Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 21/08/2021, 15:13 PM

Rằm tháng 7 cúng gì cho đúng pháp và có phúc báu?

Rằm tháng 7 cúng gì cho đầy đủ và đúng pháp chắc hẳn đang là câu hỏi khiến nhiều Phật tử băn khoăn. Vậy mâm cỗ cúng Rằm tháng 7 nên chuẩn bị những gì để được nhiều lợi ích và phúc báu?

Mâm cúng rằm tháng 7 cần những gì?

Trong dân gian có câu: “Tết cả năm không bằng Rằm tháng 7”. Do đó vào ngày này, việc chuẩn bị mâm cỗ cúng Rằm tháng 7 là điều rất quan trọng. Chính vì những lý do này, các gia đình Việt Nam thường rất cầu kỳ chuẩn bị mâm lễ cúng gia tiên Rằm tháng 7. Vậy, rằm tháng 7 cần cúng gì cho đúng?

Cúng rằm tháng 7, chúng ta nên chuẩn bị những vật phẩm thanh tịnh để dâng lên tổ tiên...Ảnh: Internet

Cúng rằm tháng 7, chúng ta nên chuẩn bị những vật phẩm thanh tịnh để dâng lên tổ tiên...Ảnh: Internet

Theo lời Phật dạy trong bài kinh Tế đàn, để việc cúng rằm tháng 7 được lợi ích cho kẻ còn, người mất thì chúng ta phải cúng tế chay tịnh, trang nghiêm, tránh sát sinh...Do đó, khi sắm lễ cúng rằm tháng 7, chúng ta nên chuẩn bị: Vật thực chay tịnh, không sát mạng chúng sinh để cúng; Không cúng bằng giấy tiền, vàng mã.

– Đồ lễ gồm: Hương: Các loại hương đốt có hương thơm; Hoa: Các loài hoa có hương thơm (không kiêng về tên hoa và số lượng); Trà: Nước trà tỏa hương của sáu vị là đắng, cay, chua, chát, mặn, ngọt là sáu vị nuôi sống tất cả chúng sinh; Quả: Số lượng tùy ý, không kiêng kỵ 2 quả hay 4 quả,... Nên cúng quả đã chín vì có hương từ vị để vong linh thọ hưởng, quả xanh chưa có hương thơm của vị. (Tránh tình trạng biến ban thờ thành chỗ cất đồ); Thực: mâm cơm chay, nếu có xôi chè thì bày cả xôi chè để cúng.

Mùa Vu Lan này, chúng ta cùng vào bếp làm mâm cơm chay xem như một món quà gửi đến cho ba mẹ - các đấng sinh thành nhân mùa báo hiếu.

Mùa Vu Lan này, chúng ta cùng vào bếp làm mâm cơm chay xem như một món quà gửi đến cho ba mẹ - các đấng sinh thành nhân mùa báo hiếu.

Văn khấn cúng rằm tháng 7

Cùng với việc chuẩn bị mâm cỗ cúng sao cho trọn vẹn thì bài văn khấn rằm tháng 7 đầy đủ cũng là điều quan trọng và cần thiết mà chúng ta cần lưu ý. 

Xin gợi ý tới quý vị bài văn khấn cúng rằm tháng 7 tại nhà đầy đủ nhất:

1. Văn khấn thần linh rằm tháng 7:

Nam mô A Di Đà Phật

Kính lạy: Ngài Kim niên Đương cai Thái tuế Chí đức Tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị đại vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân và chư vị thần linh cai quản xứ này.

Hôm nay là ngày rằm tháng 7 năm …. (Canh Tý)

Tín chủ chúng con tên là:  … ngụ tại nhà số …., đường …., phường (xã) …., quận (huyện) …, tỉnh (thành phố) …. thành tâm sắm sửa hương hoa, lễ vật và các thứ cúng dâng, bày lên trước án.

Chúng con thành tâm kính mời: Ngài Kim niên Đương cai Thái tuế Chí đức Tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị đại vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân và tất cả các vị thần linh cai quản trong khu vực này. Cúi xin các ngài giáng lâm án tọa, soi xét chứng giám.

Nay gặp tiết Vu Lan, ngày vong nhân được xá tội, chúng con đội ơn Tam bảo, Phật trời phù hộ, thần linh các đấng chở che, công đức lớn lao nay không biết lấy gì đền đáp.

Do vậy, chúng con kính dâng lễ bạc, bày tỏ lòng thành, nguyện xin nạp thọ, phù hộ độ trì cho chúng con và cả gia đình chúng con, người người khỏe mạnh, già trẻ bình an hương về chính đạo, lộc tài vương tiến, gia đạo hưng long.

Giải tấm lòng thành cúi xin chứng giám.

2. Văn tế khấn Tổ tiên ngày rằm tháng 7

Nam mô A Di Đà Phật

Kính lạy Tổ tiên nội ngoại họ… và chư vị hương linh.

Hôm nay là rằm tháng bảy năm…. (Canh Tý – 2020)

Gặp tiết Vu Lan vào dịp Trung nguyên, nhớ đến Tổ tiên, ông bà, cha mẹ đã sinh thành ra chúng con, gây dựng cơ nghiệp, xây đắp nền nhân, khiến nay chúng con được hưởng âm đức. Vi vậy cho nên nghĩ, đức cù lao không báo, cảm công trời biển khó đền. Chúng con sửa sang lễ vật, hương hoa kim ngân và các thứ lễ bày dâng trước án linh tọa.

Chúng con thành tâm kính mời: Các cụ Cao tằng Tổ khảo, Cao tằng Tổ tỷ, Bá thúc đệ huynh, cô dì tỷ muội và tất cả hương hồn trong nội tộc, ngoại tộc của họ…(Nguyễn, Lê, Trần…)

Cúi xin thương xót con cháu, linh thiêng giáng lâm linh sàng chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù hộ cho con cháu khỏe mạnh, bình an, lộc tài vượng tiến, gia đạo hưng long, hướng về chính đạo.

Tín chủ lại mời: các vị vong linh y thảo phụ mộc, phảng phất ở đất này, nhân lễ Vu Lan giáng lâm linh tọa, chiêm ngưỡng tôn thần, hâm hưởng lễ vật, độ cho tín chủ muôn sự bình an, sở cầu như ý.

Giải tấm lòng thành cúi xin chứng giám.

3. Văn khấn chúng sinh tại nhà

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Con lạy chín phương trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương,

Con lạy Đức Phật Di Đà.

Con lạy Bồ Tát Quan Âm.

Con lạy Táo Phủ Thần quân Phúc đức chính thần.

Tiết tháng 7 sắp thu phân

Ngày rằm xá tội vong nhân hải hà

Âm cung mở cửa ngục ra.

Vong linh không cửa không nhà

Đại Thánh Khảo giáo A Nan Đà Tôn giả

Tiếp chúng sinh không mả, không mồ bốn phương

Gốc cây xó chợ đầu đường

Không nơi nương tựa đêm ngày lang thang

Quanh năm đói rét cơ hàn

Không manh áo mỏng, che làn heo may

Cô hồn nam bắc đông tây

Trẻ già trai gái về đây họp đoàn

Dù rằng: chết uổng, chết oan

Chết vì nghiện hút chết tham làm giàu

Chết tai nạn, chết ốm đâu

 Chết đâm chết chém chết đánh nhau tiền tình

Chết bom đạn, chết đao binh

 Chết vì chó dại, chết đuối, chết vì sinh sản giống nòi

Chết vì sét đánh giữa trời

Nay nghe tín chủ thỉnh mời

Lai lâm nhận hưởng mọi lời trước sau

Cơm canh cháo nẻ trầu cau

Tiền vàng quần áo đủ màu đỏ xanh

Gạo muối quả thực hoa đăng

Mang theo một chút để dành ngày mai

Phù hộ tín chủ lộc tài

An khang thịnh vượng hoà hài gia trung

Nhớ ngày xá tội vong nhân

Lại về tín chủ thành tâm thỉnh mời

Bây giờ nhận hưởng xong rồi

Dắt nhau già trẻ về nơi âm phần

Tín chủ thiêu hoá kim ngân

Cùng với quần áo đã được phân chia

Kính cáo Tôn thần

Chứng minh công đức

Cho tín chủ con

Tên là:…………………

Vợ/Chồng:…………….

Con trai:………………

Con gái:………………

Ngụ tại:………………

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

*Bài viết chỉ mang tính tham khảo.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Những chỉ dấu của sự bình yên

Tâm linh Việt 08:56 13/03/2024

Yêu những mái chùa thân thương, tôi yêu biết bao thành phố rộng lớn, bao dung này.

Thượng tọa Thích Tâm Đức nói về chất liệu “Dược Sư” trong mỗi người

Tâm linh Việt 10:56 12/03/2024

Sáng 11/3, chư Tăng, Phật tử chùa Thanh Hà (TP.Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa) trang nghiêm tổ chức Pháp hội Dược Sư thất châu, cầu nguyện quốc thái dân an.

Thái Bình: Khai mạc lễ hội chùa Keo Xuân Giáp Thìn

Tâm linh Việt 09:34 15/02/2024

Sáng 13/2, tại Tòa giá roi Khu di tích Quốc gia đặc biệt chùa Keo, xã Duy Nhất, H.Vũ Thư (Thái Bình) đã diễn ra khai mạc lễ hội chùa Keo mùa xuân năm 2024.

Có kiêng, có lành

Tâm linh Việt 17:52 09/02/2024

Hồi tôi còn nhỏ, trẻ con hay bị rầy lắm. Đứa nào cũng thường thường bị “la” (tức là bị mắng), thỉnh thoảng còn bị ăn roi dâu vào mông; không phải vì cha mẹ không thương, mà vì cái quan niệm giáo dục quái ác thời đó: “Yêu cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi.”

Xem thêm