử, đột tử nên vẫn chưa tái sinh, hoặc phần lớn đã tìm được chỗ tái sinh nhưng do lúc sinh tiền tạo nhiều nghiệp bất thiện nên sinh vào ác đạo (địa ngục và ngã quỷ), họ vô cùng khổ đau, đói khát. Bởi chúng ta không thể biết giờ này ông bà cha mẹ, tổ tiên của chúng ta còn lưu lạc nơi đâu, theo lời chỉ dạy của Đức Phật, chúng ta rất cần làm các việc phúc thiện như phóng sinh, giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn, người tàn tật, bảo vệ môi trường, thực hành thập thiện….để nương công đức đó hồi hướng cầu nguyện cho hương linh ông bà cha mẹ sớm được vãng sinh về cõi Tịnh độ của Đức Phật A Di Đà.

Ý nghĩa cầu siêu nằm ở sự tích luỹ công đức của chúng ta. Phật tử có thể tích lũy tất cả những năng lượng an lành, công đức thiện nghiệp, để hồi hướng và cầu nguyện cho ông bà, cha mẹ, cửu huyền thất tổ của mình. Có nhiều việc làm thiết thực các Phật tử nên thực hiện. Trong kinh Phật đã dạy, ngày rằm tháng 7, nhân ngày chư Tăng tự tứ, hãy thiết lễ trai nghi cúng dường thỉnh cầu chư Tăng chú nguyện hồi hướng. Chúng ta cũng có thể phóng sinh, làm từ thiện, cúng dàng Tam Bảo, giúp đỡ người nghèo khó, ấn tống kinh sách, chia sẻ những điều hay lẽ phải cho mọi người... và hơn hết, còn làm một người con trong gia đình, hãy thể hiện nếp sống hiếu đạo khi cha mẹ còn tại thế, chớ để khi cha mẹ qua đời rồi mới vội vàng đi cầu cúng, làm lễ.

Cầu siêu - báo hiếu theo kinh Địa Tạng

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

“Người đời tranh nhau những chuyện không đâu”

Kiến thức 16:50 21/11/2024

Đời này chúng ta chết rồi sẽ sanh tới cõi nào? Tôi có thể sanh về đâu? Đời sau chúng ta có nắm chắc sanh tới cõi nào hay chăng? Còn tiếp tục luân hồi hay chấm dứt luân hồi?

Làm thế nào để tạo ra phước đức bền vững?

Kiến thức 16:10 21/11/2024

Người sống có phúc có đức chắc chắn sẽ an vui hạnh phúc bền lâu, nhưng quan trọng là làm thế nào để tạo ra phước đức bền vững?

Từ, bi, hỷ, xả - bốn tâm vi diệu

Kiến thức 13:12 21/11/2024

Bốn tâm vô lượng này tuy riêng biệt nhưng làm nền tảng cho nhau, tương tức với nhau.

Nhớ ơn Thầy Tổ

Kiến thức 08:35 21/11/2024

Chúng ta muốn tỏ lòng biết ơn người đi trước, thì không gì thiết thực hơn là phải thực hành theo ba điểm sau đây...

Xem thêm