Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 18/06/2015, 09:51 AM

Ý nghĩa lễ Bố tát trong Phật giáo

Theo giới luật nhà Phật, trước khi tụng giới phải qua việc tự kiểm thảo mình trong nửa tháng qua có vi phạm giới không. Vị Chủ tọa lễ Bố tát hỏi Tăng chúng: "Trong nửa tháng qua, ai có phạm giới phải đứng ra tự bạch và sám hối với chúng?". Hỏi như vậy ba lần, nếu cả chúng im lặng thì tuyên bố: "Tất cả giữ giới trong sạch", rồi mới bắt đầu tụng giới.

Trong thời gian qua, giới phật tử cũng như không phật tử trong nước và ngoài nước được nghe nói đến hai chữ Bố tát qua các nguồn tin nói về một quyết định quan trọng của Phật giáo tỉnh Thừa Thiên và thành phố Huế trong việc tổ chức lễ Bố Tát chung vào ngày 14/01/Ất Dậu (22/02/2005) và các kỳ Bố tát sau đó, giữa chư vị tôn đức tăng, ni cùng các chúng Thập Thiện, Bồ Tát tại gia thuộc tỉnh Thừa Thiên và Thành phố Huế.

Đây là lần đầu tiên trong hơn một thập niên qua, tất cả chúng Tỳ Kheo trú xứ tại Thừa Thiên-Huế cùng nhau bố tát trong một giới trường thay vì phân chia giới trường như trước đây.

Nhân quyết định quan trọng có tính cách lịch sử của Phật giáo Thừa Thiên - Huế, cái nôi của Phật giáo Việt Nam cận đại, chúng tôi thấy cần trình bày về ý nghĩa lễ Bố tát trong Phật giáo.
 
Bố tát là dịch âm từ tiếng Sanskrit Posatha. Từ này là một dạng hỗn chủng của tiếng Sanskrit Phật giáo, mà tiếng Pàli đọc là Uposatha, và tiếng Sanskrit tiêu chuẩn gọi là Upavasatha. Từ Posatha này có nghĩa là nuôi lớn và duy trì. Do ý nghĩa này, Hán dịch là trưởng tịnh, tức nuôi lớn sự thanh tịnh hay duy trì các thiện pháp. Vậy Bố tát là ngày định kỳ thuyết giới, cùng nhắc nhở nhau về giới pháp để tu hành nhằm nuôi lớn các thiện pháp, khiến chúng trưởng thành trong sự thanh tịnh, hầu duy trì và phát triển sinh mệnh của Tăng đoàn trong tinh thần hòa hợp.

Truyền thống lễ Bố tát đã có từ khi Phật còn tại thế. Chiếu theo lời thỉnh cầu của vua Tần Bà Sa La, đức Phật chấp thuận cho chúng Tỳ kheo cùng sống trong một vùng phải tập họp lại một chỗ gọi là giới trường vào ngày trăng tròn và ngày đầu trăng để thuyết giới, tức đọc giới bổn Ba La Đề Mộc Xoa. Lúc ban đầu, nội dung đọc tụng Ba La Đề Mộc Xoa được rút gọn trong bài kệ :

Không làm các điều ác, Thực hành các điều thiện. Giữa tâm ý trong sạch, Chư Phật dạy như vậy.

Tuy nhiên, Ba La Đề Mộc Xoa [1] được lưu truyền trong các bộ phái Phật Giáo thời ấy không chỉ bao gồm như vậy mà còn có những điều răn cấm, những quy tắc, những luật lệ để áp dụng cho đời sống cá nhân và tập thể và ngày nay Ba La Đề Mộc Xoa chính là giới bản ghi lại những giới luật do đức Phật Thích Ca chế định, làm quy tắc sinh hoạt và tu học cho Tăng chúng Tỳ kheo và Tỳ kheo ni. Tuỳ theo bộ phái, số giới luật thay đổi từ 227 đến 250 giới đối với Tỳ kheo và từ 348 đến 500 giới đối với Tỳ kheo ni. Và lễ Bố Tát bây giờ là đọc lại toàn bộ Ba La Đề Mộc Xoa ấy. Tỳ kheo nào trong nửa tháng có vi phạm điều nào trong đó, phải sám hối và tùy theo tội nặng nhẹ đã được quy định mà sám hối cho đúng pháp.

Theo giới luật nhà Phật, trước khi tụng giới phải qua việc tự kiểm thảo mình trong nửa tháng qua có vi phạm giới không. Vị Chủ tọa lễ Bố tát hỏi Tăng chúng: "Trong nửa tháng qua, ai có phạm giới phải đứng ra tự bạch và sám hối với chúng?". Hỏi như vậy ba lần, nếu cả chúng im lặng thì tuyên bố: "Tất cả giữ giới trong sạch", rồi mới bắt đầu tụng giới.

Thời Bố-tát diễn ra vào sáng sớm của ngày trăng tròn và ngày đầu trăng, trước lúc trời sáng. Khi Tăng chúng tụ hội phải theo thứ tự đúng pháp quy định mà chọn chỗ ngồi : người thọ giới trước thì ngồi trước, người thọ giới sau thì ngồi sau, không luận già, trẻ, người sang như quốc vương, đến kẻ hèn như tôi tớ v.v... tất cả đều theo giới lạp (số năm đã thọ giới) nhiều hay ít mà ngồi có thứ tự. Phật pháp chủ trương đặt giới là pháp đứng đầu trong tất cả. Vì vậy chỉ căn cứ vào giới lạp nhiều hay ít mới có thể phân biệt ai là Thượng Tọa, ai là Hạ Tọa, ai ngồi trước, ai ngồi sau.

Bất cứ trú xứ nào mà các Tỳ kheo không hòa hợp tụ hội định kỳ nửa tháng làm lễ Bố Tát để tụng đọc giới bổn Ba La Đề Mộc Xoa, thì nơi ấy tăng đoàn được xem như là bị chia rẽ, chưa có sự hoà hợp. Và nếu trú xứ nào mà Tăng chúng định kỳ nửa tháng hoà hợp tụ hội để Bố tát thì Tăng đoàn trú xứ ấy, xem như là Phật giáo hưng thịnh và được coi như có sự hiện diện của Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Do đó, "Bố tát là mạng mạch của Tăng đoàn, nên không có chúng Tỳ kheo nào được gọi là Tăng mà không thực hành Bố tát, ngoại trừ những kẻ lạm dụng Tăng để phá hoại chánh pháp. Chỉ có ngoại đạo, kẻ tà kiến mới làm như vậy. Vì tính chất nghiêm trọng của Bố tát là như vậy nên nó không thể không có trong sự sinh hoạt của Tăng." (TT. Thích Minh Chuyển, Luật Tạng).

Mục đích chính của việc hành sự Bố Tát định kỳ nửa tháng là duy trì sinh mệnh tồn tại của tăng đoàn theo tinh thần hoà hợp và thanh tịnh. Tuy nhiên, tinh thần Bố Tát cũng được Đức Bổn Sư mở rộng cho các đệ tử tại gia dưới hình thức thọ trì Bát Quan Trai trong thời hạn một ngày một đêm.

Quyết định của chư Tôn đức lãnh đạo Phật Giáo Thừa Thiên-Huế ấn định toàn thể chúng Tăng trú xứ tại tỉnh Thừa Thiên và thành phố Huế làm lễ Bố tát chung, bắt đầu vào kỳ Bố tát diễn ra vào ngày trăng tròn tháng Giêng năm Ất Dậu và các kỳ Bố Tát sau đó đã chứng tỏ chúng Tăng Thừa Thiên Huế đang có sự hoà hợp. Và ngày này, tình cờ lại trùng hợp với một lễ lớn theo truyền thống Phật Giáo Nguyên Thuỷ. Đó là ngày lễ kỷ niệm Đại Hội Chư Thánh Tăng, ngày kỷ niệm Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật thuyết giáo Giải thoát, giới luật cơ bản cho các giới luật sau này, đồng thời kỷ niệm ngày Phật Di Chúc, ba tháng trước khi Ngài niết bàn. Xin chắp tay nguyện cầu cho toàn thể chúng Tăng trú xứ khắp mọi nơi, tiếp nối tinh thần hoà hợp của Tăng chúng trú xứ Thừa Thiên - Huế, cùng nhau Bố tát chung trong sự thanh tịnh, hòa hợp hầu duy trì và phát triển sinh mệnh của Tăng đoàn theo truyền thống truyền thừa của lịch đại Tổ Sư.

Ôi ! đích thực hôm nay trời có mặt, Giờ là hoàng đạo nguy nga, Muôn vạn khối sân si vừa mở mắt, Nhìn nhau: tình huynh đệ bao la, Nam mô Đức Phật Di Đà (Vũ Hoàng Chương).

Hoàng Liên Tâm
Nguồn link: http://www.khanhanh.fr/bantin/bt0109/bt195.htm
-
[1] Ba-la-đề-mộc-xoa là chỉ cho giới luật. Giới luật là những điều răn cấm của Đức Phật, từ người cư sĩ đến người xuất gia phải sống thế nào cho đúng, nên gọi đó là giới. Giới là răn cấm. Tại sao đức Phật lại răn cấm những điều đó ? Chính là vì lòng từ bi đức Phật răn cấm cho chúng ta thoát khỏi khổ. Trong kinh Di Giáo, đức Phật dạy : "Các thầy Tỳ-kheo, sau khi Ta diệt độ, các thầy phải trân kính tịnh giới Ba La Đề Mộc Xoa, như ở chỗ mù tối mà được ánh sáng; nghèo nàn mà được vàng ngọc. Phải biết tịnh giới là đức thầy cao cả của các thầy. Nếu Ta ở đời thì cũng không khác gì vậy".
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Truyền thuyết về Thiền sư Từ Đạo Hạnh

Tư liệu 13:45 13/04/2024

Truyện kể về Từ Đạo Hạnh lấy nhân vật lịch sử và sự kiện lịch sử làm đối tượng phản ánh. Tuy nhiên, khi đi vào trong trang truyền thuyết, nhân vật này một mặt được thần thánh hóa theo quan niệm của dân gian, một mặt lại được tôn giáo hóa theo quan niệm Phật giáo. 

Nghiệp giết hại

Tư liệu 10:36 09/04/2024

Có một vị vua luôn được xem là đức độ và tài giỏi nhất của Ấn Độ từ xưa đến nay, đó là vua A-dục. Ông có một hoàng tử tên là Câu-na-la. Hoàng tử Câu-na-la rất khôi ngô tuấn tú, tướng mạo như tranh vẽ, khuôn mặt như trăng rằm, vì thế có rất nhiều cô gái muốn được gần gũi với chàng.

Người dạy voi

Tư liệu 07:02 09/04/2024

Những người trong đại hội nghe Phật thuyết ai cũng đạt ngộ, người thì đắc được bốn thánh vị, người thì phát tâm đạo rộng lớn, người thì phát nguyện xuất gia, không ai là không hoan hỉ kính vâng theo lời Phật dạy.

Sân hận giết hại chịu quả báo tức thì

Tư liệu 17:59 08/04/2024

Tại Chiết Giang có người họ Thiệu, làm nghề giết mổ và bán rượu thịt. Ông nuôi mấy con lợn, một hôm đang chọn xem con nào béo mập để giết thịt, bỗng một con trong số đó quỳ mọp xuống mà rơi lệ khóc. Họ Thiệu không hề khởi tâm thương xót, ngược lại còn nổi giận mang con lợn ấy đi giết ngay.

Xem thêm