10 ví dụ thoát chết nhờ tụng Kinh Kim Cang
Đời trước, Tổ Ấn Quang của Đại thừa từng nói: “Công đức tụng Kinh Kim Cang vô cùng lớn. Bởi kinh này chính là khuôn phép để phát Bồ Đề tâm, hành Bồ Tát đạo, tu trọn Lục Độ”.
Ngài cho hay rằng: “Từ xưa đến nay, rất nhiều người đọc tụng: Người đốn ngộ tự tánh, triệt chứng duy tâm, sống dự vào dòng thánh, thác về cõi Tây Phương Tịnh Độ, kể sao cho xiết. Những kẻ kém hơn thì tiêu trừ tội nghiệp, tăng trưởng thiện căn, chuyển họa thành phước, ngu biến thành trí càng nhiều hơn nữa!”.
Bí ẩn về nguồn gốc và thời điểm xuất hiện của Kim Cang Kinh
10 ví dụ thoát chết nhờ tụng niệm Kinh Kim Cang sau đây sẽ giúp bạn tỉnh ngộ.
1: Theo Thái Bình Quảng Ký, vào đời Tùy. Mộ Dung Văn Sách ăn chay, tụng kinh Kim Cang. Một hôm, chết đột ngột, vào cõi Âm. Diêm Vương chắp tay, khen ngợi công đức rất lớn, sai thả về. Chợt thấy hai vị Tăng cầm đuốc dẫn đường cho Văn Sách, liền kéo chéo áo ca-sa hỏi.
Vị Tăng nói: “Do ông trì kinh nên chúng tôi đến bảo vệ, hãy nên đi theo ánh đuốc”. Ra khỏi cửa thành, Tăng bèn chỉ một ngôi thành lớn, bảo: “Đấy là địa ngục”. Văn Sách chẳng nỡ nhìn, đến một con đường có bức tường ngang chắn lối. Vị Tăng dùng tích trượng gõ vào, tường liền tách ra, bảo: “Nên đi theo lối này” liền sống lại.
2: Theo Pháp Uyển Châu Lâm, vào đời Đường. Thứ Sử Quát Châu là Nhậm Nghĩa Phương người xứ Lạc An, chết trong niên hiệu Vũ Đức. Mấy ngày sau, sống lại, tự kể: “Bị dẫn đến gặp Diêm Vương, vua truyền coi địa ngục, chẳng khác gì trong kinh Phật đã dạy. Dưới đất ngày hay đêm đều tối tăm, như đi trong sương mù.
Người nhà do thấy Nghĩa Phương tim còn ấm nên mời tăng tụng kinh Kim Cang. Nghĩa Phương liền nghe tiếng, Diêm Vương thấy tuổi thọ chưa hết nên thả về. Người đưa về dặn: “Cứ theo tiếng tụng kinh sẽ về đến nhà”. Đã sống lại, do bàn đến chuyện địa ngục bèn vẽ tranh tả cảnh địa ngục.
3: Theo Báo Ứng Ký, vào đời Đường. Lý Khưu Nhất làm quan tại huyện Cao Bưu, Dương Châu, thích đem chim ưng và chó đi săn. Một hôm, chết đột ngột, bị lôi đến gặp Diêm Vương. Các loài chim thú nói tiếng người đòi mạng. Ông Lý nói: “Tôi từng chép một quyển kinh Kim Cang”. Vua sai lục trong kinh tạng, quả nhiên là thật.
Vua chắp tay nói: “Công đức ấy tối thượng”, bèn gọi những con vật đã bị giết lại để trình bày, xin [chúng cho ông Khưu Nhất] tạ lỗi. Khưu Nhất nguyện chép một trăm quyển kinh nữa, ai nấy đều hoan hỷ cho về. [Khưu Nhất] thân đã nằm trong quan tài, tung nắp hòm ngồi dậy. Thứ Sử Dương Châu tâu chuyện này lên. Vua hạ chỉ thăng Khưu Nhất lên Ngũ Phẩm, giữ chức Chiêu Thảo Sứ ở Gia Châu.
4: Theo Quảng Dị Ký, trong niên hiệu Khai Nguyên đời Đường.Ở Hoạt Châu có Lô Thị trì kinh Kim Cang. Một hôm bị hai người mặc áo vàng bắt vào cõi âm, thấy mấy chục người đều mặc áo đội mão, phía sau họ quá nửa là nằm trong lưới, hoặc không có áo, hoặc đầu trần.
Nha lại nói: “Người lành thì có áo mão, những kẻ ở trong lưới đều do mắc tội nặng. Nếu vì họ thuyết pháp, họ đều được lên cõi trời. Lô Thị liền ngồi trên tòa cao, tụng tên kinh Kim Cang, những kẻ ở trong lưới đã ngoi đầu ra, tụng đến nửa kinh, họ đều thoát ra ngoài đất. Tụng kinh xong, họ vãng sanh hết. Diêm Vương gọi Lô Thị là “pháp sư”, cho sống lại.
5: Theo Dậu Dương Tạp Trở, trong niên hiệu Trinh Nguyên đời Đường. Vị Tăng tên Trí Đăng ở chùa Thiên Sùng tại Kinh Châu trì kinh Kim Cang, bị bệnh chết. Bảy ngày sau sống lại, nói: “Do niệm kinh nên Diêm Vương bước xuống bệ chắp tay đón, nói: “Thượng nhân còn ở đời mười năm, hãy gắng thoát sanh tử”.
Vua lại nói các vị Tăng trong nhân gian sau Ngọ ăn hạt Ý Dĩ và dùng các thứ thuốc, điều này trái nghịch Phật giáo rất lớn. Trí Đăng thưa: “Trong Luật có những điều khai giá”. Vua bảo: “Đấy là do người đời sau thêm vào, chẳng phải là ý Phật”. Hiện thời, chư Tăng ở Kinh Châu sau Ngọ không uống thuốc.
6: Theo Pháp Uyển Châu Lâm, năm Khai Hoàng thứ 11 (591) đời Tùy. Đại Phủ Tự Thừa là Triệu Văn Xương chết đột ngột, đến chỗ vua Diêm La. Vua do thấy ông ta chuyên tâm trì tụng kinh Kim Cang, khen ngợi: “Lành thay!” Sai lấy kinh Kim Cang từ trong kinh tạng mang đến chỗ vua. Một người cầm quyển kinh đứng ở phía Tây, Văn Xương đứng ở phía Đông, đối trước kinh đọc tụng, chẳng sót một chữ, bèn thả về.
Vua sai dẫn Văn Xương đi theo cửa Nam ra, thấy Châu Vũ Đế trong căn phòng ở bên cửa, đeo ba tầng gông xiềng, kêu Văn Xương bảo: “Ta diệt Phật pháp, tội nặng. Xin hãy báo với hoàng đế nhà Tùy tạo một chút công đức cho ta ngõ hầu thoát được địa ngục”. Đến khi ra, thấy một hầm phân to, bên trong có đầu người nhô lên. Hỏi ra thì đấy là Bạch Khởi, tướng nhà Tần! Văn Xương về đến nhà, sống lại, liền tâu lên vua. Vua truyền trong thiên hạ mỗi người bỏ ra một đồng vì Châu Vũ Đế tụng kinh Kim Cang, lập đại trai đàn cúng dường ba ngày.
7: Theo Thọ Trì Linh Nghiệm Ký. Con gái ông Trương Ngọc ở Sơn Tây tên là Phật Nhi thích tụng kinh điển. Một hôm, chết đột ngột, nửa ngày sau, sống lại, kể: “Bị hai con quỷ bắt qua Xoa Lãnh, trước hết thấy quỷ dùng mền đen bọc hai người bỏ vào nhà họ Trần. Lại dùng cái mền hoa bọc con và nói: ‘Mày nợ ông ta một ngàn năm trăm đồng, nay phải qua đó trả nợ’.
Chợt một người áo xanh lục chặn đằng trước, bảo: ‘Người này niệm kinh Bát Nhã, hãy dung thứ’. Do vậy, trợt chân ngã xuống đất, bèn tỉnh lại”. Cha cô ta qua Xoa Lãnh hỏi thăm. Quả nhiên trong nhà họ Trần sanh ra ba con chó, hai con đen, một con vá vừa rớt xuống đất liền chết.
8: Theo Kim Cang Cảm Ứng, vào đời Minh. Trâu Ách ở Côn Sơn thỉnh tăng tụng kinh Kim Cang. Em trai là Chẩn nghe kinh tới phần thứ mười lăm, khen hay, bảo: “Trong đạo Nho ta không có điều này”. Về sau, [Trâu Chẩn] mắc bệnh, bất tỉnh nhân sự nửa tháng, chỉ có trước ngực là còn chưa lạnh.
Chợt tỉnh lại, ngồi dậy nói: “Em làm trâu trong nhà Lý Tác Phường ở ngoài Xương Môn, khắp thân trắng toát, thấy thần Kim Cang nói: ‘Người này từng nghe kinh Kim Cang, sao lại vào trong loài này?’ Dùng xử báu gõ vào đầu trâu, tôi liền tỉnh lại, tự cảm thấy đỉnh đầu còn hơi rêm”. Hỏi ra thì trong nhà họ Lý quả nhiên có con nghé trắng mới sanh ra liền chết.
9: Theo Thái Bình Quảng Ký, trong năm Nguyên Hòa thứ 7 (812) đời Đường. Người ở thành phố Kinh Triệu là Du Vạn Doanh trong nhà có một con rắn độc to. Đem giết ăn thịt, bèn bị đau phổi rồi chết. Bảy ngày sau sống lại, nói: “Thoạt đầu tôi bị sứ giả cõi âm bắt, đi trong bóng tối mười mấy dặm. Thấy một người niệm kinh ánh sáng tỏa quanh thân, chiếu ra bốn phía tới mấy thước, kêu Doanh đi theo, bảo:
– Tôi niệm kinh Kim Cang, ông đừng rời tôi thì sứ giả chẳng dám tới gần, dần dần chẳng thấy [sứ giả] đâu nữa”. Về đến nhà, Vạn Doanh bái tạ: “Chẳng gặp bậc chí nhân, quyết chẳng trở về được!” Do vậy, đoạn rượu thịt, hằng ngày tụng năm mươi biến kinh Kim Cang.
10: Theo Kim Cang Cảm Ứng, trong niên hiệu Vũ Đức đời Đường. Tô Văn Trung ở Trường An giàu có, nhưng bất nhân. Tới già, té nhà cầu mà chết. Con là Nhân Khâm mặc sức nấu nướng, sát hại, âm phủ giam hồn hắn trong địa ngục nên bị bệnh nặng kinh niên, thấy chúng sanh đòi mạng rồi chết.
Diêm Vương sai dẫn lên núi đao, rừng kiếm, chợt có vị Tăng tên là Thần Kính cầm kinh Kim Cang đến, bảo vua: “Kinh này do Nhân Khâm thí, Tăng tụng kinh bèn chứng quả, xin giảm tội cho hắn”. Vua khen tốt lành, cho trở về dương gian. [Nhân Khâm] liền in tặng ngàn quyển, mộng thấy cha nói: “Ta ở trong địa ngục, nhờ con thí kinh nên cùng với vong hồn tổ tiên bảy đời được siêu sanh thiên giới”.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Kiếp người, nếu không chịu tu tập sẽ không còn kịp nữa
Tư liệu 19:45 30/11/2024Tôi nghĩ mình nhờ có chút thiện căn, những kiếp trước cúng dường Tam Bảo, xuất gia tu hành tinh tấn, nỗ lực hoằng pháp độ sinh, nên đời nay phước duyên đó khiến tôi sớm được gặp Phật pháp tu hành.
Phát huy vai trò của Ni giới trong xã hội
Tư liệu 09:26 30/11/2024Phật giáo cho rằng đạo đức là nền móng vững chắc Nhất để xây dựng tôn giáo của mình. Đức phật là người đầu tiên trong lịch sử khởi xướng phong trào bình đẳng nam nữ trong xã hội. Với quan điểm Này thì đức phật là Người đặt những những hòn đá tảng đầu tiên để xây dựng nên lâu đài bình đẳng giới.
Long vương và tiếng chuông chùa tiêu trừ ác tâm
Tư liệu 13:15 28/11/2024Trên đỉnh núi Hy Mã có một cái ao lớn, trong ao có rất nhiều rồng trú ngụ, chúng thường hay làm mưa nổi gió nhổ bật cây cối, gây nguy hại cho nhân dân ở dưới núi. Bởi vậy, dân chúng ở dưới núi than khổ dậy trời, phần lo dọn dẹp, phần thì chết chóc. Một vùng hoang tàn thê lương.
Kinh Bách dụ giảng giải: Để xác trong nhà
Tư liệu 16:15 27/11/2024Người ngu có bẩy người con, chết mất một, người ngu định để xác con trong nhà, rồi dọn đi nơi khác. Có người khuyên, sao không đem xác chết đi chôn, mà lại để trong nhà, rồi phải dọn đi nơi khác ở.
Xem thêm