Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 21/05/2024, 10:43 AM

Ý nghĩa sự kiện Đản sinh của đức Phật Thích Ca Mâu Ni

Kỷ niệm ngày đản sinh của đức Thế Tôn, đây cũng là cơ hội để chúng ta nhắc nhở và động viên nhau cùng tinh tấn tu tập, tích cực hơn trên con đường hoằng pháp lợi sinh, phát huy chánh đạo.

Cung kính đón mừng ngày đản sinh của đức Thiện Thệ hôm nay, chúng ta thành tâm tưởng niệm về cuộc đời và con đường hoằng dương chánh Pháp của Ngài, về những tâm hạnh cao cả vị tha mà trong suốt chặng đường 80 năm nơi cõi thế, Ngài đã mang đến và bồi đắp chất liệu của hiểu biết, thương yêu lan rộng khắp muôn nơi, vào tất cả chúng sinh vạn loại.

Kỷ niệm ngày đản sinh của đức Thế Tôn, đây cũng là cơ hội để chúng ta nhắc nhở và động viên nhau cùng tinh tấn tu tập, tích cực hơn trên con đường hoằng pháp lợi sinh, phát huy chánh đạo.

Kỷ niệm ngày đản sinh của đức Thế Tôn, đây cũng là cơ hội để chúng ta nhắc nhở và động viên nhau cùng tinh tấn tu tập, tích cực hơn trên con đường hoằng pháp lợi sinh, phát huy chánh đạo.

Kỷ niệm ngày Phật đản năm nay là lần kỷ niệm thứ 2648 năm ngày Phật xuất hiện ở thế gian. Tìm về những trang sử Phật, tất cả chúng ta đều biết, trước khi đức Phật đản sinh, xã hội Ấn Độ bấy giờ gần như đã lún sâu và sa lầy rất nhiều vào vũng bùn của bất công và tội lỗi. Bốn giai cấp xã hội phân chia quá rõ rệt. Bà-la-môn giáo độc tôn về tâm linh và nghi lễ, luôn áp đặt và bành trướng nhiều giáo điều. Giai cấp vua quan thống lãnh về quyền hành, chế tác ra rất nhiều luật lệ. Hai giai cấp này hoàn toàn thuộc về thế mạnh, luôn lấn lướt, giẫm đạp và thống trị lên trên hai tầng lớp thương gia Phệ-xá và tôi tớ Thủ-đà-la. Bất công cứ như thế duy trì, kéo dài từ thế hệ này sang thế hệ khác, vì thế, sự đau khổ và lòng căm phẫn của hai giai cấp dưới ngày một tăng dần, tích tụ trong lòng mọi người một niềm oán hờn và uất hận.

Giữa buổi hoàng hôn tối tăm của xã hội Ấn Độ thời ấy, đức Phật xuất hiện ra đời như một vầng trăng sáng, mát dịu và thanh trong, xua tan đi bao bóng đen của đêm dài hoang vu, u tịch. Ngài đã đến trần gian và đã gầy dựng cho con người những niềm tin mới, những sức sống mới, để giúp họ tiếp cận với thực tại và chuyển hóa dần những khổ đau, phiền toái của thân tâm. Ngài đã mạnh dạn lên tiếng phủ nhận mọi quan niệm tập quán đã có tự bao đời theo tư tưởng cha truyền con nối của bốn giai cấp cổ hủ.

Chính vì lý do trên, mà chúng ta, những người sống và trưởng thành trong giáo pháp của Ngài cần phải phát huy tốt vai trò hoằng pháp lợi sinh, phổ hóa chân lý tối thượng mà suốt 45 năm đấng Như Lai tuyên thuyết. Tất cả Tăng Ni, Phật tử khắp nơi phải sống sao cho thật xứng đáng với danh nghĩa là người con Phật. Chúng ta sẽ vun bồi Bồ-đề tâm cho lý tưởng thiêng liêng cao cả “Thượng cầu Phật đạo, hạ hóa chúng sinh”. Bên cạnh đó, chúng ta không tán thành với những ý niệm tiêu cực, vị kỷ hưởng nhàn; xa hoa phung phí mà hãy sống và phụng sự chánh pháp vì mục đích đem đến lợi ích cho chư thiên và loài người.

Kỷ niệm ngày Đản sinh của Ngài, đấng chí tôn vô thượng, một lần nữa chúng ta hãy lắng lòng nghĩ nhớ, suy tư về những công hạnh vị tha sáng ngời, lúc nào và bao giờ cũng vì an lạc và hạnh phúc cho nhân loại. Ngài đã sẵn sàng từ bỏ vợ đẹp con xinh, kinh thành tráng lệ, từ giã phụ hoàng và kế mẫu để dấn thân vào rừng sâu tầm đạo, luôn lấy bóng cây làm nhà, vải thô làm áo, đến ngày viên mãn báo thân cũng không xa rời chí nguyện. Bởi lẽ, Ngài xuất hiện ở đời cũng chỉ vì “Khai thị chúng sinh ngộ nhập Phật tri kiến” – chỉ cho chúng sinh thấy rõ chân tâm, ngọn nguồn bản tánh.

Kỷ niệm ngày đản sinh của đức Thế Tôn, đây cũng là cơ hội để chúng ta nhắc nhở và động viên nhau cùng tinh tấn tu tập, tích cực hơn trên con đường hoằng pháp lợi sinh, phát huy chánh đạo. Nhìn thấy Ngài, chúng ta phải tự soi sáng vào bản thân mình, nhận thức rõ vai trò trách nhiệm của người con Phật trong thời đại ngày nay. Chúng ta không nên an nhàn, vui sống trong khi quanh chúng ta còn biết bao ưu phiền ngang trái. Tiếng khóc trẻ thơ, tiếng thở dài của người thiếu phụ, dáng trầm ngâm của ông lão nông phu, tất cả là biểu trưng cho cuộc sống khốn cùng của một kiếp con người.

Xoa dịu những nỗi đau là điều mà chúng ta nên làm và càng phải làm nhiều hơn nữa để khiến những mảnh đời khốn khó có cơ hội quay về trong ánh sáng trí tuệ, lòng từ bi vô hạn của Phật pháp. Phải hiểu rằng sứ mạng mà Như Lai giao phó cho chúng ta, đó là một sứ mạng cao cả và vĩ đại – cứu khổ ban vui cho tất cả muôn loài.

Đâu đó trong tâm khảm, chúng ta đều mong ước rằng trên trần gian, rồi đây sẽ có một con người thánh thiện hoàn toàn như đức Phật xuất hiện ra đời, để mọi người có thể nương theo tu tập và phát huy đạo hạnh, đức độ của tâm linh. Tuy nhiên, khi chưa đủ phước duyên để một vị Phật tương lai có thể ra đời, thiết nghĩ rằng tất cả chúng ta cần phải nỗ lực tu tập và phát huy thật nhiều thiện hạnh trong đời sống thường ngày. Có vậy, chúng ta mới có thể hóa chuyển và hoán đổi những triền phược của thân tâm trở nên thanh tịnh và tạo được niềm tin và lòng tôn kính của những người xung quanh chúng ta hướng về ngôi Tam Bảo, thành một Phật tử thuần thành. Đây được xem là những gì quý giá nhất mà chúng ta kết thành đóa hoa “Phụng sự chúng sinh” để “Cúng dường chư Phật”, nhân mùa Phật đản 2568 – 2024.

Trên đây là đôi lời ý nghĩa của ngày lễ Phật đản. Trong khung cảnh trang nghiêm, trước sơ sinh bảo tượng an nhiên thanh thoát, xin kính chúc chư tôn đức Tăng và toàn thể Phật tử mạnh khỏe, thành tựu viên mãn các Phật sự, tự lợi, lợi tha, đạt niềm vui nội quán, được ánh sáng trí tuệ và từ bi của Tam Bảo soi rọi, vững vàng thăng tiến trên con đường giải thoát tối hậu.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Mười công đức to lớn của việc họa vẽ, tôn tạo hình tượng Phật

Kiến thức 12:50 08/07/2024

Đức Phật khai thị cho Bồ Tát Phổ Quảng rằng: “Này Phổ Quảng! Như có kẻ thiện nam hay người thiện nữ nào vẽ hình tượng của Ngài Ðịa Tạng Bồ tát rồi chừng một lần chiêm ngưỡng, một lần đỉnh lễ, người đó sẽ được sinh lên cõi trời Ðao Lợi một trăm lần, không còn phải bị sa đọa vào ác đạo nữa.

Kinh Tứ Niệm Xứ thực giải (Tinh yếu của kinh Tứ Niệm Xứ)

Kiến thức 12:05 08/07/2024

Kinh Tứ Niệm Xứ là bản đồ chỉ đường tu tập giác ngộ giải thoát một cách cụ thể, là nền tảng cốt lõi của tất cả thiền Phật giáo, có thể nói nếu không thông suốt tinh yếu của kinh này thì việc hành thiền sẽ khó thành tựu, dù là Như Lai thiền hay Tổ sư thiền.

Chúng ta mắc phải cái bệnh “cầu toàn trách bị”

Kiến thức 10:40 08/07/2024

Chúng ta đòi hỏi những người sống gần với mình phải vẹn toàn một trăm phần trăm (100%) như ý mình muốn, phải đầy đủ hoàn toàn những điều như tâm mình tưởng. Sao chúng ta không đặt lại câu hỏi, chính mình có được vẹn toàn mọi điều như ý mình muốn chăng?

Thần Chú Đại Bi: Viên ngọc của người cùng tử

Kiến thức 10:31 08/07/2024

Thần Chú Đại Bi là thần chú quảng đại viên mãn, thần chú vô ngại đại bi, thần chú cứu khổ. Trí chú này thì diệt vô lượng tội, được vô lượng phước và chết thì sinh Cực Lạc.

Xem thêm