Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 02/03/2019, 08:00 AM

50 chân lý bất biến của cuộc đời

Trong cuộc sống, có những chân lý tưởng chừng đơn giản, nhưng không phải ai cũng hiểu. Nhưng Đạo Phật dạy chúng ta rất nhiều, về tình yêu, về đức Hiếu, về nhận nhịn... về mọi điều trong cuộc sống. Giữa sự xô bồ của nhịp sống hiện đại, những lời Phật dạy càng tâm đắc và trở thành chân lý cho bất cứ ai.

>>Những lời Phật dạy sâu sắc nhất 

Đạo Phật với những giá trị sâu sắc của mình không chỉ là tấm gương phản chiếu, học thuật và đỉnh cao mà các Phật tử theo đuổi, mà còn mang trong mình những bài học, những giá trị mà bất cứ ai trong chúng ta đều cần trân trọng. Đạo Phật dạy ta mọi điều về cuộc sống, bắt nguồn từ chính những điều giản dị trong cuộc sống đời thường và làm cho cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn.

Trong cuộc sống, có những chân lý tưởng chừng đơn giản, nhưng không phải ai cũng hiểu hoặc hiểu rồi nhưng không phải ai cũng thực hành theo được. Giá trị thật sự của chân lý nằm ở việc thực hành chứ không phải sự hiểu biết, chỉ những người biết sống trong chân lý thì mới có sự an lạc tuyệt đối. Quý Phật tử hãy đọc và suy ngẫm 50 chân lý bất biến của cuộc đời vô cùng sâu sắc dưới đây và cố gắng áp dụng vào cuộc sống: 

Đạo Phật với những giá trị sâu sắc của mình không chỉ là tấm gương phản chiếu, học thuật và đỉnh cao mà các Phật tử theo đuổi, mà còn mang trong mình những bài học, những giá trị mà bất cứ ai trong chúng ta đều cần trân trọng.

Đạo Phật với những giá trị sâu sắc của mình không chỉ là tấm gương phản chiếu, học thuật và đỉnh cao mà các Phật tử theo đuổi, mà còn mang trong mình những bài học, những giá trị mà bất cứ ai trong chúng ta đều cần trân trọng.

1. Những thứ không đạt được, chúng ta sẽ luôn cho rằng nó đẹp đẽ, chính vì bạn hiểu nó quá ít, bạn không có thời gian ở chung với nó. Nhưng rồi một ngày nào đó khi bạn hiểu sâu sắc, bạn sẽ phát hiện nó vốn không đẹp như trong tưởng tượng của bạn.

2. Sống một ngày là có diễm phúc của một ngày, nên phải trân quý. Khi tôi khóc, tôi không có dép để mang thì tôi lại phát hiện có người không có chân.

3. Tốn thêm một chút tâm lực để chú ý người khác chi bằng bớt một chút tâm lực phản tỉnh chính mình, bạn hiểu chứ?

4. Hận thù người khác là một mất mát lớn nhất đối với chính mình.

5. Mỗi người ai cũng có mạng sống, nhưng không phải ai cũng hiểu được điều đó, thậm chí trân quý mạng sống của mình hơn. Người không hiểu được mạng sống thì mạng sống đối với họ mà nói chính là một sự trừng phạt.

6. Tình chấp là nguyên nhân của khổ não, buông tình chấp bạn mới được tự tại.

7. Đừng khẳng định về cách nghĩ của mình quá, như vậy sẽ đỡ phải hối hận hơn.

Bài liên quan

8. Người âm thầm quan tâm chúc phúc người khác, đó là một sự bố thí vô hình.

9. Đừng gắng sức suy đoán cách nghĩ của người khác, nếu bạn không phán đoán chính xác bằng trí huệ và kinh nghiệm thì mắc phải nhầm lẫn là lẽ thường tình.

10. Muốn hiểu một người, chỉ cần xem mục đích đến và xuất phát điểm của họ có giống nhau không, thì có thể biết được họ có thật lòng không.

11. Chân lý của nhân sinh chỉ là giấu trong cái bình thường đơn điệu.

12. Người không tắm rửa thì càng xức nước hoa càng thấy thối. Danh tiếng và tôn quý đến từ sự chân tài thực học. Có đức tự nhiên thơm.

13. Thời gian sẽ trôi qua, để thời gian xóa sạch phiền não của bạn đi.

14. Bạn cứ xem những chuyện đơn thuần thành nghiêm trọng, như thế bạn sẽ rất đau khổ.

15. Nói một lời dối gian thì phải bịa thêm mười câu không thật nữa để đắp vào, cần gì khổ như vậy?

16. Quảng kết chúng duyên, chính là không làm tổn thương bất cứ người nào.

17. Nguồn gốc mọi đau khổ của con người chính là luyến ái.

18. Dứt bỏ nóng giận, diệt trừ tính kiêu căng, không luyến ái vật chất, không còn ham muốn dục vọng, sẽ giải thoát được mọi sự ràng buộc và không bao giờ bị phiền não.

19. Trong sạch và nhơ bẩn cũng đều tùy thuộc nơi mình. Không ai có thể làm cho người khác trong sạch hay ô nhiễm.

20 Cuộc sống của chúng ta được định hình bởi chính tâm trí của chúng ta. Chúng ta sẽ trở thành những gì chúng ta nghĩ.

Đạo Phật dạy chúng ta rất nhiều, về tình yêu, về đức Hiếu, về nhận nhịn... về mọi điều trong cuộc sống. Giữa sự xô bồ của nhịp sống hiện đại, những lời Phật dạy càng tâm đắc và trở thành chân lý cho bất cứ ai.

Đạo Phật dạy chúng ta rất nhiều, về tình yêu, về đức Hiếu, về nhận nhịn... về mọi điều trong cuộc sống. Giữa sự xô bồ của nhịp sống hiện đại, những lời Phật dạy càng tâm đắc và trở thành chân lý cho bất cứ ai.

21. Người chinh phục chính mình còn vĩ đại hơn một nghìn lần người chinh phục ngàn người trên chiến trường.

22. Nếu không tìm thấy ai để hỗ trợ trên con đường tâm linh, hãy đi một mình. Không ai đồng hành với người chưa trưởng thành cả.

23. Không có nỗi sợ hãi với những ai tâm trí không ngập tràn ham muốn.

24. Nếu có điều gì đáng làm, hãy làm nó bằng tất cả trái tim.

25. Chính bạn phải phấn đấu. Các chư Phật chỉ vạch ra con đường.

26. Những ai phá hủy được cội nguồn của sự ghen tị sẽ luôn bình yên trong tâm hồn.

27. Thế gian đau buồn bởi cái chết và sự tan rã. Nhưng người khôn ngoan không đau buồn vì họ nhận ra bản chất của thế giới.

28. Một người không thể gọi là khôn ngoan vì anh ta nói điều hay. Người khôn ngoan là những người kiên nhẫn và không bị ràng buộc bởi hận thù và sợ hãi.

Bài liên quan

29. Hàng ngàn ngọn nến có thể được thắp sáng bởi một ngọn nến và cuộc đời của ngọn nến ấy không hề bị tàn lụi. Hạnh phúc không bao giờ cạn đi khi ta biết sẻ chia.

30. Người không cao quý làm tổn thương đến các sinh vật sống. Người cao quý không làm tổn thương ai cả.

31. Bí quyết để có sức khỏe cho cả tinh thần lẫn thể xác không phải là hờn trách quá khứ hay lo sợ về tương lai, mà là sống trong giây phút hiện tại một cách khôn ngoan và nghiêm túc.

32. Người có trí tuệ hãy thổi bay những cấu uế của bản thân mình, như một người thợ rèn thổi sạch những cặn bã của chất bạc, từng tí một, từng cái một, và từng lúc một.

33. Đừng cố xây dựng hạnh phúc trên sự bất hạnh của người khác, bạn sẽ vướng vào lưới của hận thù.

34. Người khôn ngoan có tính kỷ luật về thân, khẩu, ý. Họ thực sự kiểm soát rất tốt những điều đó.

35. Không ai có thể cứu ta ngoại trừ chính ta. Không ai có thể và không ai sẽ làm thế. Chúng ta phải đi trên con đường của chính mình.

Trong cuộc sống, có những chân lý tưởng chừng đơn giản, nhưng không phải ai cũng hiểu hoặc hiểu rồi nhưng không phải ai cũng thực hành theo được. Giá trị thật sự của chân lý nằm ở việc thực hành chứ không phải sự hiểu biết, chỉ những người biết sống trong chân lý thì mới có sự an lạc tuyệt đối.

Trong cuộc sống, có những chân lý tưởng chừng đơn giản, nhưng không phải ai cũng hiểu hoặc hiểu rồi nhưng không phải ai cũng thực hành theo được. Giá trị thật sự của chân lý nằm ở việc thực hành chứ không phải sự hiểu biết, chỉ những người biết sống trong chân lý thì mới có sự an lạc tuyệt đối.

36. Kiên quyết rèn luyện mình để có được sự bình yên.

37. Thiền định mang lại sự thông tuệ, không thiền định sẽ dẫn đến vô minh. Hiểu rõ những gì dẫn dắt bạn hướng về phía trước, những gì cản trở bạn và lựa chọn con đường dẫn đến sự thông tuệ.

38. Hãy cho đi, ngay cả khi bạn chỉ có một chút.

39. Hãy vững như bàn thạch để không bị lung lay trước giông bão, những người khôn ngoan cũng không bị ảnh hưởng bởi những lời khen chê theo cách đó.

40. Đừng lãng phí một phút giây nào, những phút giây lãng phí sẽ khiến bạn đi thụt lùi.

41. Nếu bạn quên niềm vui của cuộc sống và bị mắc kẹt trong những thú vui của thế gian, bạn sẽ ghen tị với những người đặt thiền định làm đầu.

 Nếu có thể đứng ở góc độ của người khác để nghĩ cho họ thì đó mới là từ bi.

42. Nói năng đừng có tánh châm chọc, đừng gây thương tổn, đừng khoe tài cán của mình, đừng phô điều xấu của người, tự nhiên sẽ hóa địch thành bạn.

Bài liên quan

43. Thành thật đối diện với mâu thuẫn và khuyết điểm trong tâm mình, đừng lừa dối chính mình.

44. Nhân quả không nợ chúng ta thứ gì, cho nên xin đừng oán trách nó.

45. Tâm là tên lừa đảo lớn nhất, người khác có thể dối bạn nhất thời, nhưng nó lại gạt bạn suốt đời.

46. Chỉ cần tự giác tâm an, thì đông tây nam bắc đều tốt. Nếu còn một người chưa độ thì đừng nên thoát một mình.

47. Bạn có nhân sinh quan của bạn, tôi có nhân sinh quan của tôi, tôi không dính dáng gì tới bạn. Chỉ cần tôi có thể, tôi sẽ cảm hóa được bạn. Nếu không thể thì tôi đành cam chịu.

48. Ác khẩu, mãi mãi đừng để nó thốt ra từ miệng chúng ta, cho dù người ta có xấu bao nhiêu, có ác bao nhiêu. Bạn càng nguyền rủa họ, tâm bạn càng bị nhiễm ô, bạn hãy nghĩ, họ chính là thiện tri thức của bạn.

49. Người khác có thể làm trái nhân quả, người khác có thể tổn hại chúng ta, đánh chúng ta, hủy báng chúng ta. Nhưng chúng ta đừng vì thế mà oán hận họ, vì sao? Vì chúng ta nhất định phải giữ một bản tánh hoàn chỉnh và một tâm hồn thanh tịnh.

50. Lấy từ bi và ôn hoà để thắng nóng giận. Lấy hiền lành để thắng hung dữ. Lấy bố thí và lòng rộng rãi để thắng tham lam. Lấy chân thật để thắng giả dối.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Thân và tâm chính là cánh cửa để người học Phật bước vào chân lý

Kiến thức 17:05 22/11/2024

Người học Phật phải lấy thân này làm nơi để thực hành giới, lấy tâm này làm nơi để thực tập định và tuệ. Khi thân và tâm được thanh lọc qua quá trình thực hành, thì người học Phật cũng từng bước đi đến sự giác ngộ và giải thoát.

Tu hành là gì? Như thế nào gọi là tu hành?

Kiến thức 10:00 22/11/2024

Mọi người nhất định không nên hiểu lầm, hiểu sai đi ý nghĩa của hai chữ tu hành này. Như thế nào gọi là tu hành?

Bố thí sinh phiền não

Kiến thức 09:32 22/11/2024

Thuở xưa, khi mà Ngài Xá-lợi-phất đang tu Bồ-tát đạo, công phu tu tập chưa được vững. Một hôm có người Bà-la-môn đến thử Ngài. Họ nói: - Người tu hạnh Bồ-tát cần phải bố thí. Tôi nay có chút việc đến xin Ngài giúp cho.

Tâm là gì?

Kiến thức 09:16 22/11/2024

Trong chữ Hán, chữ (心) được mô tả bằng bốn câu thơ như sau: “Tam điểm như tinh tượng/ Hoành câu tợ nguyệt tà/ Phi mao tùng thử đắc/ Tố Phật dã do tha”.

Xem thêm