Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 11/05/2019, 10:00 AM

5 nhân duyên hội đủ để Đức Phật đản sinh vào thế giới này

Khi còn là một Bồ Tát ở cung trời Đâu Suất, Đức Phật đã quán sát và thấy được sự hội tụ đầy đủ năm nhân duyên cần thiết để Ngài giáng sinh vào cõi Ta bà.

Thời điểm thích hợp để Ngài hạ sinh cõi này, vùng đất nơi Ngài sẽ ban truyền giáo pháp, đẳng cấp của dòng họ Ngài sẽ hạ sinh, gia đình hoàng tộc và người mẹ mà Ngài sẽ gửi thân tái sinh.

1. Thời điểm giáng sinh

Bồ tát Hộ Minh (tiền thân Đức Phật Thích Ca) từ cung trời Đâu Suất quán sát cõi Ta Bà

Đầu tiên, Đức Phật quán sát thấy rằng thời gian Ngài đản sinh sẽ vào thời Mạt pháp khi tuổi thọ của con người chỉ kéo dài khoảng 100 năm. Trong thời kỳ này, con người đang bị thiêu đốt bởi những xúc tình tiêu cực của chính bản thân mình hơn bất kỳ giai đoạn nào trong thời Hiền kiếp.

Trong thời kỳ này, con người đang bị thiêu đốt bởi những xúc tình tiêu cực của chính bản thân mình hơn bất kỳ giai đoạn nào trong thời Hiền kiếp.

Trong thời kỳ này, con người đang bị thiêu đốt bởi những xúc tình tiêu cực của chính bản thân mình hơn bất kỳ giai đoạn nào trong thời Hiền kiếp.

Vì vậy, lòng bi mẫn vô lượng thúc giục Ngài đản sinh trong giai đoạn đặc biệt này để truyền dạy về đạo giải thoát cho tất cả chúng sinh ô trược, đau khổ đang trầm chìm trong biển sinh tử luân hồi. Mặt khác, giai đoạn này vẫn đang trong thời Hiền kiếp vì thời này có một nghìn vị Phật lần lượt xuất hiện và truyền dạy giáo pháp, bởi vậy trên thực tế, đây cũng là một giai đoạn may mắn.

2. Địa điểm giáng sinh

Dấu tích còn lại của thành Ca-tỳ-la-vệ (Ấn Độ)

Đức Phật quán sát thấy, thành Ca-tỳ-la-vệ, một tiểu vương quốc thuộc Ấn Độ theo đạo Bà-la-môn, là nơi mà đông đảo người Bà-la-môn nghiên cứu và tu tập theo bốn tạng kinh Vệ-đà. Cũng chính từ nơi đây, vào thời gian này, mười tám vị giáo sĩ theo các trường phái ngoại đạo mạnh mẽ truyền bá giáo pháp của họ cho khắp dân chúng Ấn Độ.

Đức Phật quyết định đản sinh tại khu vực trọng yếu này, nơi có vị trí thuận lợi cho việc truyền bá giáo pháp đi khắp bốn phương.

Đức Phật quyết định đản sinh tại khu vực trọng yếu này, nơi có vị trí thuận lợi cho việc truyền bá giáo pháp đi khắp bốn phương.

Đặc biệt trong khu vực này, xứ Ma-kiệt-đà, một vương quốc láng giềng của Ca-tỳ-la-vệ, đã được một nghìn vị Phật quang lâm và ban phúc gia trì, còn Ca-tỳ-la-vệ được coi là trung tâm điểm để từ đó lan tỏa giáo pháp đi mọi nơi. Đức Phật quyết định đản sinh tại khu vực trọng yếu này, nơi có vị trí thuận lợi cho việc truyền bá giáo pháp đi khắp bốn phương.

3. Đẳng cấp của dòng họ Đức Phật sẽ hạ sinh

Các giai cấp trong xã hội Ấn Độ cổ đại

Quán sát thứ ba là về lựa chọn giai cấp để Ngài giáng sinh. Việc sinh ra trong giai cấp cao quý nhất là đóng vai trò vô cùng quan trọng để Đức Phật có điều kiện thuận lợi giảng dạy giáo pháp cho tất cả tầng lớp xã hội sau khi Ngài đạt giác ngộ trong thân người.

Ngài đã cẩn trọng chọn sinh ra trong giai cấp Ba-la-môn là giai cấp cao quý nhất trong xã hội Ấn Độ lúc bấy giờ.

Ngài đã cẩn trọng chọn sinh ra trong giai cấp Ba-la-môn là giai cấp cao quý nhất trong xã hội Ấn Độ lúc bấy giờ.

Nếu Ngài lựa chọn cha mẹ ở tầng lớp thấp, với sự phân biệt đẳng cấp cực kỳ sâu sắc, những người Bà-la-môn sẽ không để Ngài tiếp cận cũng như lắng nghe Ngài giảng truyền giáo pháp. Vì vậy, Ngài đã cẩn trọng chọn sinh ra trong giai cấp Ba-la-môn là giai cấp cao quý nhất trong xã hội Ấn Độ lúc bấy giờ.

4. Gia đình Đức Phật sẽ đản sinh

Quán sát thứ tư về lựa chọn gia đình Ngài sẽ đản sinh cũng vô cùng quan trọng. Nếu Ngài sinh ra trong một gia đình nghèo khó hay gia đình thương mại buôn bán, Ngài sẽ không có quyền lực hay ảnh hưởng đối với công chúng. Vì vậy, Ngài chọn sinh ra trong dòng dõi hoàng tộc để tất cả mọi người từ một dân thường cho đến hàng giai cấp cao quý nhất cũng được lợi lạc từ giáo pháp của Ngài. Ngài biết rằng với tước vị là một thái tử, dân chúng sẽ lắng nghe và nhất nhất cung kính vâng theo những lời chỉ dạy vàng ngọc của Ngài.

 Đức Phật đã chọn đản sinh vào một trong những gia đình vua chúa cao quý nhất.

 Đức Phật đã chọn đản sinh vào một trong những gia đình vua chúa cao quý nhất.

Như tục ngữ có nói, đức vua là vị lãnh tụ tối cao của đất nước, chỉ một từ của vua cũng được kính cẩn tuân theo hơn ngàn câu của người khác. Vì vậy, Đức Phật đã chọn đản sinh vào một trong những gia đình vua chúa cao quý nhất.

5. Lựa chọn cha mẹ

Hoàng hậu Ma Da nằm mộng thấy bạch tượng sáu ngà dâng đóa hoa sen lúc bà hoài thai Thái tử. 

Bài liên quan

Quán sát thứ năm về lựa chọn gia tộc cha mẹ có ý nghĩa hết sức trọng đại. Đức Phật đã chọn gia tộc Thích-ca cao quý và vững bền, một dòng quý tộc Ấn Độ thuần chủng và lâu đời lúc bấy giờ. Thích-ca có nghĩa là “Người có năng lực”, vì Ngài sinh vào dòng tộc này nên được gọi là Đức Phật Thích-ca-mâu-ni.

Mẫu thân của Ngài, hoàng hậu Ma Da, trong một kiếp quá khứ khi còn là một thiên nữ ở cung trời Đâu Suất, đã cầu nguyện nhiệt thành rằng nguyện bà sẽ được tái sinh nơi cõi Người và trở thành người mẹ sinh hạ ra một vị Phật. Sức mạnh của lời khẩn nguyện tha thiết đã đưa bà sinh ra trong dòng tộc Thích-ca và lên ngôi hoàng hậu, vợ của đức vua Tịnh Phạn. Ngay sau khi Đức Phật chào đời, bà đã băng hà và tái sinh về cung trời Đâu Suất.

Vì vậy, có rất nhiều lý do để Đức Phật chọn người mẹ đặc biệt này để bước vào cõi Người. Hoàng hậu hoài thai Đức Phật tròn mười tháng, tương ứng với mười cấp bậc thành tựu của con đường Bồ Tát đạo. Kinh điển ghi lại rằng Đức Phật đã hoàn thiện mười quả vị Bồ Tát qua mười tháng trong bụng mẹ và chào đời với đầy đủ phẩm hạnh giác ngộ.

Vào một ngày trăng tròn, mẫu thân tương lai của Đức Phật, hoàng hậu Ma Da, vốn là công chúa của dòng họ Koliyan - một chi tộc thuộc dòng Thích-ca, trong khi bà đang trì giới vesaka (một khóa chuyên tu đoạn thực), thì Bồ Tát Tất Đạt Đa từ cung trời Đâu Suất trong hình tướng một Bạch tượng sáu ngà giáng nhập vào bào thai của bà. Lúc bấy giờ, voi đóng vai trò cốt yếu trong chiến tranh, vận chuyển và được coi là biểu tượng hùng mạnh của một đất nước. Đặc biệt, voi trắng (bạch tượng) còn đại diện cho trí tuệ toàn hảo và quyền lực lãnh đạo của hoàng gia.

Theo bố trí quân sự thông lệ lúc đó, nhà vua tổ chức bốn đội chiến binh, đội tượng binh là hàng tiên phong đóng vai trò như lá chắn khiên vững chắc, lớp thứ hai là đội kị binh, tiếp theo là đội chiến xa (các cỗ xe chiến đấu), và bọc hậu sau cùng là đội bộ binh.

Nhập vào bụng mẹ mình dưới hình tượng một con voi nêu biểu sức mạnh của lòng từ bi và trí tuệ của Đức Phật.

Nhập vào bụng mẹ mình dưới hình tượng một con voi nêu biểu sức mạnh của lòng từ bi và trí tuệ của Đức Phật.

Bài liên quan

Nhập vào bụng mẹ mình dưới hình tượng một con voi nêu biểu sức mạnh của lòng từ bi và trí tuệ của Đức Phật. Điều đó cũng ngụ ý rằng Ngài sẽ chiến thắng trong cuộc chiến chống lại vô minh, bằng việc sử dụng sáu chiếc ngà tượng trưng cho lục độ vượt qua mọi chướng ngại, ma tà, qua đó phát huy những Ba la mật toàn hảo gồm bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định và trí tuệ.

Ở một số quốc gia Phật giáo, voi trắng được xem là một loài vật linh thiêng và tốt lành vì nó mang lại sự thịnh vượng và phước lành cho gia đình cũng như vận may cho vương quốc. Người Bà La Môn thờ voi như thần tài, vì vậy Đức Phật cũng hoá hiện trong hình tướng voi quý nêu biểu cho những điều tốt lành mà sự hiện diện của người mẹ cao quý của Ngài mang lại giữa các gia đình Bà la môn khác trong vương quốc. Mẹ của Đức Phật mơ thấy nhiều điềm cát tường, chẳng hạn như mơ thấy một con voi trắng nhập vào cơ thể của mình; mơ thấy đi bộ trên bầu trời; mơ thấy leo lên núi cao, và mơ thấy các đám đông khổng lồ phủ phục trước mặt bà.

Sự kiện Đức Phật đản sinh là để xóa tan cái tối tăm của vô minh, hướng dẫn con người thoát khỏi khổ đau.

Sự kiện Đức Phật đản sinh là để xóa tan cái tối tăm của vô minh, hướng dẫn con người thoát khỏi khổ đau.

Sự kiện Đức Phật đản sinh là để xóa tan cái tối tăm của vô minh, hướng dẫn con người thoát khỏi khổ đau. Con người muốn được hòa bình, hạnh phúc an lạc thì trước hết phải học những cách thức dẫn đến dập tắt sân hận, tham lam và si mê, vì đó là gốc rễ của năng lực tội lỗi.

Giáo lý của Đức Phật giúp cho xã hội có thể tiến bộ về văn hóa, văn minh, cho con người sống trong hòa bình và hòa hợp, soi sáng cho nhân loại vượt qua một thế giới tối tăm, hận thù và đau khổ, tiến tới một thế giới ánh sáng, tràn đầy tình yêu thương và hạnh phúc.

(Nguyên tác: "Journey to Liberation - A life story of Buddha in Mahayana tradition"

Nhóm ĐBT biên dịch)

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử: Dấu ấn của Phật giáo thời Trần

Nghiên cứu 09:40 15/11/2024

Thời đại nhà Trần, không những độc lập dân tộc, tự chủ về đời sống kinh tế, chính trị, xã hội…, mà còn độc lập, tự chủ về hệ tư tưởng làm chỗ dựa cho đời sống tinh thần của nhân dân Đại Việt thế kỷ XIII – XIV.

Tín ngưỡng thờ phụng đức Phật Dược Sư thời nhà Đường

Nghiên cứu 09:45 03/11/2024

Việc thiết lập đàn tràng và tu trì đức Phật Dược Sư trở nên quan trọng hơn dưới thời trị vì của vua Đường Túc Tông, thời kỳ triều đình nhà Đường phải vật lộn để vượt qua thách thức do những cuộc nổi dậy của quân đội trong nước gây nên...

Những đóng góp của Hòa thượng Thích Minh Châu trong công tác ngoại giao Phật giáo

Nghiên cứu 09:45 19/10/2024

Di sản mà Hòa thượng để lại không chỉ là nền móng vững chắc về giáo dục và ngoại giao, mà còn là kim chỉ nam cho chúng ta tiếp tục phát triển, đưa tinh thần từ bi và trí tuệ của đạo Phật lan tỏa rộng khắp, góp phần gìn giữ hòa bình.

Lợi ích của Thiền tứ vô lượng tâm trong đời sống xã hội

Nghiên cứu 09:30 06/10/2024

Có thể nói rằng Từ, Bi, Hỷ, Xả là những đức hạnh tốt lành và cao đẹp để xây dựng nên một con người hoàn thiện, một gia đình hạnh phúc, một xã hội tốt đẹp.

Xem thêm