Ác giả ác báo: Kết cục bi thảm của gian thần Nguyễn Điền Phu thời Nam Bắc triều
Gian thần Nguyễn Điền Phu (427 - 477) là người đất Chư Kỵ, Hội Kê (nay là Chiết Giang), là gian thần thời Lưu Tống.
Nguyễn Điền Phu xuất thân là một tiểu lại. Khi Tương Đông vương Lưu Úc đến phong quốc đã chọn Nguyễn Điền Phu làm Chủ y. Về sau, ông làm thầy giáo của Thế tử Lưu Dục nên rất được tín nhiệm.
Cuối niên hiệu Cảnh Hòa (năm 456), Nguyễn Điền Phu cấu kết với nội thị sát hại Tiền phế đế Lưu Tử Nghiệp, người vừa lên ngôi được một năm và lập Lưu Úc lên làm Vua, lấy thụy hiệu là Lưu Tống Minh Đế.
Sau khi Lưu Tống Minh Đế lên ngôi trọng dụng những người thân tín, Nguyễn Điền Phu nhờ có công nên được phong Kiến Thành huyện hầu, ban thực ấp 800 hộ. Về sau Nguyễn Điền Phu lại được thăng làm Nam đài thị ngự sử. Sau khi cùng quân đội các nơi đánh dẹp loạn phản lại được thăng làm Long tương tướng quân, Tư đồ tham quân và được ban thưởng 200 hộ, cả thảy 1000 hộ.
Ác giả ác báo: Kết cục bi thảm của gian thần Dương Tố triều nhà Tùy
Ác giả ác báo: Kết cục bi thảm của gian thần Hoàng Hạo thời Tam Quốc
Càng có quyền lực, gian thần Nguyễn Điền Phu càng chuyên quyền tham ô, phàm là việc gì mà không có đút lót thì không làm. Trong các cung thất của Nguyễn Điền Phu, kỹ nữ mấy chục người, số lượng vàng ngọc, gấm vóc, đồ trang sức mà ông ta sở hữu ngay cả cung đình cũng không sánh kịp.
Một lần Trung thư xá nhân Lưu Hưu đến chơi, đúng lúc Điền Phu ra ngoài, giữa đường gặp nhau, cùng Hưu quay về, vừa ngồi xuống, ông lệnh cho bày tiệc, một lúc sau thì có đủ các món ngon vật lạ, không hề mất công chuẩn bị. Điền Phu thường làm sẵn mấy chục món như thế để đãi khách cho tiện lợi.
Dưới quyền của Nguyễn Điền Phu, chức tước bổng lộc lộn xộn, những kẻ nô bộc của Điền Phu theo đó mà có được những tước vị không xứng đáng. Người đánh xe làm Hổ bôn trung lang, kẻ dắt ngựa làm Viên ngoại lang. Quan viên trong triều, cả sang cả hèn, không ai không tìm cách kết giao với ông.
Ác giả ác báo và chuyện vợ chồng gian thần Tần Cối bị phỉ nhổ muôn đời
Năm 472, Tống Minh Đế chết, Lưu Dục lên ngôi lấy hiệu là Lưu Tống Hậu phế đế, quyền lực của Điền Phu càng trở nên lớn mạnh. Lưu Dục tuổi còn nhỏ nên Nguyễn Điền Phu dễ dàng thao túng, thâu tóm việc triều chính. Đến lúc Lưu Dục lớn hơn, Nguyễn Điền Phu lại muốn phế trưởng lập ấu để tiếp tục lộng quyền.
Năm 477, gian thần Nguyễn Điền Phu cùng phe cánh lập mưu giết chết Hậu phế đế, muốn nhân lúc vị Vua này ra ngoài dạo chơi thì giết chết nhưng sự việc không thành. Sau khi có người tố giác, mưu kế bị lộ, gian thần Nguyễn Điền Phu bị xử chém đầu.
Mời quý Phật tử xem thêm video: "Khắc phục lòng sân hận":
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Luận bàn hai chữ “Cuộc đời” trong bài kệ của Thiền sư Pháp Loa
Tư liệu 13:32 21/11/2024“Cuộc đời của mỗi con người chỉ như một giấc chiêm bao – vô thường. Nếu không có hiểu biết, không tìm thấy cái ta chân thật, thì dù làm bao nhiêu việc cũng chỉ là làm mộng, bao nhiêu cái biết, cũng chỉ là cái biết hư vọng”.
Mối quan hệ giữa đời sống và việc tu hành của Phật hoàng Trần Nhân Tông
Tư liệu 14:05 20/11/2024Phật hoàng Trần Nhân Tông luôn nhấn mạnh quan niệm tiến bộ của Phật giáo Đại Việt rằng “Phật giáo là cuộc sống, không có sự cách li, phân biệt, bởi vì Phật giáo là gì nếu không phải đó là một quá trình đi tìm chân lý.
Tiếc là con người chỉ có hai tay
Tư liệu 08:20 19/11/2024Ngày xửa ngày xưa, có một cô gái đến tuổi gả chồng, có hai gia đình Đông gia và Tây gia cùng đến cầu thân.
Bay qua miền hạnh phúc
Tư liệu 17:30 18/11/2024Phật pháp chính là diệu pháp, đã chắp cho tôi đôi cánh, giúp tôi bay lên cao, ra khỏi vực thẳm tuyệt vọng, đi đến miền hạnh phúc…Tôi xin cảm tạ Chư Phật Bồ Tát, cảm tạ tất cả những thiện hữu đã nhọc nhằn tâm lực, công sức vì tôi.
Xem thêm