Ý nghĩa thuật ngữ ‘Suñña’ (Tánh Không) trong Đạo Phật
Trong giáo lý của Đức Phật, thuật ngữ ‘suñña’ chỉ cho sự trống vắng của chúng sanh (satta), của linh hồn (jīva), tức là khái niệm về một ‘chúng sanh’ như được hầu hết mọi người suy nghĩ.
Trong giáo lý của Đức Phật, thuật ngữ ‘suñña’ chỉ cho sự trống vắng của chúng sanh (satta), của linh hồn (jīva), tức là khái niệm về một ‘chúng sanh’ như được hầu hết mọi người suy nghĩ. Phàm nhân chỉ thấy sự tồn tại của một chúng sanh, tức là một linh hồn (jīva). Vào một lần nọ, Đức Phật đã trả lời câu hỏi của một học viên có tên gọi Mogharāja. Ngài đã nói như sau: “Suññato lokaṃ avekkhassu, Mogharāja sadā sato,” có nghĩa là: “Này Mogharāja! Với niệm thường trực, ngươi hãy nên nhìn thấy rõ ràng thế giới này là rỗng không.” Ở đây, thế giới chỉ cho ngũ uẩn của chúng ta, và nó là hoàn toàn trống vắng chúng sanh (satta) hay linh hồn (jīva).
Tuy nhiên, ý nghĩa của từ ‘suñña’ đã bị thay đổi về sau này. Thật vậy, có nhiều ý nghĩa của từ ‘suñña’ tùy theo những trường phái khác nhau của Phật giáo. Có trường phái Phật giáo cổ xưa dựa trên Tam Tạng (Tipiṭaka) như được ghi nhận và được lưu trữ tại các kỳ Kiết Tập (saṅgāyanā) tổ chức tại Miến Điện, tức là một quốc gia Phật Giáo Nam Thượng Tọa Bộ (Theravāda).
Rồi có trường phái Phật giáo cấp tiến sau này, trong đó những ý nghĩa khác nhau của thuật ngữ ‘suñña’ đã xuất hiện.
Đức Phật giải thích từ ‘suñña’ thông qua những từ Pāḷi sau: ‘suññaṃ attena vā attaniyena vā’, tức là có sự trống vắng (suñña) vì không có atta (bản ngã) và không có attaniya. ‘Attaniya’ có nghĩa là những thứ thuộc về atta; và chúng cũng không có tồn tại. Nói một cách chung, không có ‘tôi’. Vì không có ‘tôi’, cho nên, ‘cái của tôi’ cũng không tồn tại. Nếu có ‘tôi’, thì sẽ có ‘cái của tôi’; những thứ này được biết đến trong các kinh sách là ‘ahaṃ’ và ‘mama’. ‘Ahaṃ’ có nghĩa là ‘tôi’, chỉ cho ý tưởng về bản ngã (atta), chúng sanh, linh hồn, cá thể, v.v..., trong khi ‘attaniya’ là cái của tôi, tài sản của tôi. “Nāhaṃ na mama” có nghĩa là không có ‘tôi’ (ahaṃ) và không có ‘cái của tôi’ (mama).
Khi ghi nhận sai lầm rằng danh (nāma) và sắc(rūpa) là ‘tôi’, mọi thứ sẽ được ghi nhận là ‘cái của tôi’ hoặc ‘tài sản của tôi’; tức là chúng ta tin rằng ‘tôi’ và ‘cái của tôi’ có tồn tại.
Nếu tuyên bố hoặc cho rằng tâm thức là ‘tôi’, thì các căn vật chất phụ thuộc của cái ‘tôi’ này được xem là ‘cái của tôi’ hoặc ‘tài sản của tôi’. Do đó, mọi người đã tuyên bố ‘mắt của tôi’, ‘tai của tôi’, ‘tâm thức của tôi’, ‘thân xác của tôi’, hoặc ‘đời sống của tôi’. Do vì tin vào sự hiện hữu của cái ‘tôi’ này, họ cũng tin vào sự hiện hữu của ‘mắt của tôi’, ‘thân xác của tôi’, hoặc ‘tai của tôi’.
Trong thực tế, không có ‘thân xác của tôi’, ‘tâm thức của tôi’, hoặc ‘mắt của tôi’. Do nghiệp (kamma) làm nguyên nhân chính duy nhất, sắc pháp (rūpa) sẽsanh lên. ‘Mắt của tôi’ này chỉ là một sắc pháp (rūpa). Thật ra, ‘tâm thức của tôi’ này chỉ là một hiện tượng danh pháp thuần túy. Không có sự hiện hữu của ‘tôi’ hoặc ‘cái của tôi’. Do đó, Đức Phật đã nói: “suññaṃattena vā attaniyena vā”, tức là các pháp trống vắng bản ngã cũng như trống vắng các sở hữu của bản ngã.
Rồi Đức Phật đã miêu tả thêm: “Cakkhu kho ānanda suññaṃ attena vā attaniyena vā” tức là con mắt trống vắng cái ‘tôi’/ngã cũng như cái ‘thuộc về tôi’/thuộc về bản ngã. Con mắt chỉ là con mắt và nó là một hiện tượng vật chất. Không có bản ngã (atta) trong con mắt. Con mắt cũng không phụ thuộc vào bản ngã (attaniya).
Như vậy, câu chuyển ngữ đúng cho câu văn Pāḷi ở trên là: “Con mắt là trống rỗng” hoặc “con mắt chỉ là con mắt”, hoặc nó là: “không phải tôi cũng không phải tài sản của tôi”. Đây là ý nghĩa đúng đắn của từ ‘suñña’ được ghi chép lại trong Phật giáo Nguyên Thủy.
Diễn Giải Sai Về Từ Suñña
Trong Phật giáo cấp tiến, một vài tư tưởng Phật giáo khác đã sanh lên. Một tu sĩ người Ấn có tên gọi là Nagarjuna một lần nọ đã nới rộng ý nghĩa của từ‘suñña’. Bên cạnh ý nghĩa ‘trống vắng bản ngã (atta) và trống vắng cái thuộc vào bản ngã (attaniya)’, vị đó đã thêm vào “Sabbaṃ suññaṃ”, có nghĩa là mọi thứ là trống vắng. Điều này ám chỉ rằng mọi thứ đều trống rỗng, không loại trừ trường hợp nào.
Đức Phật đã nói: “Cakkhu suññaṃ attena vā attaniyena vā”, tức là con mắt chỉ là một hiện tượng vật chất; nó không phải là bản ngã (atta) cũng như không phải là vật sở hữu của bản ngã (attaniya). Nhưng vị Nagarjuna tuyên bố rằng: “Không có bất kỳ hiện tượng vật chất cũng như hiện tượng tâm linh nào.” ‘Sabbaṃsuññaṃ’ có nghĩa là tất cả là trống vắng. Vị đó đã viết một tài liệu có tựa đề Mūlamadhyāmikakārikā. Phật giáo Mahāyāna thường dùng tư tưởng của vị đó làm nền cho sự học hỏi, nghiên cứu của họ.
Ý nghĩa về suñña của vị đó là không giống với ý nghĩa gốc như được Đức Phật tuyên bố. Ý tưởng của vị đó là: “Tất cả mọi thứ là trống rỗng”, thậm chí những yếu tố trong Lý Duyên Khởi (Paṭicca-samuppāda) cũng là trống rỗng (suñña). Ví dụ, trong câu văn “Vô minh duyên hành” (Avijjāpaccayā saṅkhārā), vị đó nói rằng nếu không có hành (saṅkhāra), thì không có vô minh (avijjā). Bằng cách cho rằng hành (saṅkhāra) là không có hiện hữu, thì vô minh (avijjā) cũng không có hiện hữu, và ngược lại. Vị đó cung cấp một vài ví dụ, chẳng hạn như ‘pitāputta’, tức là cha và con. Bằng cách chỉ vào người con, sẽ có một ai đó có thể được gọi là người cha. Bằng cách chỉ vào người cha, sẽ có một ai đó được gọi là người con. Nếu chúng ta dời bỏ người cha, thì sẽ không có người con, và ngược lại. Vị đó giải thích sự trống rỗng bằng ví dụ về cha con này. Ở đây, vị đó nói, người cha và người con hỗ trợ lẫn nhau. Có mối quan hệ tương hỗ giữa người cha và người con. Nếu một bên bị loại bỏ, thì bên còn lại không thể tự đứng vững được. Chỉ khi nếu có cả hai, thì cả hai mới tồn tại. Do đó, vị đó cố gắng giải thích luận thuyết của mình rằng “Tất cả là trống rỗng”.
Thuyết Suñña của vị đó đã vượt ra ngoài ý nghĩa về từ ‘suñña’ như được Đức Phật thuyết giảng. Luận thuyết của vị đó rằng ‘tất cả đều trống rỗng” thậm chí có ý nghĩa rằng không có các hiện tượng danh và sắc. Vị đó cũng chỉ trích khái niệm Níp-bàn (Nibbāna), vốn được nhìn nhận là trống vắng (suñña), tức là trống vắng tham (rāga), sân (dosa) và si (moha).Vị Nagarjuna, người chủ trương thuyết Suñña này, thật ra là một tu sĩ Phật giáo. Vị đó đã giải thích Lý Duyên Khởi (Paṭicca-samuppāda) theo cách của mình Lý thuyết của vị đó được gọi là thuyết biện chứng.
Thật ra, vị đó chối bỏ tất cả, nhưng vị đó không bao giờ trình bày một câu trả lời sau khi chối bỏ tất cả. Thêm vào đó, vị đó đã viết như sau: “Đời sống (bhava) thì không phải là tự phát, cũng không phải là do một nguyên nhân khác. Nó cũng không phải là sanh lên mà không có nguyên nhân.” Vị đó không trực tiếp nói đời sống khởi sanh từ nguyên nhân gì. Nói tóm lại, vị đó không trình bày câu trả lời nào cả.
Tiếp theo, vị đó nói: “Vòng luân hồi (saṃsāra) và Níp-bàn (Nibbāna) là giống nhau. Khi có vô minh (avijjā), tức là yếu tố làm cho một người không thấy được sự thật và che phủ sự thật, thì người đó cũng sẽ thấy/ghi nhận Níp-bàn (Nibbāna) là vòng luân hồi (saṃsāra). Khi người đó có thể loại bỏ vô minh (avijjā), tức là yếu tố không thấy được sự thật, thì cùng lúc, người đó sẽ thấy Níp-bàn (Nibbāna).” Nếu chúng ta nghiên cứu luận thuyết của vị đó, vốn được gọi là Madhyāmika, đầu óc của chúng ta sẽ quay vòng vì sẽ chẳng có câu trả lời chính xác nào cả.
Vị đó trình bày một ví dụ để giải thích vòng luân hồi (saṃsāra) và Níp-bàn (Nibbāna) là tương tự với nhau như thế nào, và nó dường như là một sự thật rõ rệt thật sự. Vị đó đưa ra ví dụ như sau: Khi trời bắt đầu tối, một người thấy một sợi dây thừng và tin rằng đó là một con rắn; do đó, người đó sợ hãi. Nếu người đó nhìn với một ngọn đèn hoặc với đủ ánh sáng, người đó sẽthấy nó như nó thật là; nó chỉ là một sợi dây thừng, không phải là con rắn. Cũng theo cách đó, khi bị che phủ bởi vô minh (avijjā), người ta sẽ thấy Níp-bàn (Nibbāna) là vòng luân hồi (saṃsāra). Đây là thuyết trống vắng của vị đó (suñña-vādī).
Vào những thời kỳ sau, tức là một vài trăm năm sau khi Đức Phật nhập diệt, sự diễn giải Giáo Pháp (Dhamma) được Đức Phật thuyết giảng đã tiến đến những cực đoan. Nó trở thành một sự giải thích mất đi sự thật đúng thật sự. Giáo lý của Đức Phật là Trung Đạo (Majjhima-paṭipadā), tức là đi trên con đường ở giữa, tránh xa hai thái cực. Rất dễ đụng đến một trong hai thái cực này do bởi sự vi tế và tính khó nhận thấy được của Giáo Pháp (Dhamma).
Ví dụ, những giải thích mang tính biện chứng của Nagarjuna đôi lúc đã cố gắng gắn kết với những câu hỏi mà đã không được Đức Phật trả lời. Đức Phật không cung cấp câu trả lời cho những câu hỏi đó là có nguyên nhân, bởi nếu Ngài cung cấp câu trả lời, thì một vài người sẽ đi đến chấp nhận một giả thuyết sai lầm.
Trích trong quyển Phân Tích Duyên Khởi Theo Duyên Hệ - Ngài Venerable Sayadaw Dr. Nandamālābhivaṃsa - Pháp Triều Dịch.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Đi về phía an lạc hạnh phúc
Phật giáo thường thức 09:20 05/11/2024Kinh Trường bộ ghi: Đường này đến an lạc giải thoát Niết bàn, chấm dứt khổ đau; Đường kia đến ưu phiền não loạn khổ đau trong sinh tử luân hồi, các người muốn đi đường nào?
Muốn mau lành bệnh
Phật giáo thường thức 07:03 05/11/2024Ai cũng biết Đức Phật ngoài mười hiệu tôn quý còn được xưng tán là Y vương, bậc thầy của các thầy thuốc trong việc trị liệu tâm bệnh của chúng sanh. Không chỉ chữa trị tâm bệnh, Đức Phật còn là một vị thầy thuốc đúng nghĩa chữa trị cả thân bệnh nữa.
Hóa giải ác mộng
Phật giáo thường thức 19:40 04/11/2024Hỏi: Hiện tôi có chút vướng mắc là thường xuyên gặp ác mộng, mỗi lần như vậy thì thân thể mệt mỏi, tâm tư khá bất an và lo sợ. Mong được hướng dẫn cách thức tu tập thế nào để chuyển hóa những ác mộng đó?
Hãy từ bỏ những nghề tạo ra ác nghiệp
Phật giáo thường thức 19:30 04/11/2024Trong cuộc sống, mỗi người có một công việc, một nghề nghiệp riêng. Xét về phương diện tác nghiệp thì những nghề như đồ tể, đao phủ là những nghề tạo ra ác nghiệp, không có lợi ích cho tự thân ở đời này và đời sau.
Xem thêm