Thứ năm, 25/07/2019, 07:00 AM

Ngày nào cũng thắp hương cúng Phật hay chỉ mùng Một, ngày Rằm?

HỎI: Người Phật tử có nên ngày nào cũng thắp hương cúng Phật hay chỉ thắp vào ngày rằm, mùng một mà thôi? Ý nghĩa của việc thắp hương cúng Phật?

ĐÁP

Thắp hương cúng Phật là một trong nhiều cách cúng dường lên Thế Tôn. Ngoài việc thắp hương, người Phật tử có thể dâng hoa, trái, đèn, nước… tùy tâm cúng Phật. Với tâm thành kính, một lòng hướng về Tam bảo, người Phật tử hàng ngày đều dâng hương cùng các lễ phẩm cúng Phật và lễ Phật thì rất tốt, phước báo vô lượng.

Tuy nhiên, vì gia duyên ràng buộc nên không phải ai cũng có thời gian để dâng lễ phẩm cúng Phật, lạy Phật mỗi ngày. Và lý do môi trường, an toàn phòng cháy chữa cháy, lý do sức khỏe, trong trường hợp này vào những ngày Rằm, mùng Một (hay 14 và 30 âm lịch) chúng ta có thể mua hoa trái hương đèn cúng dường, lễ bái Phật. Sau đó nên đi chùa để tham dự các khóa lễ sám hối, cầu an và cúng dường Tam bảo để vun bồi phước đức cho tự thân cùng gia đình.

Nếu không có điều kiện thì bạn chỉ cần thắp hương ngày Rằm, mùng Một và đi chùa, thực hành hương đạo.

Nếu không có điều kiện thì bạn chỉ cần thắp hương ngày Rằm, mùng Một và đi chùa, thực hành hương đạo.

Tuy nhiên, theo Thượng tọa Thích Nhật Từ:

Các tổ Trung Hoa rất tinh tế trong việc cấu tạo phần dẫn nhập và phần kết thúc trong các nghi thức tụng niệm. Lời nguyện hương nhằm biểu tỏ tôn kính và dâng cúng lên đức Phật hương đạo đức và hương thiền định, tức là sự an tịnh trước mọi biến cố của cuộc đời. Sống với đạo đức và thiền định được xem là đã cúng dường đức Phật.

Cách cúng dường đức Phật thiết thực nhất là phục vụ chúng sanh vô vụ lợi. Người Hoa khi đến chùa thường đem cả bó nhang và đốt sạch, để cầu phước, thực chất chỉ làm khói nghi ngút cả chùa. Khi đốt nhang cầu phước như vậy, chúng ta sẽ làm cho môi trường bị ô nhiễm, chùa mau bị hư cũ và các tượng Phật dễ đen hơn.

Chúng ta phải dùng hương đạo đức, tức là nghệ thuật sống an vui, hương từ bi để xoá bỏ hận thù, hương tuệ giác để không lầm đường lạc lối.

Chúng ta phải dùng hương đạo đức, tức là nghệ thuật sống an vui, hương từ bi để xoá bỏ hận thù, hương tuệ giác để không lầm đường lạc lối.

Bỏ ra chỉ ba trăm ngàn đồng Việt Nam để mua một trăm thẻ nhang và đốt sạch cả trăm thẻ như vậy, chúng ta tưởng rằng mình đã có được một trăm công đức.

Bài liên quan

Suy nghĩ như vậy là sai, việc đốt nhang nhiều làm cho Phật bị đen, chùa bị cũ, khói lây lan, làm ảnh hưởng đến sức khoẻ của quý thầy, cô cũng như quý Phật tử.

Ngoài việc phung phí ba trăm ngàn, chúng ta còn mang lại rất nhiều sự nguy hại, không khéo bị đau phổi, nghẹt tim và bao nỗi khổ niềm đau cho người khác. Nhiều người ý thức được điều này, có chùa yêu cầu chỉ đốt một cây, ấy thế mà họ vẫn đốt tràng giang đại hải.

Vậy cúng nhang điện tử có được không?

Thay vì đốt các loại nhang thông thường, nên thắp hương ít, và có chọn lọc, hoặc dùng hương nhang điện tử. Có người mua ba cây nhang điện tử về đốt trên bàn thờ thì lập tức bị người khác chỉ trích: bà này sao keo quá trời, chỉ có ba cây hương cũng không dám mua để đốt mà lại đốt ba cây hương bằng điện.

Mục đích đốt hương đâu phải để Phật ngửi, nếu còn hiện tiền chắc Ngài bị ung thư lỗ mũi mất. Cho nên chúng ta phải dùng hương đạo đức, tức là nghệ thuật sống an vui, hương từ bi để xoá bỏ hận thù, hương tuệ giác để không lầm đường lạc lối.

Hàng ngày làm việc phước thiện, tu tập các pháp lành là chúng ta đã cúng dường Phật, mặc dù chúng ta không thấy mình cúng dường trực tiếp đến Ngài.

Để báo đáp ơn Phật, chúng ta phải cúng dường Ngài bằng hương đạo, chỉ có hương này mới có thể giúp chúng ta giáo hoá được người thân và tha nhân, bởi vì cuộc sống thiết thực mới chuyển hóa được họ.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Theo Phật giáo, con người từ đâu đến và rồi sẽ đi về đâu?

Hỏi - Đáp 17:46 18/12/2024

Thưa Ngài, theo triết học cuả Phật giáo thi con người từ đâu đến và rồi sẽ đi về đâu?

Cảnh giới của "Lâm chung mộng kiến bỉ Phật” như thế nào?

Hỏi - Đáp 12:27 18/12/2024

Kinh Vô Lượng Thọ có đoạn: “Lâm chung mộng kiến bỉ Phật” (mạng chung mộng thấy Đức Phật A Di Đà), xin giải thích cảnh giới này như thế nào? Nếu ở trong mộng gặp A Di Đà Phật, chẳng may bị người thân quyến thuộc gọi tỉnh giấc, có phải là đánh mất cơ hội vãng sanh rồi không?

Lưu thông sách về Tây phương cực lạc sẽ tạo nghiệp ác?

Hỏi - Đáp 12:15 18/12/2024

Con đem sách Tây Phương Cực Lạc Thế Giới Du Ký giới thiệu nhưng có đồng tu nói sách đó nói không đúng sự thật, lưu thông sẽ tạo nghiệp, xin lão Hòa thượng khai thị.

Dọn cơm cúng thế nào cho đúng?

Hỏi - Đáp 11:14 08/12/2024

Tôi thường thấy lúc cúng vong, có ba chén cơm để ngang nhau...

Xem thêm