Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 05/01/2024, 18:00 PM

Ý nghĩa tụng Kinh Dược Sư và niệm Phật Dược Sư (2)

Đọc kinh Dược Sư, niệm Phật Dược Sư, chúng ta phải sửa đổi thân cho trong sạch và nhờ người phát hiện chỉ giùm. Khi có được thân tốt rồi, nghĩa là không ai chê trách. Chúng ta không làm gì lợi ích cho người, nhưng cũng không làm phiền ai.

Bồ tát muốn cứu chúng sinh, phải có trí tuệ cao nhất để khai thác tài nguyên trong không gian, trong lòng đất nhằm phục vụ con người mà không gây thiệt hại cho các loài, cho sự sống của trái đất. Và Đức Phật Dược Sư đã đạt được mục tiêu đó. Ngài chuyển những khó khăn thành tiện nghi tốt nhất của thế giới thuần tịnh, cũng đẹp nhất và an vui nhất như Cực Lạc vậy.

Tụng kinh Dược Sư, niệm Phật Dược Sư, nghĩ đến lời nguyện thứ nhất của Đức Dược Sư, chúng ta nỗ lực nâng hiểu biết của mình lên đến tầm cao. Giả sử chúng ta sinh về đó, cũng để học hỏi, thực hành và xây dựng được thế giới văn minh như Đức Phật Dược Sư; không phải để hưởng thụ. Thật vậy, Tịnh độ của Đức Phật Dược Sư có những vị Bồ tát như Nhựt Quang, Nguyệt Quang, Dược Vương, Dược Thượng, Bảo Đàn Hoa … và nhiều vị Bồ tát lớn. Các Ngài là những bậc Thầy có trí tuệ tuyệt vời để chúng ta theo học, chắc chắn việc kiến tạo những Tịnh độ không phải là việc làm ngoài tầm tay của chúng ta.

Kinh Dược Sư (tiếng Việt, dễ đọc dễ hiểu)

00

Nguyện thứ hai của Đức Phật Dược Sư là có được thân như ngọc lưu ly, trong ngoài sáng suốt, tinh sạch hoàn toàn, hào quang chiếu mười phương khiến cho chúng hữu tình trông thấy là được an lành. Người Ta bà phát triển trí tuệ, nhưng thân tâm ác độc, ô uế, nên đã tạo ra khổ đau cho nhau. Thực tế cho thấy con người càng khôn thì càng làm khổ nhiều người. Ngày xưa, con người đánh nhau bằng tay, sau đánh bằng đá, cho đến bằng gươm giáo và tiến đến súng đạn, vũ khí tàn phá giết người hàng loạt. Văn minh kèm theo tâm tham vọng và sự ác độc đã gây tác hại vô cùng cho chính con người và cho mọi loài.

Nguyện thứ hai của Đức Phật Dược Sư rất hay, nên Thầy cũng phát nguyện tu theo. Thân tâm của Đức Phật Dược Sư tinh sạch hoàn toàn, đọc đến đây, tự xét thân và tâm chúng ta có tỳ vết hay không, để chúng ta bắt đầu điều chỉnh, sửa lần.

Tâm trong sạch là không phiền não, nghiệp chướng, trần lao. Còn ba thứ này là có tỳ vết. Và tất nhiên người thấy tỳ vết của ta, họ sẽ chỉ trích. Tu hành, chấp nhận sự phê phán của người, không buồn giận; nhưng cám ơn họ, vì ta không thể thấy lỗi của mình. Họ không thích, không kính, vì ta có lời nói không êm tai, mát lòng tiêu biểu cho khẩu nghiệp. Từ khẩu nghiệp, mới tạo thành ngôn ngữ mà người không chấp nhận. Còn thân nghiệp vì mình đã tạo nhiều tội, nên thân hôi dơ, xấu xí, bệnh hoạn.

Vì thế, tu hành, chúng ta chuyển đổi nghiệp thân thành thân công đức, bằng cách dùng thân này phục vụ chúng sinh hay xã hội. Thầy thấy nhiều người có ngoại hình không đẹp, nhưng họ biết tu, lo phục vụ người khác; đó là dùng công đức trang nghiêm thân, nên họ cũng được nhiều người quý mến. Thầy có kinh nghiệm pháp tu này. Lúc còn là học Tăng, Thầy lo quét dọn sạch sẽ nhà vệ sinh của đại chúng. Chắc chắn đại chúng không cần mình đẹp, chỉ cần nhà vệ sinh sạch đẹp. Thầy đã nhiệt tình và vui vẻ làm công việc này, mọi người đều thọ ơn, nên họ thương quý Thầy. Do làm công việc tốt mà nhận được cảm tình của người khác là dùng công đức trang nghiêm. Người nghĩ đến ta, hay nhìn thấy ta là thấy việc tốt của ta. Chúng ta tu hành không có gì trang nghiêm, làm sao người thương. Phải dùng công đức trang nghiêm như Đức Phật Dược Sư. Về thân bên ngoài, dễ thấy nhất, nên lo phục vụ, không gây phiền hà thì người ta sẽ nghĩ mình tốt, biết lo cho mọi người.

Đọc kinh Dược Sư, niệm Phật Dược Sư, chúng ta phải sửa đổi thân cho trong sạch và nhờ người phát hiện chỉ giùm. Khi có được thân tốt rồi, nghĩa là không ai chê trách. Chúng ta không làm gì lợi ích cho người, nhưng cũng không làm phiền ai; đó là giai đoạn tu Tiểu thừa. Nhưng sang bước thứ hai, tu Đại thừa, phải dùng công đức trang nghiêm, tức làm việc tốt để trang nghiêm thân. Tinh thần này của Bồ tát được Tổ sư dạy trong bài sám Quy mạng rằng "Kỳ hữu kiến ngã tướng, nãi chí văn ngã danh, giai phát Bồ đề tâm, vĩnh xuất luân hồi khổ …”, nghĩa là ta thành tựu được nhiều việc tốt lành đến mức người trông thấy, hoặc chỉ nghe đến tên, họ cũng phát tâm Bồ đề, mãi mãi thoát khỏi khổ đau của kiếp sống luân hồi.

Còn tiếp.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Phương thuốc trị tâm bệnh trong Kinh Dược Sư (II)

Kiến thức 18:33 30/04/2024

Con người cần nên học theo phương pháp “bắt mạch và trị bệnh” của Phật Dược Sư, không phải là học theo cách lễ Phật Dược Sư như thế nào.

Phương thuốc trị tâm bệnh trong Kinh Dược Sư (I)

Kiến thức 15:14 30/04/2024

Kinh Dược Sư gửi một thông điệp đến tất cả mọi người về một lý tưởng độ sinh của đức Phật Dược Sư về một con đường tự mình giải thoát, tự mình giác ngộ, thông qua những nguyện lực, tha lực của đức Phật. 

Oai nghi và giới luật

Kiến thức 15:00 30/04/2024

Luật tức là Tỳ-ni, gồm oai nghi và giới luật, là bước đầu cho người mới vào đạo thực hành để ngăn ngừa tội lỗi, nên gọi là nhằm sửa mọi điều dở tệ. Ban đầu, tâm người mới vào đạo giống như con trâu hoang, nếu không có giới luật kềm giữ thì nó mặc tình ăn cỏ mạ của người.

Phước huệ song tu

Kiến thức 14:14 30/04/2024

Có người chỉ thích làm phước, gieo nhân giàu sang sung túc chứ không thích gieo nhân trí tuệ. Bởi họ nghĩ rằng gieo nhân giàu sang thì dễ làm hơn. Chỉ cần bỏ tiền của ra bố thí, làm các việc từ thiện thì sẽ được phước báo.

Xem thêm