423 lời vàng của Đức Phật trong Kinh Pháp cú
Kinh Pháp Cú – tức kinh 423 lời vàng của Đức Phật, được xem là quyển kinh Phật bỏ túi, kinh gối đầu giường của người học Phật, tu Phật và trải nghiệm chân lý Phật.
> Tổng hợp những cuốn sách Phật giáo hay
Đây là một tuyển tập 423 bài thơ thiền của Đức Phật, vốn có xuất xứ và được trích dẫn lại từ bốn bộ kinh như Trường Bộ Kinh, Trung Bộ Kinh, Tương Ưng Bộ Kinh và Tăng Chi Bộ Kinh. Do có xuất xứ từ bốn bộ Kinh quan trọng nhất của Kinh tạng Pali, Kinh Pháp Cú được xem là Kinh giới thiệu bao quát về triết lý cao siêu của Đức Phật bằng ngôn ngữ thi ca giàu chất văn chương.
Có thể nói, toàn bộ các lời dạy cao quý về chân lý (dhamma) và đạo đức (vinaya) được Đức Phật khám phá và truyền bá trong 45 năm đều được chọn lọc cô đọng trong 423 câu lời vàng này, được phân thành 26 chủ đề (phẩm, chương) khác nhau. Mỗi chủ đề gồm nhiều bài thơ có tư tưởng và nội dung đề cập đến các khía cạnh chân lý và các giá trị cao quý, mà người đọc có thể học và ứng dụng trong cuộc sống, mang lại hạnh phúc và bình an cho bản thân, gia đình, xã hội, bây giờ và tại đây.

Mỗi khi có nỗi buồn, lo lắng, căng thẳng, thử thách, trở ngại, thất bại và khổ đau, hãy chiêm nghiệm Kinh Pháp Cú, người đọc như được truyền thêm nghị lực để vượt qua, sống lạc quan và thăng hoa các giá trị cao quý.
Thượng tọa Thích Nhật Từ đã dịch những lời kinh đậm chất thi ca này của Đức Phật từ tiếng Pali sang thể thơ song thất lục bát, một thể thơ đặc biệt của dân tộc Việt Nam ta. Với nhịp điệu du dương trong cách gieo vần, sự phối thanh – sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa nét tinh hoa đặc trưng của thơ ca bác học và nét độc đáo của thơ ca dân gian đó giúp âm hưởng của thể thơ này dễ đi vào lòng người, dễ nhớ hơn. Thượng tọa đã sử dụng thể thơ ưu việt này để chuyển tải những lời dạy nguyên chất đượm nhuần chất liệu an lạc và giải thoát của Đức Phật đến với mọi người.
Các bài thơ thiền trong Kinh Pháp Cú thể hiện triết lý sống vị nhân sinh. Mỗi ngày, dành 10-15 phút đọc các bài thơ thiền này, ta sẽ học được nhiều bài học cao quý trong việc làm chủ cảm xúc và hành vi, nhờ đó làm chủ được vận mệnh.
Mỗi khi có nỗi buồn, lo lắng, căng thẳng, thử thách, trở ngại, thất bại và khổ đau, hãy chiêm nghiệm Kinh Pháp Cú, người đọc như được truyền thêm nghị lực để vượt qua, sống lạc quan và thăng hoa các giá trị cao quý. Những lúc gặp thuận duyên, thành công và hạnh phúc, đọc Kinh Pháp Cú sẽ nuôi lớn các đức tính cao quý như từ bi, hoan hỷ, buông xả, vô ngã, vị tha, nhờ đó ta có thêm lý do để tinh tấn vươn đến nhiều thành công to lớn hơn, góp phần làm cho cuộc sống có ý nghĩa hơn.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn


“Tình thương mở lớn con đường”
Sách Phật giáo
Là cuốn sách do Sư cô Chơn Thủy sưu tầm và soạn dịch từ những câu chuyện chân thật, mang đậm tinh thần từ bi, nhẫn nhục và trí tuệ của người học Phật, được Nxb Dân Trí và Nhà sách Vĩnh Nghiêm ấn hành.

Tình mẫu tử của Vạn Lộc từ đời bước vào thơ
Sách Phật giáo
Nhà thơ - Phật tử Vạn Lộc bước sang tuổi 84, nắm chắc cái đặc trưng khó lẫn tạp của con người xứ Quảng, lại được học tập và rèn luyện cái văn hoá của đất Thần kinh quê chồng.

Đủ nắng hoa khai, một đóa Như Lai – Bản giao hưởng của tuổi trẻ tỉnh thức
Sách Phật giáo
Đã từng nghe đồn thổi rằng, tuổi trẻ đẹp tựa như một vầng trăng tròn, sáng tinh khôi, nhưng chỉ là bóng trên mặt hồ vậy. Đẹp là thế mà đến trong thoáng chốc. Nếu ai không biết trân quý sự hiện diện ấy thì có lẽ, khi đã luống tuổi sẽ cảm thấy nuối tiếc.

Truyện cổ Phật giáo: Mãnh lực lời nguyện
Sách Phật giáo
Một hôm, sau khi khất thực, thọ trai xong trở về Kỳ Viên tinh xá, đức Thế tôn được báo cáo có một vị Tân tỳ kheo (tỳ kheo mới thụ giới) lâu nay bỗng đâm ra thẫn thờ, biếng nhác không chịu đi khất thực, không tọa thiền, không ăn uống.
Xem thêm