Cúng Vu lan là gì, cúng cô hồn là sao?
Chữ "Vu lan", ta gọi đầy đủ là "Vu-lan-bồn" là phiên âm từ chữ Ullambana (thuộc cổ ngữ của nước Ấn Độ). Nếu dịch ý, có nghĩa là "Đảo huyền" (cái khổ bị treo ngược, chỉ cho cái khổ đau cùng cực nhất).
Lễ Vu lan, hiểu nôm na là lễ chú nguyện, cầu siêu cho ông bà, cha mẹ, thân bằng quyến thuộc trong đời này và nhiều kiếp trước (lỡ còn bị đày đọa trong cảnh địa ngục hoặc ngạ quỷ) sớm được siêu thoát, ra khỏi những cảnh khổ đau cùng cực nhất.
Tuy nhiên, không đơn giản chỉ dựa vào lời cầu nguyện của chư Tăng Ni hay người thân mà những người mất (hương linh - vong linh) liền được "tha tội" hay hết khổ được đâu. Mà người thân phải làm nhiều việc thiện. Và chính hương linh phải có sự "tỉnh ngộ" - xả bỏ oán hận, tham si, thì may ra mới giảm bớt nỗi khổ đau.
Trong ngày Đại lễ Vu lan, thông thường thì có thêm nghi thức "Cúng cô hồn", diễn ra sau 12 giờ trưa. Ý nghĩa là để bố thí thức ăn cho những vong hồn chưa được siêu thoát, không nơi nương tựa, không người cúng quảy (ví dụ như những người chết mất xác ở bụi bờ sông biển,... mà gia đình không hay biết để thờ cúng).
Theo kinh Tăng Chi, thì chỉ có chúng sanh đọa vào loài ngạ quỷ mới có thể thọ dụng (“hưởng được”) những phẩm vật (thức ăn) do người thân tế tự (cúng). Còn lại các cõi khác như cõi trời, nếu ai được thác sinh lên đây thì họ "không thèm dùng" thức ăn chúng ta cúng đâu. Vì cõi trời có rất nhiều phước báu, họ sống thanh cao sạch đẹp hơn cõi người nhiều. Còn cõi súc sinh (bàng sinh) như trâu heo gà chó cá rùa sâu kiến giun dế... thì chúng... tự kiếm ăn. Còn cõi địa ngục thì họ (vong linh) luôn bị "tra tấn", canh giữ nghiêm ngặt nên cũng không thể thọ dụng đồ cúng.
Nói tóm lại, việc chính của con người chúng ta vẫn là tu tập bản thân, sống thiện lương ngay hiện tại. Còn việc cúng quảy nhằm hồi hướng cứu độ những loài cô hồn, ngạ quỷ quyến thuộc chỉ là phương cách biểu hiện lòng từ bi - tình người, trợ duyên trong mức độ giới hạn nào đó mà thôi. Tuy nhiên cũng không vì thế mà ta xem nhẹ việc thờ cúng, càng không nên cho việc cúng cô hồn là... mê tín.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Đã được truyền thọ Tam Quy và Ngũ giới, vậy có phải ăn chay không?
Hỏi - Đáp 12:55 20/11/2024Hỏi: Tôi đã được truyền thọ Tam Quy và Năm giới, vậy tôi có phải ăn chay hay không?
Cúng vong linh, cúng cô hồn có phải là pháp của đạo Phật?
Hỏi - Đáp 10:18 19/11/2024Tôi là người theo đạo Phật và muốn hiểu rõ hơn về giáo pháp. Tôi có câu hỏi xin quý Báo trả lời giúp: Cúng vong linh, cúng cô hồn có phải là pháp của đạo Phật? Nếu có, xin vui lòng chỉ giúp Đức Phật dạy các điều ấy trong những kinh nào?
Tượng Phật có từ bao giờ?
Hỏi - Đáp 10:31 18/11/2024Hỏi: Tôi là một Phật tử chuyên hỷ cúng tượng Phật cho các chùa, nhưng chưa hiểu rõ lắm về nguyên nhân do đâu mà có tượng Phật. Vậy tượng Phật có từ bao giờ? Ai là người đầu tiên tạo tượng Phật? Xin cho biết sơ lược về việc tạo tượng Phật vào lúc đó.
Tu tập trong hoàn cảnh không có Phật
Hỏi - Đáp 10:00 17/11/2024Tôi thích lạy Phật nhưng vì không có bàn thờ nên tôi tự hình dung Đức Phật trước mặt rồi lễ bái. Tôi tu tập như thế và cảm thấy an yên, được Tam bảo che chở rất nhiều. Có lúc tôi tự hỏi mình tu tập trong hoàn cảnh như thế có đúng Chánh pháp không?
Xem thêm