Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 12/02/2020, 05:26 AM

20 câu trả lời giải đáp trọn vẹn thắc mắc về 2019-nCoV

20 câu hỏi và lời đáp sau đây về virus corona (2019-nCoV) sẽ giải tỏa giúp bạn những băn khoăn và tìm ra biện pháp sống an toàn cho bản thân trước nỗi sợ nCoV.

 > Phòng chống virus corona (2019 - nCoV)

1. Tại sao phải cách ly người trở về từ Trung Quốc?

Những người trở về từ Trung Quốc có nguy cơ mang mầm bệnh mà không có biểu hiện bệnh, có thể lây lan bệnh ra cộng đồng trước khi phát bệnh, nên phải cách ly ngay sau khi nhập cảnh.

2. Thời gian cách ly người từ Trung Quốc về là bao nhiêu, có nhất thiết phải cách ly không?

2019-nCoV gây bệnh viêm đường hô hấp cấp có thời gian ủ bệnh tối đa là 14 ngày. Việc cách ly các đối tượng tối thiểu 14 ngày là bắt buộc nhằm giảm lây nhiễm cho cộng đồng.

Những người trở về từ Trung Quốc có nguy cơ mang mầm bệnh mà không có biểu hiện bệnh, có thể lây lan bệnh ra cộng đồng trước khi phát bệnh, nên phải cách ly ngay sau khi nhập cảnh.

Những người trở về từ Trung Quốc có nguy cơ mang mầm bệnh mà không có biểu hiện bệnh, có thể lây lan bệnh ra cộng đồng trước khi phát bệnh, nên phải cách ly ngay sau khi nhập cảnh.

3. nCoV là chủng mới gây bệnh viêm đường hô hấp cấp, vậy các chủng cũ của virus corona gây bệnh gì?

Có bảy chủng coronavirus trên người đã được biết tới:

Coronavirus 229E ở người (HCoV-229E): gây nhiễm trùng hô hấp, cảm lạnh;

Coronavirus OC43 (HCoV-OC43): gây nhiễm trùng hô hấp, cảm lạnh;

SARS-CoV: gây bệnh viêm đường hô hấp cấp nặng;

Coronavirus ở người NL63 (HCoV-NL63, coronavirus New Haven);

Coronavirus ở người HKU1;

(MERS-CoV): Hội chứng hô hấp Trung Đông (viêm phổi và suy thận);

Coronavirus mới (2019-nCoV): gây viêm đường hô hấp (hay viêm phổi Vũ Hán)

Coronavirus mới (2019-nCoV): gây viêm đường hô hấp (hay viêm phổi Vũ Hán)

Coronavirus mới (2019-nCoV): gây viêm đường hô hấp (hay viêm phổi Vũ Hán)

4. nCoV gây bệnh như thế nào (cơ chế)?

Khi xâm nhập vào vật chủ, protein S gắn vào thụ thể của nó trên bề mặt màng tế bào niêm mạc đường hô hấp của vật chủ. Bước tiếp theo sau khi xâm nhập tế bào vật chủ là dịch mã gen sao chép từ RNA gen của virion. Đầu tiên chúng tổng hợp ra sợi ARN  các protein cấu trúc virus S, E và M được chuyển vào lưới nội bào (ER) và di chuyển vào khoang trung gian reticulum-Golgi (ERGIC)  Nucleocapsid  các hạt virion trưởng thành.

5. Vệ sinh hô hấp là gì? Tại sao phải thực hiện như vậy?

Vệ sinh hô hấp là các biện pháp ngăn ngừa các dịch tiết hô hấp văng bắn vào người xung quanh. Làm như vậy để giảm nguy cơ lan truyền các mầm bệnh trong cộng đồng và bệnh viện.

6. Các biện pháp vệ sinh hô hấp là gì?

Che mũi miệng khi ho bằng khăn giấy; loại bỏ khăn và rửa tay ngay sau đó, nếu không có khăn thì ho vào khuỷu tay. Mang khẩu trang khi có triệu chứng hoặc tiếp xúc gần với người có triệu chứng. Khi có người bệnh, sắp xếp họ cách nhau > 1m.

Các nghiên cứu chỉ ra nCoV chỉ ủ bệnh 14 ngày, chưa có nghiên cứu thấy nó dài hơn.

Các nghiên cứu chỉ ra nCoV chỉ ủ bệnh 14 ngày, chưa có nghiên cứu thấy nó dài hơn.

7. Chỉ cần sát khuẩn tay bằng cồn có thể ngăn ngừa được nCoV không?

Sai, ngoài sát khuẩn tay còn phải rửa tay bằng nước sạch, vệ sinh hô hấp và mang khẩu trang đúng chỉ định mới an toàn.

8. Chỉ cần mang khẩu trang N95 không bị nhiễm nCoV đúng không?

Sai, khẩu trang N95 chỉ dành cho nhân viên y tế khi lấy mẫu bệnh phẩm, làm xét nghiệm, trực tiếp thăm khám điều trị bệnh nhân nCoV, đặc biệt là các thủ thuật tạo khí dung trên người bệnh. Ngoài mang khẩu trang, còn cần phải rửa tay và vệ sinh tay đúng cách.

9. Sau cách ly 14 ngày, nếu không bị bệnh nCoV có yên tâm không bị bệnh không?

Đúng, các nghiên cứu chỉ ra nCoV chỉ ủ bệnh 14 ngày, chưa có nghiên cứu thấy nó dài hơn.

10. Tại sao người tiếp xúc gần người bệnh cũng phải cách ly 14 ngày?

Những người tiếp xúc gần người bệnh cũng có nguy cơ mang mầm bệnh mà không có biểu hiện bệnh ra ngoài nên có thể lây cho côộng đồng, do đó, phải cách ly ngay sau khi tiếp xúc.

Hiện tại chưa có vaccine và thuốc dự phòng điều trị đặc hiệu.

Hiện tại chưa có vaccine và thuốc dự phòng điều trị đặc hiệu.

11. Đối tượng nào phải bắt buộc vào khu cách ly riêng? Ai được tự cách ly ở nhà?

Các đối tượng nhập cảnh từ vùng dịch có hay không có triệu chứng đều bắt buộc phải cách ly. Người tiếp xúc gần có thể tự cách ly tại nhà nếu không có triệu chứng hô hấp.

12. Nhân viên y tế dù mang đủ phương tiện phòng hộ tại sao vẫn phải cách ly 14 ngày?

Vì dù mang đủ phương tiện phòng hộ nhưng vẫn có nguy cơ nhiễm nCoV nên vẫn phải cách ly khỏi gia đình đủ 14 ngày sau khi tiếp xúc ca bệnh cuối cùng trước khi ra khỏi bệnh viện.

13. Có phải trả chi phí xét nghiệm nCoV không?

Không, các xét nghiệm khẳng định nCoV được nhà nước miễn phí.

Khẩu trang N95 chỉ dành cho nhân viên y tế khi lấy mẫu bệnh phẩm, làm xét nghiệm, trực tiếp thăm khám điều trị bệnh nhân nCoV, đặc biệt là các thủ thuật tạo khí dung trên người bệnh. Ngoài mang khẩu trang, còn cần phải rửa tay và vệ sinh tay đúng cách.

Khẩu trang N95 chỉ dành cho nhân viên y tế khi lấy mẫu bệnh phẩm, làm xét nghiệm, trực tiếp thăm khám điều trị bệnh nhân nCoV, đặc biệt là các thủ thuật tạo khí dung trên người bệnh. Ngoài mang khẩu trang, còn cần phải rửa tay và vệ sinh tay đúng cách.

14. Dịch nCoV kéo dài bao lâu?

Theo các nhà dịch tễ, dịch thường kéo dài khoảng 2-3 tháng thí sẽ lui và chấm dứt.

15. Có thể dùng điều hòa trong nhà không?

Tốt nhất là mở cửa thông thoáng, nếu dùng điều hòa nên để nhiệt độ trên 26 độ giảm nguy cơ lây nhiễm.

16. Tại sao tử vong do nCoV hay gặp ở người trên 60 tuổi?

Vì những người này thường có bệnh lý mạn tính kèm theo như đái đường, suy thận, giảm sức đề kháng nên dễ bị nhiễm bệnh hơn, dễ tử vong hơn.

Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy nCoV trong phân nhưng chưa rõ chúng có lây qua đường tiêu hóa không.

Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy nCoV trong phân nhưng chưa rõ chúng có lây qua đường tiêu hóa không.

17. Bệnh này nguy hiểm hơn bệnh SARS đúng không?

Sai, bệnh này lây truyền nhanh hơn nhưng tỷ lệ tử vong thấp hơn (chỉ 2%) trong khi SARS là 10%.

18. Sinh hoạt tình dục cũng làm lây nCoV đúng không?

Không chính xác. Bệnh chỉ lây qua giọt hô hấp nên khi sinh hoạt tình dục có hôn nhau thì có nguy cơ lây nCoV. Chưa có nghiên cứu chứng minh chúng lây quan đường tình dục.

19. nCoV có lây qua đường ăn uống (tiêu hóa) không?

Chưa rõ, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy nCoV trong phân nhưng chưa rõ chúng có lây qua đường tiêu hóa không.

20. Có thể đi tiêm phòng bệnh nCoV không?

Không, hiện tại chưa có vaccine và thuốc dự phòng điều trị đặc hiệu. Bạn phải chờ các nhà khoa học nghiên cứu và thử nghiệm vaccine, trước khi chính thức công bố có loại vaccine có thể kháng bệnh (thường mất khoảng 1 năm).

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

‘Báo động đỏ’ ở hồ lớn nhất thế giới

Môi trường 16:58 20/11/2024

Mực nước tại biển Caspi sụt giảm nghiêm trọng khiến nơi được xem là hồ nước lớn nhất thế giới đứng trước nguy cơ trở thành vùng đất khô cằn.

Tin mới nhất về bão số 9: Cường độ cấp 11, cách quần đảo Hoàng Sa 350km

Môi trường 10:09 19/11/2024

Bão số 9 Man-yi mạnh cấp 9, giật cấp 11, cách quần đảo Hoàng Sa 350km và đang suy yếu. Dự báo, khoảng ngày mai (20/11), bão thành vùng áp thấp trên vùng biển ngoài khơi Trung Trung Bộ.

Bão Man-yi trở thành siêu bão, hướng vào vùng biển miền Trung

Môi trường 17:04 16/11/2024

Siêu bão Man-yi càng áp sát đất liền Philippines càng mạnh lên, dự báo ngày 18/11 siêu bão sẽ đi qua đảo Luzon của nước này rồi đi vào Biển Đông, trở thành bão số 10 năm 2024.

Ô nhiễm môi trường từ góc nhìn y học

Môi trường 09:13 15/11/2024

Ô nhiễm môi trường là khẩu hiệu từ bao đời của nhân loại, nhưng nó quá rộng, quá to lớn để hiểu và nói về. Vậy ô nhiễm môi trường cụ thể là cái gì, bao gồm những kiểu nào, và tác động lên sức khoẻ sinh học của con người ra sao?

Xem thêm