Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 19/03/2020, 06:36 AM

3 lý do doanh nhân nên tập thiền

Cố Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu, nhà đồng sáng lập Apple Steve Jobs và Tổng biên tập tờ The Huffington Post Arianna Huffington có một điểm chung: cùng là “tín đồ” của phương pháp thiền định.

 > Chuyện tập thiền của Đại tướng Võ Nguyên Giáp: Bí quyết sống lâu, sống có ích

Cuộc sống có lúc giống như một đường đua, nhưng việc đơn giản là ngồi xuống đôi khi lại hiệu quả hơn nhiều so với việc liên tục lao về phía trước. Đó chính là lý do vì sao thiền định trở thành lựa chọn của nhiều doanh nhân cũng như nhà lãnh đạo hàng đầu thế giới.

Sau đây là 3 lý do doanh nhân nên tập thiền:

Tập thiền tăng cường sự tập trung

Việc ngồi thiền đòi hỏi sự tập trung tâm trí. Theo các nhà nghiên cứu của Đại học California, Santa Barbara, chỉ 2 tuần luyện tập thiền chánh niệm có thể làm giảm sự mất tập trung, tăng cường khả năng nhận thức và sự chú ý.

Với An Alcantara – tác giả tự do, nhà biên tập sách, đồng sở hữu nhà nghỉ “bed and breakfast” Casa San Pablo ở Philippines (dịch vụ nhà nghỉ chỉ phục vụ chỗ ngủ và một bữa ăn duy nhất trong ngày là bữa sáng), thiền định giúp bà tập trung và “phân biệt được việc gì cần làm và việc gì cần phải bỏ qua”.

Nghiên cứu về những bí ẩn tuyệt vời của Thiền định

Ngày nào tôi cũng ngồi thiền. Khoảnh khắc phức tạp nhất trong quá trình ngồi thiền là: giữ trí tuệ rời khỏi việc chạy theo các ý nghĩ, như con khỉ chạy theo quả chuối – Cố thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu( trích báo Đại Đoàn Kết)

Ngày nào tôi cũng ngồi thiền. Khoảnh khắc phức tạp nhất trong quá trình ngồi thiền là: giữ trí tuệ rời khỏi việc chạy theo các ý nghĩ, như con khỉ chạy theo quả chuối – Cố thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu( trích báo Đại Đoàn Kết)

Tập thiền giảm căng thẳng

Rodney Laurel – chủ sở hữu công ty phân phối đồ dùng văn phòng Accupoint Systems và công ty phân phối đồ nội thất Soho Consolidated Corporation cho rằng, sự căng thẳng vẫn luôn tồn tại, nhưng thiền định thường xuyên giúp chúng ta kiểm soát nó và duy trì trạng thái cân bằng.

Các công ty như Apple và Google cũng sớm nhận ra điều này và đã kết hợp thiền chánh niệm vào văn hóa công ty.

Alcantara và Laurel – hai thành viên của nhóm thiền Bahay Dalangin ở Philippines (từng có sự tham gia của Eugenio Lopez Jr. – Chủ tịch danh dự của mạng lưới truyền hình thương mại ABS-CBN giai đoạn 1993 – 1997) cho biết, ngồi thiền giúp họ làm chủ sự nóng nảy, dạy họ cách khuôn biệt cảm xúc và từ đó kiểm soát căng thẳng tốt hơn. Đây là một kỹ năng cần thiết giúp các doanh nhân có thể tìm thấy chính mình trong những tình huống khó khăn.

Thiền định - dưỡng chất chuyển hóa thân tâm

Cuộc sống có lúc giống như một đường đua, nhưng việc đơn giản là ngồi xuống đôi khi lại hiệu quả hơn nhiều so với việc liên tục lao về phía trước. Đó chính là lý do vì sao thiền định trở thành lựa chọn của nhiều doanh nhân cũng như nhà lãnh đạo hàng đầu thế giới.

Cuộc sống có lúc giống như một đường đua, nhưng việc đơn giản là ngồi xuống đôi khi lại hiệu quả hơn nhiều so với việc liên tục lao về phía trước. Đó chính là lý do vì sao thiền định trở thành lựa chọn của nhiều doanh nhân cũng như nhà lãnh đạo hàng đầu thế giới.

Tập thiền thúc đẩy sự sáng tạo, tìm thấy ý nghĩa của công việc

Nếu không nhờ thiền định, Alcantara đã không có đủ khả năng thực hiện bước đột phá của đời mình sau hơn 20 năm làm việc trong lĩnh vực xuất bản và truyền thông, đó là rời khỏi “cuộc sống công ty” để dấn thân vào con đường kinh doanh. Bà cho biết: “Tôi nghỉ hưu vào năm 2012 để theo đuổi con đường ít người đi” và gọi đó là “sự tái tạo”. Ngồi thiền giúp Alcantara như tìm thấy lại bản thân và cảm thấy ý nghĩa hơn đối với công việc mình đang làm.

Còn Laurel thì chia sẻ: “Trong kinh doanh, chúng ta luôn nghĩ về việc thu lại lợi nhuận càng nhiều càng tốt nhưng điều mà thiền định dạy tôi là đừng chỉ nên tích lũy mà còn phải biết cách thực sự đào sâu vào một điều gì đó”.

Theo: doanhnhansaigon.vn

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Thân và tâm chính là cánh cửa để người học Phật bước vào chân lý

Kiến thức 17:05 22/11/2024

Người học Phật phải lấy thân này làm nơi để thực hành giới, lấy tâm này làm nơi để thực tập định và tuệ. Khi thân và tâm được thanh lọc qua quá trình thực hành, thì người học Phật cũng từng bước đi đến sự giác ngộ và giải thoát.

Tu hành là gì? Như thế nào gọi là tu hành?

Kiến thức 10:00 22/11/2024

Mọi người nhất định không nên hiểu lầm, hiểu sai đi ý nghĩa của hai chữ tu hành này. Như thế nào gọi là tu hành?

Bố thí sinh phiền não

Kiến thức 09:32 22/11/2024

Thuở xưa, khi mà Ngài Xá-lợi-phất đang tu Bồ-tát đạo, công phu tu tập chưa được vững. Một hôm có người Bà-la-môn đến thử Ngài. Họ nói: - Người tu hạnh Bồ-tát cần phải bố thí. Tôi nay có chút việc đến xin Ngài giúp cho.

Tâm là gì?

Kiến thức 09:16 22/11/2024

Trong chữ Hán, chữ (心) được mô tả bằng bốn câu thơ như sau: “Tam điểm như tinh tượng/ Hoành câu tợ nguyệt tà/ Phi mao tùng thử đắc/ Tố Phật dã do tha”.

Xem thêm