Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 07/04/2022, 17:01 PM

3 dấu hiệu thấy nghiệp chướng của bạn đã được hóa giải

Cuộc sống luôn có luật nhân quả, khi tạo nghiệp thiện, cuộc sống sau này sẽ tự sinh ra những điều may mắn, tốt lành. Nhưng một khi đã là nghiệp xấu, để không gây ra những hệ lụy về sau thì cần phải giải nghiệp.

1.Thấy vận khí thay đổi

Nếu bạn thường xuyên gặp xui xẻo trong quá khứ và thời gian gần đây vận may của bạn bắt đầu được cải thiện thì điều này có ý nghĩa rằng nghiệp chướng của bạn đang có dấu hiệu giảm bớt.

Mọi xui xẻo trên đời này đều bắt nguồn từ ác nhân mà bạn đã gieo trong quá khứ. Việc bạn chấp nhận và chịu đựng được hậu quả xấu đó sẽ giúp giảm bớt ác nghiệp, nghiệp chướng cũng sẽ tiêu trừ.

Con người khi đối diện với việc phải chịu thiệt, chịu khổ thì trong tâm thường phản ứng tức giận. Tuy nhiên nếu như bạn biết chịu thiệt tức là đang nuôi dưỡng tâm hồn an hòa, tính phúc đức sâu dày cho bản thân. Khi nghiệp chướng nhẹ bớt thì vận may sẽ trở nên tốt hơn. Vận khí thay đổi theo chiều hướng tốt hơn thì đừng chỉ biết hưởng phước mà phải tích phước. Còn nếu chỉ chăm chăm hưởng phúc thì sớm muộn gì phước đức cũng tiêu tan hết.

2. Thấy ít phiền não hơn

Nếu như bạn cảm nhận được rằng những lo lắng, phiền não gần đây chẳng còn quấy rầy và làm phiền tâm trí mình nữa thì đây là dấu hiệu cho thấy điềm báo nghiệp chướng đã được tiêu trừ.

Người nào nghiệp càng nặng thì càng lo lắng, tâm không yên ổn, mất ăn mất ngủ. Nghiệp chướng càng nặng thì càng dễ mờ mắt, si tâm vọng tưởng, mê muội, lúc nào cũng thích suy diễn điên đảo.Hiện tượng nghiệp chướng tiêu trừ chính là tâm thanh tịnh.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Không có phiền não nữa, không có vọng tưởng nữa thì nghiệp chướng tiêu trừ. Nếu vọng tưởng thật sự hết rồi thì đó mới thật là tiêu nghiệp chướng. Nếu vẫn còn suy nghĩ đủ thứ, thì nghiệp chướng của bạn cũng chưa được tiêu trừ.

3.Thấy sức khỏe dần được cải thiện

Nghiệp chướng sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của con người. Nghiệp nặng hay nhẹ đều được thể hiện qua thể trạng của con người. Nghiệp chướng càng nặng thì cơ thể càng dễ sinh bệnh. Khi nghiệp chướng thuyên giảm, cơ thể sẽ từ từ phục hồi và ngày càng khỏe mạnh hơn.

Phật dạy căn gốc của bệnh tật xuất phát từ:

Thứ nhất là từ bệnh sinh lý do ăn uống không điều độ, chúng ta ăn uống không vệ sinh, không khoa học; ở, ăn mặc không lưu ý nên bị cảm mạo phong hàn. Những thứ bệnh này thuộc về sinh lý cần tìm bác sĩ chẩn đoán trị liệu.

Loại thứ hai là do oan trái chủ tìm đến tân. .

Loại bệnh này không thuộc sinh lý, thuốc thang sẽ không có hiệu quả, thầy thuốc cũng không thể trị hết. Chỉ có phương pháp duy nhất, đó là hòa giải cùng oan gia trái chủ để họ tiếp nhận, đồng ý và rời khỏi. Cho nên pháp sự siêu độ thông thường dụng ý chính là hòa giải, tiếp nhận cũng có không ít.

Tu là chuyển nghiệp. Một khi Nghiệp được chuyển hóa, hạnh phúc sẽ có mặt ngay hiện tại cũng như trong tương lai.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Tu hành theo hạnh Dược Sư, chữa lành thân tâm bệnh của chính mình

Kiến thức 13:10 31/10/2024

Phật Dược Sư hiểu rõ được những tâm tư nguyện vọng mong muốn của chúng sanh con người, nên phát ra lời nguyện đáp ứng được mọi ước mơ thực tế. Chỉ cần chúng sanh thật tâm tin tưởng biết tu tâm dưỡng tánh nương theo nguyện lực của ngài thì sẽ đạt như ý nguyện.

Yêu thương hơn, hạnh phúc hơn bằng phương pháp “Quán từ bi”

Kiến thức 12:00 31/10/2024

Thực hành phép "Quán Từ Bi", một pháp môn rất vi diệu trong Phật Pháp, được Đức Phật hết sức tán thán, ca ngợi về cả công đức thù thắng, lớn lao, cũng như ý nghĩa quan trọng trong việc tu hành viên mãn đức hạnh.

Hạnh nguyện và năng lực gia trì của đức Phật Dược Sư

Kiến thức 11:10 31/10/2024

Hôm nay, nhân ngày kỷ niệm vía đức Phật Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai, chúng tôi xin nói về mười hai hạnh nguyện của Ngài. Đức Phật Dược Sư còn có tên là Đại Y Vương Phật, Ngài là vị giáo chủ cõi Tịnh Lưu Ly ở phương Đông.

Cảnh cùng khốn

Kiến thức 09:39 31/10/2024

Người khéo học đạo thì trước trị trong để dẹp ngoài, đừng tham ngoài để hại trong. Cho nên giáo hóa chúng sanh, cốt yếu ở tâm thanh tịnh. Muốn chánh được người, cố nhiên phải chánh mình trước.

Xem thêm