Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 18/07/2024, 08:00 AM

Ý nghĩa lễ Vu lan

Ngày nay lễ Vu Lan đã trở thành một lễ hội mang tính thiêng liêng, không chỉ dành riêng cho những người con Phật, mà nó đã trở thành ngày lễ hội truyền thống của dân tộc Việt Nam.

Với tinh thần tri ân báo ân “uống nước nhớ nguồn”, hàng năm khi mùa Vu Lan đến, muôn triệu con tim đều hướng về cha mẹ, để bày tỏ lòng tri ân đối với đấng sanh thành và mỗi người chúng ta phải làm gì để đáp đền công ơn ấy?.

Ngoài ý nghĩa trên, Vu Lan còn có ý nghĩa gì đối với hàng đệ tử Phật? Người viết sẽ giải thích ở phần nội dung sau.

Vu Lan có nguồn gốc từ chữ phạn là Ullambana, Trung Hoa dịch là Giải đảo huyền hay Cứu đảo huyền. Nghĩa là cứu giúp, giải thoát cho những tội nhân, nhiều khi vì nghiệp lực mà con người phải đọa vào tam đồ ác đạo, để nhận lãnh những tội bị treo trên rừng đao, biển lửa. Cho nên, ngày đó chúng ta đem hết tinh thần để hướng về những tội nhân và cầu nguyện cho họ. Đó là ý nghĩa của hai chữ Vu Lan.

Trung ương Giáo hội ban hành Thông bạch Đại lễ Vu lan Báo hiếu PL.2568 - DL.2024

361972753_767001621885463_4071971067973151491_n

Về ngày Lễ Vu Lan có mấy ý nghĩa sau:

Thứ nhất, Vu lan ngày báo ân, báo hiếu: 

Lễ Vu Lan là ngày nói lên tinh thần hiếu đạo, cũng là dịp để những người con hướng về bậc sanh thành thể hiện tinh thần tri ân và báo ân, vừa là ngày tha thứ mọi lỗi lầm của chúng sinh. Chính vì những ý nghĩa quan trọng như vậy, mỗi năm đến ngày rằm tháng bảy, mọi người đều tụ hội về chùa để cúng dường Tam Bảo, góp phần cầu nguyện cho người thân của mình, cũng như tất cả chúng sanh thoát khỏi cảnh khổ đau, và để thực hiện tinh thần đạo hiếu một cách trọn vẹn.

“ Vu lan là giải đảo huyền

Để cho con trẻ đáp đền thâm ân”

Vào dịp này, mỗi người chúng ta nhớ lại công ơn sanh thành, dưỡng dục của cha mẹ, mà tạo phước lành hồi hướng cho họ, để nhờ đó cha mẹ được tăng trưởng thêm phước đức.

Theo quan niệm của Phật giáo, người con hiếu không chỉ báo hiếu cha mẹ bằng vật chất, mà khi cha mẹ còn sinh tiền phải khuyến hóa cha mẹ phát Bồ đề tâm, biết làm điều phúc, tránh điều tội và hướng về Tam bảo để tu theo hạnh Phật. Đó mới là báo hiếu một cách trọn vẹn theo tinh thần Phật dạy.

Thứ hai, ngày chư Phật hoan hỷ: 

Theo Luật Phật chế trong ba tháng An cư, Tỳ kheo phải cấm túc một chỗ, hạn chế sự đi lại, nổ lực tu tập Giới - Định - Tuệ, tránh bớt những duyên bên ngoài. Đồng thời, cũng tạo điều kiện cho hàng cư sĩ gieo trồng công đức. Mặt khác, truyền thống an cư kiết hạ còn là sợi dây kết nối mối quan hệ giữa hàng đệ xuất gia và tại gia của đức Phật, cũng để làm tăng thêm sự vững mạnh trong chánh pháp.

Trong Tăng Chi Bộ Kinh, Tập 1, Đức Phật dạy: “ Tại trú xứ này, đệ tử xuất gia và tại gia của ta sống hòa hợp, hoan hỷ tu tập thiện pháp như nước hòa với sữa, thì ở đó có sự lợi ích an lạc… ”. Đức Phật rất vui mừng vì thấy hàng đệ tử của mình đã hoàn thành ba tháng an cư, thúc liễm thân tâm, trau giồi giới đức thanh tịnh viên mãn, cho nên gọi là ngày chư Phật hoan hỷ.

Thứ ba, ngày chư Tăng tự tứ: 

Tự tứ: là tự mình nói lên những lỗi lầm sau ba tháng an cư, nếu mình tự thấy có tội, nghe có tội và nghi có tội thì phát lồ sám hối, sửa đổi thân tâm. Còn nếu trường hơp mình không thấy, không nghe, không nghi nhưng nhờ huynh đệ đồng môn nói lên những việc mình làm, không hợp với tinh thần giới luật, nên nhờ Chư Tăng chứng minh để mình sám hối. Đó là một việc hết sức quan trọng trong ngày Tự tứ.

Thông thường, mỗi khi có lỗi người ta tìm cách che giấu, không ai dám phát lồ, hoặc có thể phát lồ âm thầm trước ngôi Tam Bảo, chớ ít ai công khai nhờ người chỉ lỗi ra giữa đại chúng. Vì vậy, theo tinh thần Phật dạy, sau ba tháng an cư, hàng Tỳ kheo phải cầu người khác chỉ lỗi cho mình, và phải đối trước người đó mà thưa: “Bạch Đại đức, ngày nay chúng Tăng Tự tứ, tôi cũng Tự tứ, nếu tôi có điều gì sai phạm mà Đại đức thấy, nghe hoặc nghi, xin Đại đức thương xót chỉ bảo cho, nếu tôi thấy có phạm thì xin như Pháp mà sám hối.” Đó là một hành động rất tích cực, để nhờ đó làm cho mình dứt sạch tội lỗi và tâm được thanh tịnh, cho nên gọi là ngày Tăng Tự tứ.

Thứ tư, Vu Lan ngày lễ hội tình người: 

Theo truyền thống của Phật giáo, hàng năm chúng ta thường tổ chức lễ cầu nguyện cho chiến sĩ trận vong, đồng bào tử nạn, để tưởng niệm công lao của những người anh hùng đã hy sinh một phần thân thể của họ, đem lại độc lập tự do cho đất nước. Thể hiện tinh thần “nhớ ơn và đền ơn”, giới Phật giáo còn viếng thăm, tặng quà cho những thương binh có công với đất nước và quan tâm giúp đỡ người nghèo có hoàn cảnh khó khăn. Đây là việc làm quý báu thể hiện tình người và đã trở thành ngày truyền thống của dân tộc Việt Nam, với tinh thần “Lá lành đùm lá rách”.

Vào dịp lễ Vu Lan những nhà hảo tâm thường quyên góp tịnh tài, phẩm vật để giúp cho những người nghèo khó, vừa thể hiện được tình người, vừa thể hiện được tinh thần Từ bi của Phật giáo. Đồng thời, ngày đó mình cũng hướng về những tội nhân, những người đã quá vãng, có thể là cha mẹ đời này hoặc cha mẹ nhiều đời của chúng ta. Đối với nhưng người nghèo khổ mình giúp đỡ về vật chất, đối với những tội nhân bị đọa lạc vì nghiệp chướng thì góp phần cầu nguyện để họ thoát khỏi vòng trầm luân đau khổ. Đặc biệt, có lễ hội cúng cô hồn, để cho âm dương lưỡng lợi, chính việc thí thực cô hồn đó cũng nói lên tình người.

“Tiết đầu thu lập đàn giải thoát

Nước tịnh bình rưới hạt dương chi

Nương nhờ Đức Phật từ bi

Giải oan cứu khổ độ về Tây phương”

Tóm lại, mùa Vu Lan là dịp để chúng ta thể hiện tinh thần hiếu đạo đối với ông bà, cha mẹ, là ngày hội tụ các niềm vui lớn trong tâm hồn những người con hiếu hạnh, là trách nhiệm và bổn phận thiêng liêng của con cái đối với bậc sanh thành. Đồng thời chúng ta cũng nghĩ đến tất cả chúng sanh, mong sẽ không còn cảnh khổ bị treo ngược như trong ý nghĩa của từ Vu Lan.

Mong rằng mùa Vu Lan này, tất cả chúng ta đều thể hiện những hành động thiết thực, nhớ nghĩ đến ơn nghĩa sanh thành, để đáp đền trong muôn một. 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Thời khắc lâm chung là quan trọng nhất đời người

Kiến thức 12:45 18/09/2024

Trong pháp môn Tịnh Độ sợ nhất chính là khi lâm chung khởi lên sân hận, lúc này chính là thời khắc then chốt. Con người khi ở hơi thở cuối cùng, cái niệm cuối cùng quyết định họ đi đến cõi nào để đầu thai.

Cách nuôi dưỡng tâm xuất gia khi gặp chướng nạn

Kiến thức 10:45 18/09/2024

Có nhiều vị xuất gia trẻ đã hỏi tôi, làm thế nào để vượt qua những nhu cầu thấp kém của đời thường và đi trọn vẹn con đường của mình đã chọn? Tôi đã trả lời cho họ rằng, ý thức xuất gia chưa bao giờ bỏ tôi để đi.

Tần số năng lượng của mỗi chúng ta: Bí mật hạnh phúc và trường thọ

Kiến thức 10:07 18/09/2024

Theo nhà nghiên cứu tâm thần nổi tiếng David Hawkins, tùy theo cảnh giới tinh thần mà mỗi người có một tần số rung động khác nhau, từ 1-1000. Sự đau khổ, tuyệt vọng và oán thán có tần số thấp, khiến người ta mang bệnh, và ngược lại, hòa ái từ bi có tần số cao khiến mọi người khỏe mạnh, hạnh phúc.

Tương quan phước và tội

Kiến thức 09:35 18/09/2024

Vua Mi-lan-đà hỏi đại đức Na-tiên: - Trong hàng ngũ sa môn của Đại đức, có người thuyết rằng, có kẻ trọn đời làm ác nhưng đến khi lâm tử, họ tưởng nghĩ đến Phật, ân đức hoặc tướng hảo quang minh sáng chói của ngài thì có thể sanh lên cõi trời.

Xem thêm