Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 11/04/2024, 08:51 AM

Ý nghĩa chữ "bảo" trong Tam bảo

Tam bảo là quý giá vì báu vật ở thế gian như vàng bạc, châu báu, của cải không đem đến chân hạnh phúc mà chỉ đem đến loại hạnh phúc gắn liền với khổ đau.

Là Phật tử, chúng ta không tìm cầu hạnh phúc giả tạm đó mà hướng về chân hạnh phúc, vốn sẵn có nơi tâm nhưng chúng ta chưa biết cách tìm ra và trải nghiệm. 

Ảnh minh hoạ.

Ảnh minh hoạ.

Phật pháp được gọi là tôn quý, bởi nhờ có Phật pháp, ta có thể khai mở suối nguồn chân hạnh phúc mà mình đang có. Những bảo báu của thế gian đem đến sự sung túc về vật chất, của cải nhưng gắn liền với nó luôn là khổ đau. Tam bảo xuất thế gian mang đến sự an lạc, giải thoát trong tâm hồn, giúp cho ta có cái nhìn thanh thản, nhẹ nhàng hơn. Chúng ta hiểu rõ sự quý giá của Tam bảo, và điều này sẽ nâng đỡ khiến ta thấy mình đã chọn đường đi rất đúng đắn, hoàn toàn không mê tín. Nương tựa vào con đường này chúng ta sẽ tìm được suối nguồn hạnh phúc nơi chính mình. 

Chữ ‘bảo’ trong Tam bảo có 5 khía cạnh:

- Hiếm có: Đức Phật đã nhập Niết bàn từ hàng nghìn năm trước. Chúng ta có may mắn được gặp giáo pháp của Ngài, nhưng giáo pháp thực ra không dễ gì được gặp. Trên thế giới có hàng tỉ người và vô số chúng sinh khác. Vậy mà không phải tất cả mọi người đều có phúc duyên được tiếp cận với Phật, Pháp, Tăng, biết quy y Tam bảo như chúng ta.

- Sáng suốt: Đức Phật sáng suốt, có trí tuệ bởi vì giáo pháp của Ngài chỉ rõ  mỗi người đều có khả năng đạt giác ngộ giải thoát, tìm được chân hạnh phúc. Giáo pháp của Ngài là cách thức giúp con người tìm được trí tuệ căn bản của chính mình, cho nên Pháp được gọi là sáng suốt. Tăng đoàn có lý tưởng phục vụ cho nhân loại, phụng sự cho cuộc đời, bởi vậy con đường xuất gia được gọi là con đường trí tuệ. 

- Trong sạch: Đức Phật trong sạch vì tất cả ích kỷ, bản ngã, tham lam, giận dữ, tật đố, kiêu căng đều vắng bóng nơi Ngài. Những công hạnh của Ngài luôn hướng về lợi ích của chúng sinh. Giáo pháp của Ngài trong sạch bởi không khiến cho người ta khởi thêm tham, còn giúp con người tịnh hóa được tham, sân, si. Tăng bảo trong sạch bởi vì ngay giữa cuộc đời này các Ngài vẫn sống vô nhiễm, không mải mê theo danh vọng, không tham lam, không tật đố kiêu căng, chỉ trau dồi tâm linh, trí tuệ với tâm nguyện cứu giúp tất cả chúng sinh. 

-  Uy lực: Đức Phật tuy không có của cải, không có vũ khí, nhưng đi đến đâu Ngài đều có thể thu phục lòng người với uy lực từ đức tu của Ngài tỏa ra. Uy lực của giáo pháp là chữa lành bệnh tật, siêu độ, viên mãn tâm nguyện thế gian… Tăng là những vị xuất gia thanh tịnh cùng một cộng đồng, cho nên năng lực của Tăng rất lớn.

-   Đẹp đẽ: mỗi một tướng đẹp của Đức Phật là do công đức tu hành thiện hạnh viên mãn vô số kiếp của Ngài tích lũy được. Đẹp ở đây không phải đẹp kiểu thế tục mà là đẹp từ tâm hồn Ngài, nét đẹp của sự vô ngã, vị tha chỉ biết làm lợi ích cho chúng sinh. Pháp rất đẹp, rất thanh cao vì giúp ta đạt được an bình giải thoát.

-  Quý nhất: Phật, Pháp, Tăng có thể đem đến cho chúng ta nguồn chân hạnh phúc. Nếu chúng ta biết nương vào Tam bảo để thực hành, học hỏi chúng ta có thể tìm được Hạnh phúc ở chính nơi tâm mình. 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Tam học giới định tuệ là cốt lõi của Phật giáo

Kiến thức 19:00 23/11/2024

Tam học, còn được gọi là Tam vô lậu học ý muốn nói ba môn học này rất cao thượng hoàn mỹ, trọn vẹn, không có khiếm khuyết, không có sơ hở giúp hành giả thành tựu các thánh quả giác ngộ không còn rơi rớt trong ba đường ác, trôi lăn trong sáu nẻo luân hồi chịu khổ vô cùng.

Kinh Phật nói ân nặng cha mẹ khó báo đáp

Kiến thức 09:36 23/11/2024

Hiếu thuận không chỉ có một đời, duy chỉ có siêng năng thực hành bố thí giúp người, tu tạo nhiều công đức hồi hướng cho song thân, như thế cha mẹ mới hưởng được tư lương phước tuệ vĩnh hằng, như thế mới được xưng là đại hiếu của con cái!

Thân và tâm chính là cánh cửa để người học Phật bước vào chân lý

Kiến thức 17:05 22/11/2024

Người học Phật phải lấy thân này làm nơi để thực hành giới, lấy tâm này làm nơi để thực tập định và tuệ. Khi thân và tâm được thanh lọc qua quá trình thực hành, thì người học Phật cũng từng bước đi đến sự giác ngộ và giải thoát.

Tu hành là gì? Như thế nào gọi là tu hành?

Kiến thức 10:00 22/11/2024

Mọi người nhất định không nên hiểu lầm, hiểu sai đi ý nghĩa của hai chữ tu hành này. Như thế nào gọi là tu hành?

Xem thêm