Chùa Pháp Hoa: Ngôi chùa sở hữu số lượng bình gốm nhiều nhất cả nước
Chùa Pháp Hoa được xây dựng từ năm 1928, tọa lạc trong một con hẻm trên đường Thích Quảng Đức (quận Phú Nhuận, TP HCM). Chùa có tuổi đời gần 100 năm, hiện sở hữu khoảng 10.000 bình gốm của nhiều nền văn hóa, niên đại khác nhau.
>>Những ngôi chùa Việt độc đáo

Chùa Pháp Hoa theo hệ phái Phật giáo Bắc tông. Trước đây chùa giản dị với mái lợp tranh. Sau đợt trùng tu lớn vào năm 1993, chùa có quy mô như hiện tại với chánh điện, trai đường, tháp Đa Bảo, phòng khám bệnh cùng nhiều tượng Phật...

Vị trụ trì của chùa từ lâu đã sưu tập, lưu giữ các loại bình vì yêu thích kiểu dáng, màu sắc, chất men thanh tao của đồ gốm... Với khoảng 10.000 bình, nơi đây đươc Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam công nhận là ngôi chùa có nhiều bình gốm nhất từ năm 2007.

Phần lớn những chiếc bình đủ màu sắc, hoa văn, kích thước, niên đại... được nhà chùa bảo quản ở trong kho.

Những cổ vật gốm sứ chủ yếu xuất xứ từ các địa phương làm gốm nổi tiếng ở Việt Nam như Bát Tràng, Biên Hòa, Bình Dương, Chu Đậu.... Một số món đồ có xuất xứ ở Trung Quốc, Nhật Bản...

Các món đồ được nhà chùa trang trí khắp nơi xen kẽ với tượng Phật.

Tại chánh điện có trên 50 chiếc bình lớn nhỏ, phòng khách có khoảng 500 bình. Ngoài ra, đồ gốm còn được bày trong giảng đường, nhà tổ, phòng lưu niệm...

Ngay khu vực trang trọng nhất của chánh điện là bốn chiếc có chiều cao hơn 2 m, thuộc dòng gốm Giang Tây của Trung Quốc.

Những chiếc bình xen kẽ với ấm, tách của các làng gốm Việt Nam được bảo quản cẩn thận trong tủ kính.

Chiếc bình của dân tộc Chăm có niên đại khoảng thế kỷ 19 được trưng bày trong phòng khách.

Chùa còn nhiều đồ gốm khác như các bức tượng Phật, chân đèn, ấm chén... Trong đó, nổi bật là hai con nghê do các nghệ nhân Việt chế tác cách đây hai thế kỷ.

Ở vị trí trung tâm chánh điện, ngoài tượng Phật lớn thì nhà chùa còn hai tượng Phật nhỏ bằng gốm, xuất xứ từ thời vua Càn Long, thuộc triều đại nhà Thanh ở Trung Quốc.

Ngoài ra, ngôi chùa còn sở hữu kỷ lục với bộ Kinh Diệu Pháp Liên Hoa khắc trên đá đầu tiên tại Việt Nam. Bộ kinh gần 70.000 chữ Việt ngữ được sắp xếp bố cục hài hòa, chữ màu trắng khắc trên nền đen của đá granite. Năm 2015, Chùa Pháp Hoa được công nhận di tích lịch sử tại TP HCM.
Quỳnh Trần ( VnExpress)
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn


Cận cảnh ngôi chùa được làm từ vỏ ốc ở Cam Ranh
Chùa Việt
Chùa Từ Vân còn gọi là chùa Ốc hay chùa San Hô, được xây dựng từ năm 1968, nổi bật với kiến trúc đặc biệt từ hàng triệu vỏ ốc và san hô. Đây là công trình do các nhà sư tự tay xây dựng và là một trong những điểm đến tâm linh độc đáo tại Khánh Hòa.

Ghé thăm ngôi chùa kiến trúc Tây Tạng độc đáo ở Hà Nội
Chùa Việt
Chùa Long Quang tọa lạc trên đường Kim Giang, xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội, có lịch sử hơn 600 năm. Với vị trí hướng ra ngã ba sông Tô Lịch, ngôi chùa không chỉ là nơi cầu bình an của Phật tử mà còn nổi bật nhờ kiến trúc Tây Tạng.

Độc đáo ngôi chùa giữa lòng hang núi lửa
Chùa Việt
Chùa Hang không sư ở Lý Sơn, nằm hoàn toàn trong hang núi lửa, là điểm đến độc đáo. Với lịch sử hơn 400 năm, nơi đây từng là nơi thờ tự của người Chăm, giờ là chùa Phật giáo nổi tiếng.

Hoa gạo đỏ rực bên ngôi chùa nghìn năm tuổi ở Hà Nội
Chùa Việt
Vào những ngày cuối tháng 3, trước sân chùa Thầy (huyện Quốc Oai, Hà Nội) lại nở rực hoa gạo, nhuộm đỏ cả một góc trời khiến cho không khí nơi đây vốn linh thiêng lại thêm phần thơ mộng.
Xem thêm