Ác giả ác báo: Kết cục bi thảm của gian thần Thái Kinh bị người đời oán hận
Gian thần Thái Kinh (1047-1126) là thừa tướng nhà Bắc Tống trong lịch sử Trung Quốc. Ông là người giữ chức vụ quan đầu triều nhiều lần nhất thời Bắc Tống và bị sử sách nhìn nhận là gian thần.
Gian thần Thái Kinh là người xảo quyệt, biết luồn cúi để tiến thân. Chức vụ cao nhất gian thần Thái Kinh từng giữ là Thừa tướng. Tuy giữ chức vụ cao, nhưng Thái Kinh không lo lắng việc xây dựng phát triển quốc gia, cũng như trợ giúp Hoàng đế xây dựng vương triều vững mạnh mà chỉ biết xúi giục, vào hùa với Tống Huy Tông ăn chơi, hưởng thụ. Việc này khiến tiêu tốn rất nhiều tiền của, công sức của nhân dân, khiến nhân dân oán thán. Ngoài ra, Thái Kinh còn lợi dụng chức quyền, hãm hại nhiều quan lại trong triều đình, khiến họ mất chức hoặc phải thuyên chuyển đi nơi khác..
Con đường tiến thân của gian thần Thái Kinh
Hướng thái hậu giao lại việc điều hành triều chính cho Tống Huy Tông. Tống Huy Tông ham chơi, thích làm thơ, vẽ tranh, trọng dụng hoạn quan Đồng Quán. Tống Huy Tông đặt ra Ty kim minh lo việc thu thập sách vở cho vua. Đồng Quán được sai làm việc lo việc thu thập sách vở cho vua Tống Huy Tông. Thái Kinh liền bắt mối quan hệ với Đồng Quán. Gian thần Thái Kinh nhờ Đồng Quán tiến dẫn với Tống Huy Tông. Biết Huy Tông thích nghệ thuật, Thái Kinh ngày đêm viết chữ lên các bức tranh và làm thơ, nhờ Đồng Quán dâng lên vua và nói giúp. Cùng lúc, các thừa tướng Tăng Bố và Hàn Trung Ngạn cũng tranh chấp quyền lực, Tăng Bố muốn có thêm vây cánh chống Hàn Trung Ngạn nên cũng tiến cử Thái Kinh. Vì vậy không lâu sau ông được Huy Tông đổi đi làm Tri châu Định châu, sang năm 1102 được làm Tri phủ ở phủ Đại Danh.
Nghe theo ý kiến của Tăng Bố, Tống Huy Tông thay đổi lập trường trung hòa giữa biến pháp (Vương An Thạch trước đây) và thủ cựu (Tư Mã Quang trước đây) sang quan điểm ngả hẳn theo biến pháp, do đó bãi chức Thượng thư Tả bộc xạ của Hàn Trung Ngạn. Tăng Bố muốn nắm trọn quyền hành, nhưng Tống Huy Tông lại triệu Thái Kinh về phong làm Thượng thư tả thừa.
Tăng Bố vốn chỉ muốn lợi dụng Thái Kinh, không muốn để ông vào làm quan lớn trong triều. Còn Thái Kinh cũng chưa mãn nguyện với chức Thượng thư tả thừ, vì vậy hai người mâu thuẫn nhau.
Tháng 6 nhuận năm 1102, Tăng Bố định đề cử thông gia Trần Hựu Phủ làm Thị lang bộ Hộ, liền bị Thái Kinh phản đối vì tình riêng. Hai bên cãi cọ trước mặt Huy Tông. Không lâu sau Huy Tông bãi chức Tăng Bố ra làm Tri châu ở Nhuận châu, và thăng Thái Kinh lên làm Thượng thư Hữu bộc xạ.
Ác giả ác báo: Kết cục bi thảm của gian thần Dương Tố triều nhà Tùy
Vì thù oán, gian thần Thái Kinh đã khiến gần 1000 người bị hãm hại
Sợ Tăng Bố quay lại trả thù, gian thần Thái Kinh vu cáo Tăng Bố tham ô và sai Tri phủ Khai Phong là Lã Gia Vấn bắt các con Tăng Bố tra tấn bắt khai nhận tội, nhưng họ một mực không thừa nhận cha mình tham ô. Thái Kinh bèn sai người đứng ra làm chứng giả để buộc tội Tăng Bố khiến Tăng Bố liên tiếp bị giáng chức và tới năm 1107 chết tại nơi bị giáng chức.
Đầu năm 1103, gian thần Thái Kinh được Tống Huy Tông thăng lên làm Thượng thư Tả bộc xạ. Nghe theo đề nghị của ông, Tống Huy Tông lập ra Ty đô tỉnh giảng nghị là cơ quan giúp Thừa tướng trong việc điều hành triều đình. Ông đưa những người thân tín của mình như Ngô Cư Hậu, Vương Hán Chi vào cơ quan này. Từ đó việc thăng chức hay bãi miễn các quan và chi thu tài chính quốc gia đều do Ty đô tỉnh giảng nghị thực hiện và tâu Huy Tông phê chuẩn.
Trên danh nghĩa, gian thần Thái Kinh dùng chiêu bài phục hồi biến pháp Vương An Thạch nhưng trên thực tế thì chỉ để làm lợi riêng. Để triệt hạ hoàn toàn phe thủ cựu, Thái Kinh kiến nghị Huy Tông liệt kê tên tuổi những người thuộc phe này gồm 109 người từng theo Tư Mã Quang, khắc tên lên bia đá gọi là "danh sách gian đảng" bêu danh xấu trước cửa Đoan Lễ tại điện Văn Đức để noi gương cho đời sau. Sau đó ông lại phát động một phong trào khắc bia bêu danh những người phe này tại các địa phương trong toàn quốc. Do đợt trả thù này của gian thần Thái Kinh, hàng loạt tên tuổi danh sĩ và tác phẩm bị Huy Tông ra lệnh thiêu hủy như Tô Tuần, Tô Đông Pha, Tô Triệt, Tần Quán, Trương Lỗi, Triệu Bổ Chi...
Không chỉ trả thù phe thủ cựu, gian thần Thái Kinh quay sang đả kích cả một số người trong phe tân pháp như các học trò của Vương An Thạch là Lục Điền và Lý Thanh Thần vì từng xúc phạm tới ông. Trương Đôn từng phản đối đưa Tống Huy Tông lên ngôi khi Tống Triết Tông mới mất, Thái Kinh lấy lòng Huy Tông cũng khép con cháu Trương Đôn cùng phe thủ cựu và trả thù. Chỉ trong 2 năm từ khi gian thần Thái Kinh làm thừa tướng, có gần 1000 người bị hãm hại.
Ác giả ác báo: Kết cục bi thảm của gian thần Nguyễn Điền Phu thời Nam Bắc triều
Kết cục bi thảm của gian thần Thái Kinh
Cuối đời Thái Kinh bị con mình là Sái Du lập mưu khiến Tống Huy Tông ép ông phải từ chức. Sau khi từ chức, Gian thần Thái Kinh suy sụp, ngã bệnh.
Dân địa phương oán hận ông làm nhiều điều ác, nên đóng cửa giấu thực phẩm đi không bán, chặn đường mắng nhiếc; còn quan địa phương xua đuổi không cho đi đường lớn bắt đi sang đường nhỏ.
Khi Thái Kinh đến Đàm châu, vì không tìm được chỗ nghỉ nên phải vào chùa Đông Minh tạm trú. Ông bùi ngùi nhớ lại quá khứ và viết bài từ:
Bát thập nhất niên trụ thế, tứ thiên lý ngoại vô gia.
Như kim lưu lạc hướng thiên nhai, mộng đáo Dao Trì khuyết hạ
Ngọc diện ngũ hồi mệnh tướng, đồng tình kỷ độ tuyên ma.
Chỉ nhân tham luyến thử vinh hoa, tiện hữu như kim sự dã
Dịch:
Sau 81 năm sống trên đời, nay phải đi xa 4000 dặm mà không có nhà để ở.
Đang lưu lạc nơi chân trời góc biển mà vẫn mơ mộng về cung điện Dao Trì
Đã 5 lần làm thừa tướng tại triều đình, đã mấy lần xuống chó lên voi.
Chỉ vì quá ham cuộc sống vinh quang đó nên ngày nay mới gặp cảnh ngộ này!
Viết bài từ được mấy hôm thì Thái Kinh qua đời, thọ 81 tuổi. Hoàn cảnh lúc đó khó khăn không có quan tài, người nhà mang xác ông gói vào vải xanh xấu mà dân gian thường dùng rồi chôn tại nghĩa địa ở địa phương. Do những việc làm bạo ngược khi còn sống, sau khi ông mất vẫn bị nhiều người oán hận. Người đương thời cho rằng đó là sự báo ứng cho những việc làm ác độc của Thái Kinh khi còn quyền thế. Ông bị xem là một trong những tội nhân gây ra sự suy vong của nhà Bắc Tống.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Cuộc đời vô thường, bướm hoa chỉ là huyền ảo
Tư liệu 09:46 14/11/2024Sự sống và cái chết, sinh lão bệnh tử là sự tuần hoàn không thể thay đổi được của quy luật tự nhiên, là lẽ thường ai cũng phải trải qua. Quan niệm cuộc đời là huyễn ảo một lần nữa được đề cập tới trong bài kệ “Thị tật” - “Dạy khi có bệnh” của Thiền sư Giác Hải khi răn dạy đệ tử.
Tất cả các pháp đều từ tâm sinh
Tư liệu 13:19 13/11/2024Trong bài kệ cho đệ tử Cảm Thành, Thiền sư Vô Ngôn Thông mong muốn đệ tử giác ngộ vô thường và nhận biết cái chân thật để từ đó tùy căn cơ mà chú tâm vào việc truyền dạy Phật pháp.
Tâm thiền bình an trong tuyệt tác “Ngư nhàn” của Thiền sư Không Lộ
Tư liệu 09:36 13/11/2024Thiền sư Không Lộ là một hiện tượng thi ca độc đáo trong dòng thơ thiền Việt Nam. Bài thơ “Ngư nhàn” – “Cái nhàn của ngư ông” được giới chuyên môn đánh giá là sự cất cánh của một tâm hồn thi sĩ.
Từ bi thôi chưa đủ, cần có trí tuệ dẫn dắt
Tư liệu 11:46 10/11/2024Nếu Từ bi mà không có Trí tuệ thì sao? Từ Bi vô nguyên tắc và mù quáng thì chỉ đem lại những tác dụng tiêu cực. Cho nên nói, chỉ có Từ bi thôi thì chưa đủ mà cần phải có Trí tuệ để dẫn dắt.
Xem thêm