Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 14/03/2024, 20:29 PM

36 tội lỗi nhân quả của việc uống rượu

Trong kinh Phạm Võng, việc uống rượu được coi là làm tổn thương bản thân, đồng thời bị kết tội khinh cấu. Người bán rượu hoặc tạo ra rượu gây hại cho nhiều người khác, đặc biệt là quy mô lớn, bị kết căn thành bổn trọng tội. Cảnh báo rằng không nên khuyến khích người khác uống rượu, thậm chí là tự uống.

Theo quan điểm Phật giáo, mọi loại rượu đều nên tránh uống, và việc cố uống hoặc thúc đẩy người khác uống sẽ khiến Phật tử phạm tội khinh cấu.

Giới Luật của người xuất gia và tại gia cũng đều chấp nhận nguyên tắc này. Trong kinh “Sa di Luật nghi,” giới không uống rượu được mô tả như sau: “Thà uống nước đồng nấu chảy, thận trọng không phạm vào rượu” (Ninh ẩm dương đồng, thận vô phạm tửu). Kinh “Trung A hàm” cung cấp một danh sách chi tiết về 6 điều lỗi của người uống rượu, bao gồm mất của, sinh bệnh, gây gổ, đánh nhau, mang tiếng xấu, và làm mờ trí tuệ.

Ảnh minh hoạ.

Ảnh minh hoạ.

Kinh “Phân Biệt Thiện Ác Sở Khởi” đi sâu vào việc mô tả 36 tác hại mà việc uống rượu mang lại cho cá nhân và xã hội. Các hậu quả này bao gồm mất kính cha mẹ, gây rối và xung đột gia đình, mất tư cách, và nhiều hậu quả tiêu cực khác.

Như trong Đại Trí Độ Luận đã thuyết minh: “Uống rượu sinh ra 36 thứ tội lỗi, nên gọi là vô lượng tội lỗi”. Ngoài ra, các kinh khác như kinh Phân Biệt Thiện Ác Sơ Khởi, kinh Phân Biệt Thiện Ác Báo Ứng, cũng đều nói uống rượu sinh ra 36 thứ tội lỗi. Kinh Phân Biệt Thiện Ác Sơ Khởi nói: “Đức Phật dạy người sinh trên thế gian này đa số đều thích uống rượu cho say. Khi đã say rồi thì dễ sinh 36 thứ tội lỗi”.

Trong Kinh Quỷ Vấn Mục Liên nói: “Một hôm tôn giả Mục Liên du hành trong cảnh giới ngạ quỷ. Có một con quỷ thấy Tôn Giả đến nên thỉnh vấn rằng: “Kính bạch Tôn Giả! Một đời của con từ sinh đến nay, tâm tính ngu si đần độn không biết gì, chẳng biết do tội nghiệp chi mà mà chiêu cảm khổ báo ấy?”.

Tôn Giả đáp rằng: “Đấy chính là do trong lúc làm người ở thời quá khứ, người thường đem rượu cho người uống, lại cưỡng ép, khuyên người khác uống rượu, muốn cho người say sưa, mê loạn để tự lấy làm thú vui. Khổ báo ngu si, đần độn này chỉ mới là hoa báo, quả báo sau khi bỏ thân quỷ này phải đọa vào địa ngục”.

36 tội lỗi khi uống rượu

Đức Phật tiếp tục giảng dạy về tác hại của việc uống rượu, nói rằng “Rượu là thứ làm cho người uống hay sanh ra vô lượng tội lỗi”. Trong Đại Trí Độ Luận, nói rõ rằng việc uống rượu sinh ra 36 thứ tội lỗi, được mô tả như sau:

1) Người uống rượu say rồi thì làm con đối với cha mẹ không biết kính thờ; làm tôi đối với vua không biết tôn trọng. Do đó mà cha con, vua tôi không có trên dưới.

2) Nói năng lộn lạo và hay sanh lỗi lầm.

3) Phạm tội lưỡng thiệt và ưa nói nhiều.

4) Nếu có việc gì cần giấu kín, nhưng khi đã say rồi thì đem nói tất cả.

5) Mắng chửi trời đất không hề sợ tội.

6) Nằm giữa đường sá không thể về nhà, mọi thứ đồ đạc mang theo đều bỏ mất hết.

7) Không thể tự sửa mình cho chính đáng.

8) Đi đứng ngả qua, ngả lại, lúc thì ngửa mặt lên trời, lúc lại gầm đầu xuống đất, có khi bị sa hầm, sa hố, thân thể bị tổn thương.

9) Không thể đi đứng vững vàng nên phải bò lết như người què, đến khi đứng dậy được thì thân thể, mặt mày đều bị xây xát, trầy trụa.

10) Lúc bán buôn hay bị lầm lộn và thường vọng động xúc phạm mọi người.

11) Phế bỏ công việc không lo làm ăn.

12) Tài vật bị tổn hao.

13) Vợ con đói khát mặc kệ không nghĩ đến.

14) Kêu la, chửi mắng không biết nể sợ pháp luật quốc gia.

15) Thoát bỏ hết y phục để thân thể lõa lồ mà đi trên đường sá.

16) Chui bậy vào nhà người, gặp đàn bà, con gái thì lôi kéo, nói năng xằng bậy, xúc phạm đến họ, tạo vô lượng tội lỗi.

17) Thấy bất cứ ai đến gần đều muốn gây gổ với họ.

18) Dộng đất kêu la làm kinh động xóm làng.

19) Giết bừa súc vật không biết tội phước.

20) Đồ đạc trong nhà đập bể tan nát.

21) Vợ con coi như kẻ tù tội, say sưa nói bậy bạ không ra gì.

22) Thân cận với bè đảng ác.

23) Xa lánh không chịu gần gũi với bậc hiền thiện.

24) Ngủ như chết, đến khi tỉnh dậy thân thể đau nhức như người bị bệnh.

25) Những thứ uống ăn đều nôn mửa ra trông thật ghê tởm, khiến vợ con đều phải chán ghét.

26) Khi đi đâu, nếu gặp voi, ngựa, chó sói, vì tâm ý tán loạn nên không biết sợ sệt, xa tránh.

27) Không kính kinh pháp, không tôn trọng bậc hiền thiện, không cung kính sa môn.

28) Hoang dâm vô độ không biết e sợ.

29) Hình thể như kẻ điên cuồng khiến ai nấy đều tránh xa.

30) Giống như người chết, không biết gì cả.

31) Mang bệnh nghiện rượu, thân thể màu vàng, úa ứa giống như trái cây chín. Có khi mặt mày sanh ghẻ lác.

32) Thiên long, thiện thần đều tránh xa vì các ngài rất ghét uống rượu.

33) Thiện hữu tri thức ngày một lánh xa.

34) Khi say thì ngồi chồm hổm, gặp các quan cao cấp cứ lấy mắt nhòm ngó không biết sợ sệt, nếu bị đánh đập thì nhắm nghiền mắt lại.

35) Sau khi xả thân bị đọa vào địa ngục Thái Sơn, thường bị ngục tốt dùng nước đồng sôi rót vào miệng. Lục phủ, ngũ tạng đều bị cháy nát, cầu sống không được, cầu chết cũng khó. Thọ khổ như vậy trải qua ngày muôn năm.

36) Khi thọ tội ở địa ngục đã mãn, sanh lên làm nhân gian làm người tâm trí ám độn không biết gì. Hiện nay những người tâm trí ngu độn, không biết gì cả, đều do đời trước ưa uống rượu mà bị dư báo ấy. Như thế, ta đã nói phân minh, các ngươi đối với rượu cần phải thận trọng, vì uống rượu có 36 thứ lỗi. Người nào uống rượu đều phạm đủ cả”.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

“Người đời tranh nhau những chuyện không đâu”

Kiến thức 16:50 21/11/2024

Đời này chúng ta chết rồi sẽ sanh tới cõi nào? Tôi có thể sanh về đâu? Đời sau chúng ta có nắm chắc sanh tới cõi nào hay chăng? Còn tiếp tục luân hồi hay chấm dứt luân hồi?

Làm thế nào để tạo ra phước đức bền vững?

Kiến thức 16:10 21/11/2024

Người sống có phúc có đức chắc chắn sẽ an vui hạnh phúc bền lâu, nhưng quan trọng là làm thế nào để tạo ra phước đức bền vững?

Từ, bi, hỷ, xả - bốn tâm vi diệu

Kiến thức 13:12 21/11/2024

Bốn tâm vô lượng này tuy riêng biệt nhưng làm nền tảng cho nhau, tương tức với nhau.

Nhớ ơn Thầy Tổ

Kiến thức 08:35 21/11/2024

Chúng ta muốn tỏ lòng biết ơn người đi trước, thì không gì thiết thực hơn là phải thực hành theo ba điểm sau đây...

Xem thêm