Ý nghĩa của việc dâng hương và tục chọn số lẻ khi thắp hương
Việc thắp hương là một nét đẹp văn hóa truyền thống không thể thiếu trong các dịp giỗ chạp, lễ tết. Nén hương được thắp lên thì mọi người cảm thấy ấm lòng. Nén hương lúc này không còn là thứ hàng bình thường, mà nó đã trở thành một sản phẩm tinh thần không thể thiếu của người dân Việt.
>>Phật tử có thể đọc thêm loạt bài về Niệm Phật
Dâng hương là gì? Ý nghĩa của việc dâng hương
Việc thắp hương là một nét đẹp văn hóa truyền thống không thể thiếu trong các dịp giỗ chạp, lễ tết. Ngày cuối năm đi mua sắm các thứ chuẩn bị cho ngày tết, không ai không mua vài nén hương về thắp cho ông bà, tổ tiên mình. Nén hương được thắp lên thì mọi người cảm thấy ấm lòng. Nén hương lúc này không còn là thứ hàng bình thường, mà nó đã trở thành một sản phẩm tinh thần không thể thiếu của người dân Việt. Cùng với những phong tục truyền thống khác, nén hương đã góp phần tạo nên và bảo tồn giá trị bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam.
Dâng có nghĩa là đưa lên một cách cung kính và chữ hương có nghĩa là mùi thơm, thông thường là một vật dùng đốt lên để cúng các đấng thiêng liêng. Nén hương đã đi vào đời sống văn hóa, tín ngưỡng của người Việt Nam như một nét đẹp truyền thống, gần gũi và thiêng liêng. Trong tâm thức mọi người Á Châu đều tin rằng nén hương khi đốt lên, cũng như một nhịp cầu vô hình nối kết hai thế giới hữu hình và vô hình với nhau.
Trong nghi lễ Phật Giáo, hương là một trong sáu lễ vật dâng cúng (dâng lục cúng), gồm có: Hương; hoa; đăng; trà; quả, thực (nhang, bông, đèn, trà, trái cây, thức ăn). Tuy nhiên nhiều người không rõ về ý nghĩa sâu xa của việc cúng Phật nên bày biện đủ thức ăn uống như yến tiệc, thật là phí của, phí công mà lại còn làm sai lạc ý nghĩa.
Theo quan niệm của Phật Giáo, lòng thành thể hiện qua làn khói hương nghi ngút, không cần cỗ bàn yến tiếc tiệc thịt cá, heo gà linh đình… vì đúng ý nghĩa sự cúng Phật thì chỉ nên dùng hương thơm, đèn sáng, hoa tươi, trái tốt, nước trong là đủ.
Phật không phải ở trên bàn thờ, trong những pho tượng, mà là ở trong tâm của tất cả con người. Ngoài những nén hương dùng ngọn lửa nóng để đốt cháy lên, chúng ta còn có thể dùng đức tin của mình thắp lên những nén “Tâm hương” – tức là hương từ trong tâm. Bởi vậy mới có năm thứ hương dùng để cúng dường chư Phật: Giới hương; Định hương; Tuệ hương; Giải thoát hương và Giải thoát tri kiến hương.
Tại sao có tục chọn số lẻ khi thắp hương?
Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Lê Quang Khang giải thích việc người Việt Nam thường thắp ba nén hương như sau: Ba nén nhang thể hiện ý nghĩa là Tâm nhang (lòng thành), Giới nhang (theo lời răn dạy của Phật thánh tổ đường) và Định nhang (tuyệt đối không thay lòng đổi dạ).
Đối với Phật giáo, nhà chùa thường không đặt ra luật lệ nào đối với chúng sinh khi dâng hương cửa Phật.
Nói về sự khác biệt trong quan niệm thắp 3 nén hương khi cúng tổ tiên… Đại đức Thích Tâm Kiên, Trụ trì chùa Một Cột giải thích rằng: "Đối với nhà Phật, việc thắp hương có đôi chút khác biệt so với chúng sinh. Theo đó, người đến chùa thắp hương có thể thắp 1, 2 hoặc 3 nén… cũng được. Sở dĩ có điều này là do nhà Phật quan niệm việc thắp hương là xuất phát từ cái tâm của con người, chỉ cần tâm hướng Phật thì tấm lòng được thanh thản… Vì điều này nên nhà chùa thường không đặt ra luật lệ nào đối với chúng sinh khi dâng hương cửa Phật".
Thầy Thích Tâm Kiên cho biết thêm: "Mặc dù nhà Phật không đặt ra luật lệ chặt chẽ đối với chúng sinh khi lên chùa thắp hương, nhưng xét quan niệm văn hóa truyền thống thì người dân nên thắp 3 nén hương khi lên chùa là đẹp nhất, nó tượng trưng cho sự kết nối giữa người trần với Đức Phật, giúp tâm hồn thanh tịnh, trong sáng hơn".
Hiện nay, khi đi lễ chùa, ta thường thấy biển “mỗi người chỉ nên thắp một nén hương”, đây là cách mà các đền chùa tránh lãng phí, tránh gây ô nhiễm, cháy nổ…
Trong Phật giáo, một nén hương gọi là Tâm Hương, tuy bé nhưng lại bao gồm ý nghĩa năm sắc hương:
1. Giới hương (tự nhắc nhở mình hướng thiện để tâm luôn trong sáng);
2. Định hương (giữ cho lòng yên ổn không bị cái xấu);
3. Tuệ hương (làm cho trí não luôn sáng suốt để thu nhận được những điều tốt đẹp, thiện lương);
4. Tri kiến hương (giúp ta vững tin phát triển năng lực, trí tuệ);
5. Giải thoát hương (giúp ta buông xả mọi ưu phiền cũng như những ham muốn tội lỗi).
Theo thầy Thích Tâm Kiên, trong quy định của nhà Phật có 5 loại hương chính là giới hương, định hương, tuệ hương, giải thoát hương và giải thoát tri kiến hương. 5 loại hương này được phân theo cấp độ cao thấp khác nhau. Thấp nhất là giới hương dùng để tâm hồn con người tự trút bỏ những ác ma, tham sân, si… cao nhất là giải thoát tri kiến hương, đây là loại hương chỉ có những người tinh thông giáo lý nhà Phật, một lòng hướng Phật mới có được và loại hương này chỉ có trong tâm mỗi người chứ không thể tìm thấy ở ngoài. Thầy cũng khuyên rằng không nên thắp hương giả (nhang điện) cắm vào lư hương.
Tóm lại, thắp hương là một cử chỉ chứa đầy tinh thần, nét văn hóa của người Việt. Mùi hương là mùi thơm quen thuộc trong hàng triệu triệu gia đình Châu Á, là mùi thơm đặc biệt của ngày đầu năm đi chùa lễ Phật, hay các buổi lễ tưởng nhớ gia tiên. Chính vì thế, chúng ta cần bảo tồn nét văn hóa đẹp này và tránh lạm dụng đốt quá nhiều hương làm ảnh hưởng đến môi trường và làm xấu đi hình ảnh vốn đẹp đẽ lâu nay.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Vì sao Đức Phật không cứu độ hết chúng sinh thoát khỏi khổ đau?
Kiến thức 20:09 02/11/2024Phật không thể chuyển được nghiệp của chúng sinh, mà chỉ có thể từ bi chỉ dạy chúng sinh tự mình nỗ lực để thay đổi cuộc đời của mình.
Lục hòa: Sáu pháp sống chung hòa hợp
Kiến thức 14:50 02/11/2024Đây là phép sống chung hòa hợp để tu tập hướng đến giải thoát giác ngộ. Người tu hành mà không học tập sống chung cùng đại chúng một cách hòa hợp thì khó mà tu tập thăng tiến.
Thứ lớp quả vị của Bồ tát Thập địa
Kiến thức 13:29 02/11/2024Nhờ có trí tuệ thấy rõ khổ đau và thực hành Bát chính đạo cùng giáo lý Trung đạo, hành giả phát khởi Bồ đề tâm, hành trì Lục độ Ba la mật để dần đạt các cấp độ thành tựu trên con đường Giác ngộ.
Nói về Tứ niệm xứ
Kiến thức 10:40 02/11/2024Học, hiểu và tu tập Tứ niệm xứ là rất cần thiết dù tu sĩ hay cư sĩ giúp ta sống chất lượng, sâu sắc ý nghĩa, thanh tịnh thân tâm, thành tựu đinh lực trí tuệ hướng đến an vui giác ngộ giải thoát hoàn toàn ra khỏi mọi nỗi khổ niềm đau.
Xem thêm