Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 14/06/2019, 16:40 PM

40 năm cùng khát vọng chắp cánh làng nghề của người thợ gốm

Sinh ra trong một gia đình bề dày truyền thống làm gốm, ông Phạm Phúc Nguyên (Bát Tràng, Gia Lâm, Hà Nội) từ lâu được biết đến là một người thợ có tiếng tại làng nghề. Hơn 40 năm qua, ông luôn tìm ra những hướng đi mới trong sản xuất, góp phần đưa thương hiệu gốm sứ Bát Tràng vươn cao, bay xa hơn.

Ông Phạm Phúc Nguyên mải mê thổi hồn vào từng tác phẩm gốm.

Ông Phạm Phúc Nguyên mải mê thổi hồn vào từng tác phẩm gốm.

Gây dựng tiếng vang thương hiệu với các sản phẩm thuộc dòng gốm trang trí, những tác phẩm của gia đình ông Nguyên luôn thể hiện được sự mới lạ, hiện đại trong từng chi tiết nhưng vẫn chất chứa giá trị truyền thống. Thế nhưng, ít ai biết rằng để có được chỗ đứng vững chãi trên thị trường ngày hôm nay gia đình ông Nguyên đã phải trải qua bao vất vả trên hành trình tìm ra hướng đi riêng cho những "đứa con" được ra đời từ nỗi lòng và tâm huyết của người thợ gốm Bát Tràng.

Suốt những năm tháng qua, ông Phạm Phúc Nguyên luôn tìm tòi và biết cách tạo ra những điều mới mẻ trong từng tác phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu thẩm mĩ của đông đảo người tiêu dùng.

Chia sẻ về những điều này, ông Phạm Phúc Nguyên chia sẻ: "Tôi sinh ra và lớn lên tại làng nghề Bát Tràng truyền thống, nơi có thể tìm thấy các sản phẩm gốm sứ ở bất cứ nơi đâu. Hơn 40 năm làm nghề, với tôi, khó khăn nhất là luôn phải tìm ra một hướng đi mới cho các tác phẩm của mình. Sản xuất mặt hàng nào, làm như thế nào để sản phẩm của mình luôn có chỗ đứng trên thị trường là câu hỏi thúc giục tôi phải đi tìm câu trả lời mỗi ngày".

Những tác phẩm gốm của gia đình ông Nguyên luôn đáp ứng được thị hiếu người tiêu dùng.

Những tác phẩm gốm của gia đình ông Nguyên luôn đáp ứng được thị hiếu người tiêu dùng.

Bằng kinh nghiệm quý báu của cha ông để lại cùng những thất bại từng trải với nghề, hàng ngày ông Nguyên vẫn miệt mài nghiên cứu, tìm ra những phương pháp nhằm cải tiến trong sản xuất, nghiên cứu những mẫu mã phù hợp với xu hướng cuộc sống hiện đại, nhờ vậy mà các tác phẩm của gia đình ông đến nay đã có mặt khắp mọi tại các thị trường trong và ngoài nước, luôn được người tiêu dùng đón nhận.

"Tôi nghĩ rằng những tác phẩm gốm sứ thủ công truyền thống thì luôn có chỗ đứng, giá trị riêng trong lòng người tiêu dùng trong và ngoài nước. Chỉ cần mình đủ tâm huyết, biết cách khai thác và phát huy những giá trị của cha ông để lại kết hợp với sự sáng tạo trong quá trình sản xuất sẽ tạo ra những sản phẩm được thị trường ưa chuộng", ông Phạm Phúc Nguyên tâm sự về bí quyết giữ lửa đam mê với nghề.

Ông Nguyên luôn có những cải tiến trong sản xuất để tối ưu hiệu quả hoạt động.

Ông Nguyên luôn có những cải tiến trong sản xuất để tối ưu hiệu quả hoạt động.

Khi được hỏi về niềm hạnh phúc lớn nhất với nghề, với ông Nguyên, đó là niềm vui khi thấy người con trai của mình cũng toàn tâm nối nghiệp ông cha, gìn giữ nghề bằng tình yêu và niềm tự hào về mảnh đất quê hương, để ngọn lửa của làng gốm Bát Tràng được các thế hệ mai sau vun đắp và cháy mãi theo thời gian.

Được biết, trong thời gian tới, ông Nguyên sẽ tiếp tục sáng chế những chất liệu men cùng mẫu mã mới cho các tác phẩm gốm của mình, đồng thời tập trung nghiên cứu để tối ưu hóa hiệu quả hoạt động trong sản xuất, tìm thêm hướng đi mới trong kinh doanh, góp phần đưa các sản phẩm gốm sứ Bát Tràng đến gần hơn với mọi người, mọi nhà.

Ông Phạm Phúc Nguyên chia sẻ về tâm huyết với nghề gốm:

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Văn khấn cúng rằm tháng 10 Âm lịch 2024 tại gia cập nhật

Tâm linh Việt 11:30 13/11/2024

Rằm tháng 10 được biết đến là ngày Tết Hạ Nguyên. Đây chính là một trong những ngày rằm quan trọng, ngày lễ lớn mang nhiều ý nghĩa tâm linh đối với người dân Việt.

Văn khấn cúng rằm tháng 9 Âm lịch tại gia cập nhật

Tâm linh Việt 14:45 16/10/2024

Theo quan niệm của người xưa, vào ngày rằm, mặt trăng và mặt trời nhìn rõ nhau, thấu suốt nhau, soi chiếu vào mọi tâm hồn. Bởi thế con người trở nên sáng suốt và trong sạch, đẩy lùi được mọi điều đen tối vẩn đục trong lòng. Đây là thời điểm để con cháu tưởng nhớ đến tổ tiên.

Văn khấn rằm tháng 8 - Tết Trung thu chuẩn nhất

Tâm linh Việt 09:55 15/09/2024

Trong ngày Tết Trung thu, mỗi gia đình Việt thường chuẩn bị mâm lễ cúng dâng lên ông bà tổ tiên. Bên cạnh đó việc chuẩn bị văn khấn ngày rằm tháng 8 âm lịch cũng được nhiều người chú trọng.

Văn khấn mùng 1 hàng tháng tại gia cập nhật

Tâm linh Việt 06:00 03/09/2024

Vào ngày mùng 1 đầu tháng, người Việt thường thắp hương cúng thổ công và gia tiên theo phong tục truyền thống. Ngoài chuẩn bị các đồ lễ cúng đầy đủ, văn khấn cúng thổ công và gia tiên mùng 1 hàng tháng theo truyền thống cũng là một trong những nghi lễ quan trọng.

Xem thêm