200 đứa trẻ họ "Hồ" lớn lên trong vòng tay của thầy trụ trì chùa Hồng Quang
Lúc trời sẩm tối hoặc rạng sáng, khi tiếng kinh trong chùa vừa dứt, đó là thời điểm những người phụ nữ "lỡ dở" hay mang con bỏ nơi cổng chùa. Trụ trì Thích Thiện Thông kể, thấm thoắt 20 năm thầy đã nuôi trên 200 trẻ nhỏ, có đứa bị bỏ rơi còn nguyên cuống rốn, giờ đã vào đại học.
Chú tiểu mồ côi bị điếc đột ngột "thèm" nghe tiếng thầy!
Một ngày giữa tháng mười, chúng tôi tìm đến mái ấm Hồng Quang (xã Tân Hoà, thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) - nơi nuôi dưỡng, chắp cánh ước mơ cho hàng trăm trẻ mồ côi, trẻ khuyết tật bị cha mẹ bỏ rơi từ khi mới lọt lòng.
Thầy Thích Thiện Thông trong 20 năm qua đã nuôi và chăm sóc hàng trăm em nhỏ có hoàn cảnh kém may mắn, nay có nhiều em đã trưởng thành, có em đã đỗ đại học, có em còn được làm việc trong lĩnh vực kiểm toán Nhà nước,... khiến chúng tôi có nhiều thiện cảm về một vị chân tu.
Kể về những chú tiểu trong chùa, thầy đưa ánh mắt buồn hướng về cậu bé 10 tuổi - Hồ Văn Huy. Bé Huy mồ côi cha từ lúc lọt lòng, vì hoàn cảnh khó khăn mẹ bé không nuôi được con nên mang bé đến nương nhờ cửa phật từ lúc cậu bé 3 tháng tuổi. 2 tháng trước, thầy phát hiện chú tiểu Huy bị điếc sâu, điếc đột ngột, đã đi chữa nhiều nơi nhưng không được khiến lòng thầy rất buồn!
Thầy kể: "Vào khoảng giữa tháng 8 năm nay, khi thầy mới đi công chuyện về thì thấy bé Huy ngồi một mình trong góc nhà, thấy vậy thầy gọi con ra để hỏi han mà không thấy bé trả lời, thầy lại gọi lớn hơn cũng không thấy con dạ hay quay về phía thầy.
Đến buổi tối, sau khi ăn cơm xong thầy lại gọi con ra, muốn hỏi xem hôm nay con làm sao, thầy gọi lớn con cũng không phản ứng. Thầy nghĩ, có thể con đang lì (đang bướng) hoặc đang làm nũng nên thầy lại gần phát vào vai và bảo “sao thầy gọi lớn vậy mà con không dạ”, thì bé oà khóc rồi giơ tay ra hiệu với thầy là con không hiểu. Thầy biết đã trách oan con, ôm con vào lòng hai thầy trò cùng khóc!", giọng chùng lại, thầy Thông chia sẻ!
Sáng hôm sau, thầy đưa bé Huy lên bệnh viện Tai Mũi họng TP HCM khám, tại đây bác sĩ kết luận: “bé Huy điếc sâu, điếc đột ngột cả 2 tai”. Ra khỏi viện thầy buồn lắm mà không biết phải làm sao, thầy lại đưa con sang bệnh viện Nhi đồng TP HCM chiếu chụp, ở đây bác sĩ cũng kết luận: “Bé Huy điếc sâu, không rõ nguyên nhân”.
Thầy Thông cho hay, theo tìm hiểu của thầy phương pháp cuối cùng để cậu bé có thể nghe lại được chỉ có giải pháp cấy điện cực ốc tai. Thầy chưa hiểu lắm về phương pháp này, hơn nữa phẫu thuật này lên tới vài trăm triệu nên thầy đang tìm hiểu thêm và tìm nơi giúp đỡ.
Nét mặt sư thầy không giấu được sự lo lắng, buồn phiền, khi thấy chú tiểu Huy, từ một đứa bé hoạt bát, giờ thành khuyết tật. "Các con ở đây đều rất thiệt thòi, thiếu thốn tình thương nên thầy chỉ mong các con lớn lên mạnh khoẻ như những đứa trẻ bình thường", thầy Thông tâm sự!
Những đứa trẻ mang họ Hồ
Cuộc trò chuyện của chúng tôi với thầy Thông bỗng bị cắt ngang bởi hàng chục em nhỏ ríu rít ùa về sau giờ học, chúng lễ phép khoanh tay chào thầy và khách.
Nói về đứa trẻ đầu tiên được nhận nuôi, sư thầy Thích Thiện Thông cho biết: "Năm ấy thầy học lớp 7 (cách đây tròn 20 năm), vào một buổi sáng sớm sau khi thầy tụng kinh xong thì ra quét sân chùa. Từ phía cổng chùa thầy nghe thấy tiếng khóc của trẻ, khi đến gần thấy một em bé khoảng 1 tháng tuổi, người quấn tã hoa được đặt trong một chiếc giỏ.
Thầy vội bế bé lên, khi được bế thì đứa trẻ không khóc nữa. Từ lúc đó, thầy linh cảm mình có duyên với đứa trẻ nên bế bé vào xin phép sư phụ cho thầy được chăm sóc con".
Giọng chậm rãi, thầy kể tiếp: Ngày đó thầy còn nhỏ, nên cũng chưa biết chăm sóc trẻ thế nào, thầy nuôi bé đơn giản lắm. Hàng ngày thầy lấy nước cơm cho bé ăn, rồi lấy sữa ông thọ pha cho bé uống,… ngoài những lúc đi học thì thời gian còn lại và ban đêm thầy và đứa trẻ gắn với nhau như đôi bạn. Cứ thế rồi cũng qua tháng, qua năm cho đến khi con lớn.
Đứa trẻ ngày ấy được thầy đặt tên Hồ Văn Từ, mang họ tục của thầy. (Thầy Thích Thiện Thông, tên tục trong khai sinh Hồ Văn Tuấn).
Một lần khác (năm 2016) như có linh tính thế nào, cả ngày thầy bận rộn với bọn trẻ, mà đêm đến lại bồn chồn khó ngủ. Đêm đó trời mưa nhỏ, khoảng hơn 24h đêm, thầy dậy đi kiểm tra một vòng quanh chùa thì thấy tiếng khóc yếu ớt phát ra từ phía cổng chùa. Thầy phát hiện ra hài nhi vẫn còn dính cuống rốn và lại mang bé về nuôi và đặt tên bé là Hồ Văn Tâm.
Cũng từ đó, mỗi năm lại có thêm vài cháu bị bỏ ở cổng chùa, rồi có cháu vì gia đình quá khó khăn không nuôi được nên mang con đến chùa xin thầy nuôi giúp. Theo đó, số trẻ tăng lên từng năm, lúc đầu vài cháu, rồi lên đến 20 cháu, 35 cháu, 50 cháu, rồi hơn 100 cháu... tất cả các cháu đều được đến trường học tập và hướng thiện.
Thầy Thông kể, ở chùa phương pháp dậy của thầy không quá rắc rối, thầy luôn chỉ bảo các con theo hai con đường hướng thiện: một là theo nghiệp đi tu; hai là hoàn tục ra đời kiếm sống. Tuy nhiên cả hai hướng trên thầy đều bảo các con nếu đi theo hướng nào thì cũng đều phải học, chí ít làm công nhân thì cũng phải có bằng cấp THPT thì người ta mới nhận.
Khoe với chúng tôi thời khắc vui nhất trong ngày, bé Hồ Thị Linh (9 tuổi) nói: “Con thích nhất buổi tối, khi học bài xong thì tất cả sang phòng sư phụ (cách các bé gọi thầy Thông) chơi. Thầy kể chuyện và dạy tụi con phải biết cố gắng học giỏi, giúp đỡ các bác và thầy trông các em, phải nhường nhau, không đánh lộn,… nhiều thứ lắm nhưng con không nhớ hết”, cô bé nhoẻn miệng cười!
Dẫn chúng tôi đi thăm nơi ăn, ở của các con anh Lại Nhựt Trường, người đã có 11 năm gắn bó với những công việc của mái ấm Hồng Quang cho hay: Những ngày đầu Thầy cực lắm. Gần 15 năm (từ 1999 đến năm 2014) một mình thầy chăm sóc tất cả các con ở đây, lúc đầu có 20 bé về sau lên đến 50 bé, mà bé nào cũng có hoàn cảnh khó khăn.
Một ngày của Thầy thức dậy từ 3h - 3h30 sáng để cho các bé sơ sinh uống sữa, nấu nướng đồ ăn sáng cho các bé khác, giặt giũ, dọn dẹp chùa, gọi các con dậy đi học, với những bé học mầm non Thầy thường tự đưa đến lớp,… Thầy bộn rộn cả ngày với lũ trẻ đến 23-24h khuya mới được nghỉ. Đó là chưa kể, khi các con ốm đau, thầy vừa chăm đứa ốm ở viện, vừa phải lo việc ở chùa cho các con khác.
Thấy Thầy cực quá một số phật tử cũng thay nhau giúp đỡ, nhưng không được thường xuyên vì các phật tử cũng bận việc gia đình. Mãi đến năm 2014, vì số trẻ tăng lên nhiều nên thầy nhờ thêm 3-4 cô phật tử ở hẳn trong mái ấm giúp Thầy chăm sóc các bé. “Chỉ với một tình yêu bao la và sự nhân ái vô bờ, mới có thể làm được như Thầy trong từng ấy năm”, anh Trường xúc động nói.
Chia sẻ với chúng tôi, thầy Thông cho biết: Các con ai học được thầy động viên cho học lên cao, con nào học không được thầy định hướng cho học nghề, con nào muốn xuất gia thầy đều ủng hộ.
Hiện tại, mái ấm Hồng Quang đang nuôi 72 trẻ, trong đó 50 cháu trong độ tuổi đi học (từ mầm non đến cấp 2), chi phí ăn uống, học hành, điện nước, ốm đau,… tiết kiệm nhất mỗi tháng cũng hết từ 100-120 triệu. Nguồn kinh phí này chủ yếu đều trông cậy vào lòng hảo tâm của phật tử các nơi. Ngoài ra, để tăng thêm thu nhập, ở chùa thầy cùng các con làm thêm chanh muối, đậu hũ (đậu phụ) bán kiếm tiền.
Theo thầy Thông, liên quan đến vấn đề chi phí của nhà chùa thì hàng năm đều phải báo cáo cơ quan chức năng là Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội của UBND thị xã Phú Mỹ.
Ông Nguyễn Luân Vũ, Phó Chủ tịch UBND xã Tân Hoà (thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) cho biết, về hồ sơ trẻ em bị bỏ rơi và được chùa nuôi dưỡng thì đều được trụ trì Thích Thiện Thông lập danh sách báo cáo chính quyền địa phương đầy đủ.
"Thỉnh thoảng chính quyền địa phương, UBND, HĐND lại vào chùa khảo sát về cách nuôi dạy trẻ trong chùa và nhìn chung đều đảm bảo vệ sinh. Ngoài ra, vào các dịp lễ như Tết Trung thu, Tết Nguyên Đán... chính quyền địa phương đều phối hợp với nhà chùa tổ chức đón Tết cho các cháu", ông Vũ cho biết.
Mọi sự giúp đỡ dành cho cậu bé Hồ Văn Huy và các em nhỏ tại chùa Hồng Quang xin gửi về:
Mái ấm Hồng Quang.
Tổ 10, thông Phước Tấn, xã Tân Hoà, thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Thầy Thích Thiện Thông.
ĐT: 0986295415
STK: 6000201008746.
Chủ tài khoản: Trung tâm nhân Đạo Hồng Quang. Ngân hàng Nông nghiệp Agribank tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.
Thu Hà – Tuấn Hợp
Theo: Dân Trí
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Đưa tạng chàng trai chết não đi 3 miền để ghép cứu người
Gieo mầm thiện 09:30 03/12/2024Trong 24 giờ đợi bác sĩ đánh giá chết não, chàng trai 18 tuổi chuyển biến nặng tưởng chừng tử vong, song đã giữ được nhịp tim đến cùng dưới sự hỗ trợ của máy móc để hiến tạng cứu 7 người.
Chùa Tường Nguyên khởi công xây dựng 2 cầu bê-tông nông thôn tại tỉnh Hậu Giang
Gieo mầm thiện 05:20 02/12/2024Ngày 1-12, Đại đức Thích Minh Phú, Phó Thường trực Ban Từ thiện xã hội GHPGVN TP.HCM, trụ trì chùa Tường Nguyên (Q.4, TP.HCM) tổ chức khởi công xây dựng công trình cầu nông thôn tại tỉnh Hậu Giang.
Chùa Bồ Đề - mái ấm nơi cửa Phật
Gieo mầm thiện 10:20 01/12/2024Chùa Bồ Đề ở phố Phú Viên, phường Bồ Đề, quận Long Biên (Hà Nội) là nơi cưu mang những mảnh đời bị bỏ rơi giữa chốn nhân gian. Đây không chỉ là nơi tu hành đạo Phật mà còn là mái ấm của những em nhỏ có hoàn cảnh éo le.
Tình nguyện vá đường, hiến máu sau lần sẻ chia ở chùa
Gieo mầm thiện 18:09 30/11/2024Trong 14 năm qua, Phạm Văn Hiếu cùng nhóm tình nguyện đã lặng thầm "vá" hàng ngàn ổ gà tại các tuyến đường trong ngoài thành phố. Không những thế, anh còn hiến máu, hiến tiểu cầu hơn 80 lần và vận động được hàng trăm cùng người tham gia.
Xem thêm