Ý nghĩa danh hiệu Bồ Tát Di Lặc, Địa Tạng, Vi Đà Hộ Pháp Và Tiêu Diện Đại Sĩ
Vừa qua, chùa Hương Sen vừa tổ chức Phật đản, vừa tổ chức lễ an vị Bồ tát Di Lặc, Bồ tát Địa Tạng, Hộ Pháp Vi Đà Thiên Tướng và Tiêu Diện Đại Sĩ lộ thiên.
Bồ tát Di Lặc (Sanskrit: Maitreya, Pali: Metteyya) là một vị Phật tương lai, kế tiếp sau thời Đức Phật lịch sử Thích Ca Mâu Ni. Di Lặc dịch nghĩa là Từ Thị (bậc có lòng từ, ban từ bi hỉ xả cho người) hay còn gọi là Vô Năng Thắng (Bấc tối thượng, không ai hơn), Phật hoan hỉ (Laughing Buddha), vị hay mang niềm vui cho người khác, cho nên ngày vía của ngài là Mồng Một tết, ngày đầu năm vui thì suốt năm đều vui.
Hình tướng của vị đương lai hạ sanh thành Phật Di Lặc mập tròn, bụng phệ tượng trưng cho sự giàu có, phồn thịnh; miệng cười toe toét dù cho sáu chú tiểu (lục tặc) chọt loét, quấy phá, thọt lỗ rúng… ngài vẫn cười hỉ xả, không phiền não, vướng bận, tâm hồn rỗng rang, tràn đầy lòng hoan hỉ. Vì ý nghĩa này, nên nhiều chùa Việt Nam hay Châu Á thờ ngài để mang niềm vui đến cho mình và người.
HT. Thích Bảo Nghiêm: Nương tựa vào danh hiệu Phật để nhớ hạnh Phật, lời Phật dạy
Bồ tát Địa Tạng Vương (Sanskrit: Kṣitigarbha) là một hóa thân bồ tát thường nguyện vào chốn u minh tối tăm của địa ngục để cứu độ chúng sinh bởi lẽ Ngài có một đại nguyện như sau:
“Địa ngục vị không, thệ bất thành Phật,
Chúng sinh độ tận, phương chứng Bồ-đề.”
Dịch nghĩa là “Từ nay cho đến vô số kiếp sau, tôi vì những chúng sanh tội khổ trong sáu đường mà giảng bày nhiều phương tiện làm cho họ được giải thoát. Họ giải thoát hết rồi, thì lúc đó tôi mới chứng thành Phật đạo.”
Do lập nguyện bi mẫn rộng lớn như vậy, nên đến nay đã trải qua trăm nghìn muôn ức vô số kiếp, ngài vẫn còn là vị hóa thân Bồ Tát luôn lặn lội đến những nơi tối tăm, địa ngục A-tì, để cứu vớt, độ thoát tất cả chúng sinh đang bị tội khổ.
Trên đầu của Bồ tát Địa Tạng Vương có đội mão năm đỉnh tượng trưng cho Ngũ Trí Như Lai (Đại Nhật Như Lai/Tỳ Lô Giá Na Như Lai, A Súc Bệ Như Lai, Bảo Sanh Như Lai, A Di Đà Như Lai và Bất Không Thành Tựu Như Lai) gia trì cho công hạnh của Địa Tạng.
Tay trái ngài cầm trái châu như ý sáng soi đường xuống ngục tối, trong khi tay phải cầm tích trượng (có 4 khoen) để giộng xuống đất, khiến những tội nhân đang bị hành hình đau khổ dưới địa ngục thức tỉnh, sám hối và chú tâm niệm Phật siêu thoát.
Ngài cưỡi trên lưng con lân là một thú quý trong tứ linh hay tứ thánh thú (long, lân, quy và phụng). Chân phải của kỳ lân thì đạp trên viên ngọc mani, dưới bụng có bộ Kinh Khổng Tước.
Bồ tát Địa Tạng Vương và Bồ tát Di Lặc là hai trong sáu vị bồ tát quan trọng của Phật giáo Đại thừa thường được thờ trong chùa. Bốn vị còn lại là Bồ tát Quán Thế Âm Bồ tát, Đại Thế Chí, Văn Thù Sư Lợi, và Phổ Hiền. Các ngài đều vì chúng sanh khổ mà thị hiện đồng sự, tiếp cận để cứu khổ ban vui.
Vi Đà Hộ Pháp và Tiêu Diện Đại Sĩ
Vi Đà thiên tướng là một vị thần Hộ Pháp của Phật giáo, giữ gìn ngôi già lam thánh chúng. Ngài là một trong tứ Đại Thiên Vương và là người đứng đầu 32 vị thần tướng thuộc quyền của bốn Đại Thiên Vương.
Ngài hiện thân là một vị thần hiền, phúc hậu, một vị thiên tướng (tướng trời) oai phong, nghiêm nghị, mặc áo giáp mũ sắt và giữ chày kim cương hộ Tam bảo thường còn tại thế gian.
Ý nghĩa danh hiệu Quán Thế Âm Bồ Tát
Tiêu diện đại sĩ (còn gọi là Ông Tiêu) cũng là một tướng trời với mặt mày hung dữ oai nghiêm để trị ác (nhất là những ai phá hoại ngôi tam bảo), trừ ma quỷ, hàng phục yêu quái, những thế lực xấu, tiệu cực. Ngài cũng mặc trang phục võ tướng, tay trái chống nạnh, tay phải cầm lá cờ, đội mão ba sừng, lưỡi le dài, răng nanh bén, hai mắt lồi to trợn ngược để răn đe người ác.
Vi Đà Hộ Pháp và Tiêu Diện Đại Sĩ thường là một cặp hộ pháp song hành như vị thần hiền và thần dữ. Vi Đà thường dùng ái ngữ và phương pháp ôn hòa (nhu) để cảm hóa người trong khi Tiêu diện dùng phương pháp nghiêm khắc mạnh mẽ (cương), nhưng “bi thể giới lôi chấn” (dùng biện pháp mạnh như sấm, sét, nhưng gốc xuất phát từ tình thương muốn cảm hóa), mục đích của hai ngài đều nhằm bảo vệ Phật pháp trường tồn.
Dưới đây là hai bài kệ tán thán công hạnh của hai ngài Hộ pháp:
Trời, A-tu-la, Dạ xoa thảy
Đến nghe pháp đó nên chí tâm
Ủng hộ Phật pháp khiến thường còn
Mỗi vị siêng tu lời Phật dạy.
Bao nhiêu người nghe đến chốn này
Hoặc trên đất liền hoặc hư không
Thường với người đời sanh lòng từ
Ngày đêm tự mình nương pháp ở.
Nguyện các thế giới thường an ổn
Phước trí vô biên lợi quần sanh
Bao nhiêu tội chướng thảy tiêu trừ
Xa lìa các khổ về viên tịch.
Hằng dùng giới hương xoa vóc sáng
Thường trì định phục để giúp thân
Hoa mầu bồ đề khắp trang nghiêm
Tùy theo chỗ ở thường an lạc.
Nam mô Tam châu cảm ứng
Hộ Pháp Vi đà Tôn Thiên Bồ Tát. (3 lần)
Vi Đà thiên tướng, Bồ Tát hóa thân,
Ủng hộ Phật Pháp phát nguyện rộng sâu,
Tay cầm thanh kiếm trấn áp ma quân,
Công đức vô biên thật khó nghĩ bàn.
Nam Mô Phổ Nhãn Bồ Tát Ma Ha Tát. (3 lần)
Chư Ni và Phật tử Chùa Hương Sen rất vui mừng làm lễ an vị Bồ tát Di Lặc, Bồ tát Địa Tạng, Hộ Pháp Vi Đà Thiên Tướng và Tiêu Diện Đại Sĩ lộ thiên trong mùa Phật đản 2565, dương lịch 2021, dưới sự chứng minh của Hòa thượng Thích Bửu Lợi, Hòa thượng Thích Kim Đài, Thầy Nguyên Tường, Sư bà Thích Nữ Như Hương, Ni sư TN Giới Hương, Sư cô Nguyên Hiếu, Sư cô Liên Tạng, Sư cô Viên Tiến, Sư cô Viên Chân, Sư cô Viên Trang, Sadini Diệu Hoa cùng quý Phật tử đồng hương tại Riverside và các vùng lân cận.
Vùng bán sa mạc Perris, quận Riverside, hoang sơ nắng nóng đầy bụi cát hôm nay trở nên xanh mát và hòa dịu khi có các tượng Bồ tát Di Lặc, Bồ tát Địa Tạng, Hộ Pháp Vi Đà Thiên Tướng và Tiêu Diện Đại Sĩ về tọa lạc. Nhân dịp này thành tâm tri ân các thí chủ hảo tâm hỗ trợ tịnh tài và công sức trong việc thỉnh và an vị các ngài.
Cầu nguyện Bồ tát Di Lặc, Bồ tát Địa Tạng, Hộ Pháp Vi Đà Thiên Tướng và Tiêu Diện Đại Sĩ gia hộ đại dịch Coronavirus trên toàn cầu sớm dứt hẳn, dân chúng sống khỏe mạnh, an toàn và tinh tấn tu tập.
Cầu nguyện các nạn nhân, bịnh nhân tử vong do nhiễm dịch Covid Corona hay các nhân duyên khác sớm siêu sanh về miền Cực Lạc thế giới Tây Phương.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Mùa Phật Đản, ngày 31 tháng 05 năm 2021
Kính bút,
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Vì sao Đức Phật không cứu độ hết chúng sinh thoát khỏi khổ đau?
Kiến thức 20:09 02/11/2024Phật không thể chuyển được nghiệp của chúng sinh, mà chỉ có thể từ bi chỉ dạy chúng sinh tự mình nỗ lực để thay đổi cuộc đời của mình.
Lục hòa: Sáu pháp sống chung hòa hợp
Kiến thức 14:50 02/11/2024Đây là phép sống chung hòa hợp để tu tập hướng đến giải thoát giác ngộ. Người tu hành mà không học tập sống chung cùng đại chúng một cách hòa hợp thì khó mà tu tập thăng tiến.
Thứ lớp quả vị của Bồ tát Thập địa
Kiến thức 13:29 02/11/2024Nhờ có trí tuệ thấy rõ khổ đau và thực hành Bát chính đạo cùng giáo lý Trung đạo, hành giả phát khởi Bồ đề tâm, hành trì Lục độ Ba la mật để dần đạt các cấp độ thành tựu trên con đường Giác ngộ.
Nói về Tứ niệm xứ
Kiến thức 10:40 02/11/2024Học, hiểu và tu tập Tứ niệm xứ là rất cần thiết dù tu sĩ hay cư sĩ giúp ta sống chất lượng, sâu sắc ý nghĩa, thanh tịnh thân tâm, thành tựu đinh lực trí tuệ hướng đến an vui giác ngộ giải thoát hoàn toàn ra khỏi mọi nỗi khổ niềm đau.
Xem thêm