Ác nghiệp và những cảnh giới địa ngục sẽ trải qua
Cảnh giới địa ngục được cảm ra bởi ác nghiệp của chúng sinh. Cõi này là nơi mà nỗi thống khổ của chúng sinh lên đến cùng cực và kéo dài vô tận. Những ác nghiệp được tạo bởi tâm hận thù, sân giận tột độ là nguyên nhân dẫn tới cõi này.
Địa ngục, tiếng Hồ gọi là Nê Lê, tiếng Phạn gọi là Nại-lạc-ca. “Nại-lạc” có nghĩa là người. “Ca” có nghĩa là ác. Người ác sinh ra ở nơi đó nên gọi nơi đó là Nại-lạc-ca (có chỗ dịch là Bất khả lạc, hoặc dịch là Khổ cụ, hoặc dịch là Khổ khí). Do những con người ác đó lúc sinh thời đã gây ra những hành động cực kỳ tàn ác về thân, khẩu, ý cho nên chúng phải sinh vào nơi đó và tiếp tục ở nơi đó. Bởi vậy mới gọi là Nại-lạc-ca. Địa ngục tức là theo nghĩa mà đặt ra tên gọi, có nghĩa là ngục ở dưới đất. Thêm nữa, ngục có nghĩa là giam hãm, ý nói bắt bớ giam hãm tội nhân, không cho chúng được tự do tự tại. Cho nên gọi là địa ngục.
Bà Sa luận viết rằng: Gọi chúng là tội nhân tức là những kẻ bị bọn ngục tốt A Bàng giam giữ không chế không được tự do đi lại. Song đường này có nhiều chốn, hoặc ở dưới đất, hoặc ở trên mặt đất, hoặc ở trong không trung cho nên bản tiếng Phạn không gọi là địa ngục, mà gọi là Nại-lạc-ca. Luận đó còn nói rằng: Dưới địa ngục và Độ địa ngục hoặc ở trong hang trên núi, hoặc ở nơi đồng ruộng, trong không trung hoặc ở trong miếu bên bờ biển. Các châu khác chỉ có Biển địa ngục, Độc địa ngục, không có Đại địa ngục.
Tuy có nhiều kiểu địa ngục như vậy nhưng căn cứ vào Tam pháp độ luận thì tổng cộng có ba nhiếp, một Nhiệt, hai Hàn, ba Biên.
1. Một là nhiệt ngục: có tám, ở dưới châu Thiện Bộ, có nghĩa là dưới châu này có năm trăm do tuần đất bùn, dưới nữa có năm trăm do tuần đất sét trắng, dưới nữa cách một vạn chín ngàn do tuần có bảy ngục lớn xây dựng ở trong. Dưới nữa hai vạn do tuần là ngục Vô Gián. Từ dưới châu này tới đáy ngụ Vô gián tổng cộng là bốn vạn do tuần. Ngục Vô Gián chiều dài, chiều rộng, chiều cao, mỗi chiều hai vạn do tuần. Bảy ngục mỗi ngục ngang dọc một vạn do tuần. Từ dưới Thiện Bộ châu tới ngục Vô Gián trên nhọn dưới to, như hình đống thóc. Trong có tám ngục chồng chất lên nhau. Kinh A Hàm nói: Địa ngục tổng số có tám. Tám ngục đó mỗi ngục lại có mười sáu ngục nhỏ quây quần xung quanh.
Ý nói ngục, mỗi ngục có bốn cửa, ngoài mỗi cửa lại có bốn Du tăng (gọi như vậy vì loài hữu tình vào đó nỗi khổ càng tăng thêm): 1. Đường ôi tăng; 2. Thi phần tăng;3. Phong đao tăng. Tăng này còn có ba loại: a- Đao nhẫn lộ; b-Kiếm diệp lâm; c-Thiết thích lâm. Ba loại này đều là Thiết lâm, nên cùng một Tàng nhiếp; 4. Liệt hà tăng. Cộng với bảy ngục trước, cả thảy là mười bảy. Tám ngục lớn như vậy cùng các ngụ phụ thuộc tổng cộng là một trăm ba mươi sáu sở. Cho nên trong kinh có nói là một trăm ba mươi sáu Nại Lạc Ca.
1.1. Đẳng Hoạt ngục
Địa ngục có hay không? Ai sẽ phải đọa vào địa ngục?
Còn gọi là Canh Hoạt ngục. Hoặc là ngục tốt gọi cho sống lại, hoặc là gió thổi khiến cho sống lại. Hai duyên tuy khác, nhưng đều làm cho sống lại như nhau, cho nên gọi là Đẳng Hoạt ngục. Do quen thói sát hại, thích thói đó tăng lên nên phải đọa vào trong ngục này. Một vạn sáu ngàn ngày hai trăm ức năm ở thế gian thì bằng một ngày đêm của ngục này. Tội nhân ở đây thọ năm trăm tuổi.
1.2. Hắc Thắng ngục
Trước hết dùng dây thép thắt lại, sau lại dùng rìu sắt mà chém. Do tập quán sát sinh trộm cắp nên phải đầy đọa vào ngục này. Ba vạn hai ngàn bốn trăm ức năm của thế gian thì bằng một ngày đêm của ngục này. Tội nhân ở đây sống thọ một ngàn tuổi.
1.3. Chúng Hợp ngục
Còn gọi là Chúng khâu (hạp) ngục (hai núi dưới chập lại để ghè tội nhân). Do quen thói sát sinh, trộm cắp, tà dâm nên phải đầy đọa vào ngục này. Sáu vạn bốn ngàn tám trăm ức năm thì bằng một ngày của ngục này. Tội nhân ở đây sống thọ hai ngàn tuổi.
1.4. Hô Hô ngục còn gọi là Khiếu Hoán ngục
Ngục tối bức bách tội nhân, khiến tội nhân phải vừa chạy vừa la. Do quen thói sát sinh, trộm cắp, tà dâm, nói láo nên phải đầy đọa vào địa ngục này. Mười hai vạn chín ngàn sáu trăm ức năm của thế gian thì bằng một ngày đêm trong ngục này. Tội nhân ở đây thọ bốn ngàn tuổi.
1.5. Đại Hô ngục
Ngược đãi, sát sinh đều tạo nhân đọa địa ngục
Còn gọi là ngục Đại Hô Hoán. Bốn núi lứa, muốn trốn chẳng được, gào khóc la lớn. Do quen thói sát sinh, trộm cắp, tà dâm, vọng ngữ, khuyến khích người ta uống rượu nên phải đầy đọa vào ngục này. Hai lăm vạn chín ngàn hai trăm ức năm của thế gian mới bằng một ngày đêm trong ngục này. Tội nhân ở đây thọ tám ngàn tuổi.
1.6. Thiêu Nhiên ngục
Còn gọi là ngục Viêm nhiệt, thép nung kẹp vào, ở trong bị nóng. Do quen thói sát sinh, trộm cắp, tà dâm, vọng ngữ, uống rượu, tà kiến nên phải đọa vào ngục này. Năm mốt vạn bốn trăm năm ở thế gian thì bằng một ngày đêm ở trong ngục này. Tội nhân ở đây thọ mười sáu ngàn tuổi.
1.7. Đại Thiêu Nhiên ngục
Còn gọi là ngục Đại Viêm Nhiệt. Lửa núi phả vào, xẻo nướng tội nhân. Do sát sinh, trộm cắp, tà dâm, vọng ngữ, cho người uống rượu, tà kiến, chẳng tin, hoặc phá giới của Tỳ kheo ni thì phải đọa vào ngục này. Thọ bằng một nửa kiếp.
1.8. Vô Gián ngục
Còn gọi là ngục Vô Trạch. Một khi đã bị ném vào lửa khổ thì mãi mãi không còn có lúc sướng. Đã khổ miết không lúc nào còn sướng thì còn gì mà lựa chọn nữa. Không có lấy một khoảnh khắc bằng cái búng tay không bị khổ. Do gây nghiệp ngũ nghịch nên bị đọa vào trong ngục này. Tiếng Phạn gọi là A Tỳ. Tỳ này có nghĩa là Vô Gián (không gián đoạn) hay còn gọi là Vô Cửu.
Cúng dường cơm cháy chuyển nghiệp đọa địa ngục thành sinh thiên
Kinh Quán Phật Tam Muội nói: Ngục A Tỳ bị khổ lớn một ngày một đêm bằng năm mươi tiểu kiếp ở thế gian. Cứ như vậy thọ mạng hết một đại kiếp. Người có đủ tội ngũ nghịch thì phải chịu tội năm kiếp. Hơn nữa, chúng sinh nào phạm bốn điều trọng cấm: ăn không của tín thí, phỉ báng, tà kiến, không biết nhân quả, đoạn học Bát Nhã, hủy mười phương Phật, ăn trộm của sư tăng, dâm dật vô đạo, hãm hiếp tịnh ni, hủy nhục người thân. Người đó phải chịu tội báo một trăm linh bốn ngàn đại kiếp, lại còn bị đưa vào mười tám cái vạc ở phương Đông để chịu khổ. Các phương Tây, Nam, Bắc cũng giống như thế.
2. Thứ hai là hàn ngục: có tám ngục, ở đáy núi Thiết Vi, bên ngoài châu này, tội nhân ăn ở đi đứng trong này phải chịu nỗi khổ vì rét mướt.
2.1 Ngục An-phù-đà: Vì bị rét cắt thịt da nên da thịt bị phồng rộp nhỏ.
2.2. Ngục Nê-la-phu-đà: Từ này có nghĩa là nốt phồng vỡ ra. Do gió rét thổi nên khắp người bị phồng rộp, nứt nẻ. Hai ngục trên được đặt tên theo những nỗi khổ mà bản thân phải chịu.
2.3. Ngục Ba-tra-na: Do nỗi khổ về giá rét tăng lên, môi không mấp máy được, chỉ có lưỡi là còn động đậy được. Cho nên mới kêu thành tiếng này.
2.4. Ngục A-ba-ba: Do rét tăng thêm ghê gớm, lưỡi không động đậy được, môi mới phát ra tiếng kêu này.
2.5. Ngục Á hầu: Do rét ghê quá, môi lưỡi chẳng động đậy. Chỉ trong họng là có tiếng do hơi bị chấn động. Ba ngục trên đây căn cứ vào âm thanh phát ra khi bị khổ mà đặt tên.
2.6. Ngục Uất-ba-ba: Từ này có nghĩa là Hoa sen xanh, loại hoa này cánh nhỏ. Do màu sắc của thịt bị toạc ra như hoa này bị tướp ra.
2.7. Ngục Ba-đầu-ma: Từ này có nghĩa là hoa sen hồng. Do thịt bị toác ra như hoa này xòe nở.
2.8. Ngục Phần-Đà-Lợi: Từ này có nghĩa là hoa sen trắng. Do xương bị toác ra như hoa này xòe nở. Ba ngục trên đây được đặt tên theo hình tướng từng vết thương phải chịu đựng.
3. Thứ ba là biên ngục: có ba ngục - một là Sơn gian ngục (ngục trong núi), hai là Thủy gian ngục (ngục trong nước), ba là Khoáng dã ngục (ngục giữa đồng); phải thụ báo vì các nghiệp đặc biệt đó phải chịu cả nóng lẫn lạnh.
Chang Thung lục viết rằng: Ngục cô độc ở các chốn trong cõi Diêm phù đề, có tám mươi tư ngàn tòa. Khổ báo chuyển thành nhẹ. Nay tóm tắt các loại báo như sau.
Tội cực nặng căn bản đệ nhất: giết cha mẹ, giết A-la-hán, phá hòa hợp Tăng, bức giãn tịnh ni, làm chảy máu thân Phật, không hề sám hối; tội ngũ nghịch cùng thượng – thượng phẩm thập nghiệp thì bị đọa vào tám ngục lớn; tội thượng trung phẩm thập ác thì phải sinh vào các địa ngục hàn băng; tội thượng hạ phẩm thập ác thì thác sinh vào trong tiểu địa ngục cô độc.
Địa ngục trần gian và nỗi khổ con người
Kinh chép rằng: Diêm La vương một niệm ác, nắm mọi việc trong ngục, tự mình chịu khổ, cũng không thể nói gì. Diêm La Vương xưa là Tỳ Sa quốc vương đánh nhau với Duy Đà Thủy vương, binh lực bị kém hơn, nhân đó mới thề rằng: nguyện kiếp sau ta sẽ sinh làm chúa địa ngục trị bọn tội nhân này. Mười tám đại thần, cùng trăm vạn quân đều có cùng lời thề như vậy. Tỳ Sa vương nay là Diêm La vương. Mười tám đại thần nay chính là chúa mười tám ngục. Trăm vạn quần chúng này chính là bọn ngục tối ngưu đầu (quỷ đầu trâu – ND) A Bàng.
Kinh Địa Ngục chép rằng: Diêm Vương ở trong địa ngục cung thành ngang dọc mỗi bề ba vạn dặm, do đồng sắt tạo thành, mỗi ngày đêm ba dạo có vạc đồng lớn, trong đầy nước đồng nóng chảy, tự nhiên trước mặt có đại ngục tốt để Diêm Vương nằm trên giường sắt nóng, lấy móc sắt banh miệng ra, đổ nước đồng sôi vào, từ họng trở xuống thảy đều cháy nát. Các đại thần cũng phải làm như vậy. Chịu tội xong mới trở dậy giải quyết công việc.
Mười bảy chúa ngục đó là: Ca Diên coi ngục Nê Lê; Khuất Tôn coi ngục Đao Sơn (núi dao); Phí Tiến coi ngục Phí sa (cát sôi); Phí Diễn coi ngục Phí thí (phân sôi); Ca Thế coi ngục Hắc nhĩ; Cái Sai coi ngục Hỏa xa (xe lửa); Thang Vị coi ngục Thang hoạch (vạc dầu sôi); Thiết Ca Diên coi ngục Thiết sáng (giường sắt nung); Ác Sinh coi ngục Cái Sơn; Thân Ngâm coi ngục Hàn băng (băng lạnh); Tỳ Ca coi ngục Súc sinh; Dao Đầu coi ngục Đao binh; Di Đại coi ngục Thiết ma (cối xay thép); Duyệt Đầu coi ngục Khôi hà (sông tro); Xuyên Cốt coi ngục Thiết Sách; Danh Thân coi ngục Thư trùng (giòi bọ); Quán Thân coi ngục Dương đồng
Cứ như vậy, mỗi chốn đều có vô lượng địa ngục để làm các chỗ phụ thuộc. Mỗi ngục đó lại có một chúa là bọn ngưu đầu. A Bàng tính tình hung ác không chút từ tâm vì thấy chúng sinh chịu những ác báo đó chỉ lo mà không khổ, chỉ sợ mà không đau. Có người hỏi quỷ A Bàng rằng: “Chúng sinh bị khổ rất đáng xót thương mà ngươi thường mang lòng độc ác chẳng chút từ tâm là cớ làm sao?” A Bàng đáp: “Những kẻ bị các tội ác sau đây mà phải chịu khổ: bất hiếu với cha mẹ, nhạo báng Phật, báng bổ thánh hiền, chửi bới người thân, khinh mạn sư trưởng, hủy hoại hết thảy, ác khẩu, lưỡng thiệt, xiểm nịnh ghen ghét, chia rẽ ruột thịt người khác, giận dữ giết hại, tham dục dối trá, tà mệnh tà cầu và tà kiến, lười nhác chơi bời, tạo các oán kết. Những hạng như vậy phải đến đây chịu khổ. Mỗi khi đến ngày được miễn xá giải thoát, tôi thường ân cần khuyên nhủ họ. Trong này khổ lắm, chẳng chịu được đâu. Ngươi nay được ra, đừng gây ác nữa!”. Thế mà bọn tội nhân đó ban đầu vẫn không biết đau khổ khiến tôi phải gân cốt mỏi mệt, để hết kiếp này sang kiếp khác đối diện với loại chúng sinh này. Do đó cho nên tôi với bọn tội nhân không còn một chút từ tâm, bởi vậy tôi càng độc dữ với chúng hơn để chúng biết khổ, biết ngượng, biết sỉ nhục, không trở lại nữa. Thấy các chúng sinh đó thực sự rất khổ, nhưng cuối cùng chúng vẫn chẳng chịu kiêng sợ, kiên quyết chẳng chịu tu thiện để được lên cõi Niết Bàn, chúng là những vật vô tri như vậy, chẳng biết tránh khổ cần sướng cho nên phải gây cho chúng đau khổ ghê gớm gấp bội phần ở trên thế gian. Cần gì phải nảy từ tâm với bọn đó!”. (Niết Bàn có nghĩa là bất sinh bất diệt – ND)
Kinh Chính Pháp Niệm kể rằng: Diêm La vương đọc bài kệ cho chúng sinh như sau:
Nhữ đắc nhân thân bất tu đạo
Như thập bảo sơn không thủ quy
Nhữ kim tự tác hoàn tự thụ
Khiếu hoán khổ gia dục hà vi.
Dịch:
Người được thân người chẳng tu đạo
Như vào núi báu, tay không về
Nay ngươi tự làm phải tự chịu
Kêu ca khổ sở có ích gì.
Tướng trạng, hình cụ cùng sự sai biệt về thụ báo trong các địa ngục khác, kinh luận đã nói đầy đủ, ở đây chẳng cần phải trích ra cho thêm rườm rà. Song các nghiệp thiện ác mà kẻ phàm phu gây ra như hình bóng bám theo cơ thể, người chết thì chỉ mất thân thể, chứ không mất hạnh nghiệp như đốt lửa xem sách ban đêm, lửa tắt nhưng chữ vẫn còn đầy, có lửa thì sau đó chữ lại thành. Nghiệp gây ra đời nay thành quả báo trong đời sau.
Cho nên kinh chép: nếu nói rằng nghiệp không có trụ xứ, có nghĩa là nghiệp đó trụ ở thời quá khứ đợi thời, đợi khí, đợi thụ quả báo như người ta uống thuốc trải qua thời gian vì thuốc tuy tiêu hết, nhưng đến thời cơ thì phát ra lực rất tốt. Tuy là nghiệp quá khứ nhưng thời cơ đến thì phải thụ báo, như đứa trẻ con lúc bắt đầu học việc, dẫu niệm niệm đều diệt, nhưng tới trăm năm cũng chẳng quên được. Các điều khác thì như kinh đã nói.
Sau khi chết cái gì bị thọ hình hành phạt đau khổ trong địa ngục Vô Gián?
Kinh Đề Vị chép: Trưởng giả Đề Vị bạch Phật rằng: “Tam trường trai vì sao phải từ mồng một tháng Giêng đến ngày rằm?” Lại hỏi: “Thế nào gọi là cấm?”. Phật đáp: “Bốn mùa thay nhau, âm dương đổi ngôi, hết năm phải ba lần soát xét lại để hiệu chỉnh sáu tiết tấu trong một tháng. Ba cõi rành rành, năm nơi chép rõ, hạnh nghiệp chúng sinh khác nhau do năm quan cai quản xét định tội phúc, hạnh nghiệp cao thấp, phẩm cách muôn đường. Chư thiên Đế Thích, thái tử, sứ giả, nhật nguyệt quỷ thần, địa ngục, diêm la, trăm vạn thần chúng… đều lấy ngày một tháng Giêng, ngày một tháng năm, ngày một tháng chín tỏa đi bốn phía xét định hạnh nghiệp thiện ác của Đế vương, thần dân, chim bay thú chạy, quỷ, rồng, lúc bấy giờ so với những điều mà bốn Thiên Vương tâu lên trong các ngày 8, 15, 30 hàng tháng sao cho thật khớp với nhau, để cho thiên hạ không ai bị oan uổng, sai sót, rà soát xem chúng sinh ba cõi thuộc các loại phúc tội nhiều ít như thế nào. Kẻ nào nhiều phúc được sinh lên cõi Trời thì lập tức sắc cho bốn trấn, đại vương năm quan, tự mệnh tăng cho tuổi thọ, đưa xuống Diêm La vương thay quyền năm quan trừ tội danh, định phúc lộc cho nên phải giữ ba trường trai đó. Cho nên ba lần rà, tám lần xét đó là Bát vương nhật. Cũng là ngày Thiên Đế Thích phụ trấn Ngũ quan, Tứ vương, Địa ngục vương, A-tu-la, chư Thiên xét xử cân nhắc, quyết định sinh tử, tăng giảm tội phúc nhiều ít, có đạo ý, không đạo ý, khai giải, không khai giải, xuất giam, không xuất giam, xét xử đọ số ngày đều dùng Bát vương nhật. Bát vương nhật là những gì? Là các ngày: lập xuân, xuân phân, lập hạ, hạ chí, lập đông, đông chí. Đó là tám ngày trời đất chư thần, âm dương thay đổi cho nên gọi là Bát vương nhật. Trong một trong các ngày 8, 14, 23, 29, 30 đều là những ngày trời đất giải quyết công việc. Các ngày thượng huyền, hạ huyền, sóc, vọng, hối đều là các ngày ghi mạng báo lên. Cho nên trong những ngày đó phải tự mình ăn chay để tự xét mình khiến chẳng phạm cấm, tự mình được sinh ở nơi tốt. Lời Phật không sai, ai dám chẳng tin. Thảng hoặc còn nghi, sau nếu xảy ra tự mình sẽ biết.
(Trích "Lục đạo tập")
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Làm thế nào để tiêu trừ tội nạo phá thai?
Tư liệu 15:36 02/11/2024Trong kinh Phật Thuyết Trường Thọ Diệt Tội Hộ Chư Đồng Tử Đà La Ni có nói rằng, nạo phá thai là một tội sát sinh vô cùng lớn, quả báo cũng rất nặng. Tại sao trong cuốn Hiện Đại Nhân Quả Thực Lục do thầy viết lại không có ví dụ nào về việc này?
Thai nhi thích nghe Kinh Địa Tạng
Tư liệu 15:06 02/11/2024Một người hàng xóm nói với tôi rằng, con gái bà ấy đang mang thai tám tháng rồi, phản ứng thai nghén rất mạnh. Trong mấy tháng gần đây, thai nhi thường xuyên đấm đá trong bụng, khiến con gái bà ấy rất đau đớn.
Lối sống mang lại hạnh phúc từ triết lý tiết độ trong kinh Trung A Hàm
Tư liệu 08:10 01/11/2024Phật dạy phải biết tinh tấn tu tập. Để làm được như thế, con người phải biết làm chủ mình trong cuộc sống thông qua tinh thần kỷ luật, mà trong Phật học gọi là Giới. Đó là “những điều răn cấm do Đức Phật chế định cho hàng xuất gia và tại gia để ngăn ngừa tội lỗi của ba nghiệp”.
Chuyện vãng sanh của thân phụ Sư cô Huệ Tâm ở Biên Hòa
Tư liệu 13:20 29/10/2024Tôi thấy công đức niệm Phật thậm thâm vi diệu. Cha mẹ tôi thuở sanh tiền là một thương gia ở chợ Biên Hòa, công việc rất bận rộn, ông bà chỉ dành ít thời gian để đi chùa, phần lớn là niệm Phật và bố thí. Hơn 60 năm, đêm nào trước khi đi ngủ, ông cũng niệm Phật cho đến khi ngủ quên.
Xem thêm