‘Tôi muốn nhận lấy các nghiệp tội của chúng sinh’
Hễ khi nào quý vị có thể sửa đổi những lổi lầm và cải thiện chính mình thì dẫu cho nghiệp tội của quý vị đã làm nghiêm trọng đến đâu, tôi sẽ sẵn sàng chịu trách nhiệm về những nghiệp tội này.
Bây giờ quý vị đã quy y với Tam Bảo, quý vị nên làm người Phật tử tốt. Quý vị nên tránh các điều ác và thực hành tất cả những điều lành (1). Làm tất cả những điều có lợi cho người khác, và tránh làm bất cứ điều gì gây tổn thương người khác. Nếu quý vị có thể làm như vậy, thì tôi sẽ chịu trách nhiệm cho tất cả các nghiệp tội và những sai lầm mà quý vị phạm phải trong quá khứ. Nhưng hãy nhớ chắc rằng quý vị không được phạm những tội lỗi hoặc sai lầm đó một lần nữa.
Tất cả quý vị hiểu rõ không? Hễ khi nào quý vị có thể thay đổi những lỗi lầm của mình và cải thiện bản thân, thì bất luận các nghiệp tội của quý vị có nghiêm trọng như thế nào, tôi sẽ sẵn sàng chịu trách nhiệm về những nghiệp tội này. Các nghiệp tội quý vị đã làm trước đó là vì quý vị chưa nghiên cứu Phật pháp và không biết gì khác tốt hơn. Bây giờ quý vị đã quy y với Phật pháp, quý vị không nên tạo ra bất kỳ nghiệp tội nào nữa.
Ảnh hưởng của mạng xã hội đến 'khẩu nghiệp' của người trẻ
Tất cả các nghiệp tội trước đây của quý vị nhất định sẽ xem là của tôi, bởi vì tôi đã không dạy dỗ cho quý vị trước đây. Bây giờ quý vị đã quy y rồi, quý vị không được tạo thêm các nghiệp tội nữa. Quý vị nên làm tất cả các việc tốt, trong khi tránh làm những việc xấu. Quý vị có hiểu không? Nếu như quý vị lẽ ra phải đọa địa ngục vì quả báo của những nghiệp tội đã làm trước đây, thì tôi bảo đảm là quý vị sẽ không đọa xuống địa ngục.
Nếu như quý vị lẽ ra phải chuyển làm ngạ quỷ, nhưng vì quý vị thật sự thay đổi, tôi sẵn lòng trở thành ngạ quỷ thay cho quý vị và nhận lấy quả báo dùm quý vị. Nếu như quý vị lẽ ra phải làm súc sinh vì nghiệp tội trong quá khứ của mình, nhưng quý vị làm những việc thiện và tránh làm các điều ác sau khi quy y, tôi sẵn sàng thay thế quý vị làm thú vật. Cho dù quý vị có phạm nghiệp tội gì trong quá khứ, tôi sẵn sàng chịu trách nhiệm về những nghiệp tội này.
Trong dân số to lớn trên toàn thế giới, chúng ta chỉ là một số ít người. Tuy nhiên, sức người có thể thay đổi hoàn cảnh (2). Chúng ta chỉ là một nhóm nhỏ ít người, chúng ta muốn cầu nguyện với chư Phật và Bồ Tát ở khắp mười phương để chấm dứt mọi cuộc chiến tranh. Nếu chúng ta đem hết lòng thành ước nguyện chấm dứt chiến tranh, chắc chắn sẽ có cảm ứng. Vậy chúng ta hãy nên cùng nhau đem hết lòng cùng cầu nguyện.
Ghi chú:
(1) Nguyên văn Hoa ngữ:
惡莫作,眾善奉行: Chư ác mạc tác, chúng thiện phụng hành.
(2) Nguyên văn Hoa ngữ:
人定勝天: Nhân định thắng thiên.
Bài nói chuyện ngày 11 tháng mười năm 1990 tại nhà hàng New World ở phố Tàu, London.
Những nét chính về cuộc đời Hòa thượng Tuyên Hóa
Hoà thượng Tuyên Hóa vốn họ Bạch, tên tục là Ngọc-Thư, Pháp danh là An Từ, tự Ðộ Luân, và Tuyên Hóa là Pháp hiệu do Lão Hòa Thượng Hư Vân đặc biệt tặng cho khi Ngài thọ lãnh sứ mạng làm người kế thừa truyền Pháp đời thứ chín của Thiền Tông Quy Ngưỡng. Ngài sinh ngày 16 tháng 3 năm Mậu Ngọ (1918), tại tỉnh Kiết Lâm, huyện Song Thành, tỉnh Tùng-Giang, Ðông Bắc Trung Hoa (tức Mãn Châu). Thân phụ Ngài tên Phú Hải, chuyên nghề nông; thân mẫu thuộc dòng dõi họ Hồ, sinh được tám người con, năm trai ba gái, và Ngài là út.
Thân mẫu Ngài thọ chay trường, niệm Phật chẳng hề gián đoạn. Một đêm nọ bà mộng thấy Ðức Phật A Di Ðà hiện thân, phóng hào quang chiếu sáng khắp thế giới, chấn động thiên địa. Giật mình tỉnh giấc, bà ngửi thấy mùi hương kỳ diệu khắp phòng, rồi sau đó hạ sanh Ngài. Ngài vừa ra đời liền khóc suốt ba ngày đêm, chính là vì đau xót cho nỗi khổ của thế giới Ta Bà này vậy.
Năm Ngài mười một tuổi, một hôm cùng chúng bạn dạo chơi, Ngài chợt trông thấy một em bé miệng ngậm, mắt nhắm, nằm bó trong đám rơm. Ngài gọi mà đứa bé chẳng đáp, rờ thì chẳng có hơi thở. Ngài lấy làm khó hiểu vô cùng nên hỏi lũ bạn. Có kẻ hiểu biết nên liền nói: “Ðứa bé đã chết rồi!” Song Ngài vẫn vô cùng ngạc nhiên, không hiểu thế nào là chết. Về nhà, Ngài thưa hỏi thân mẫu, bà dạy: “Phàm làm người, ai cũng phải chết. Có kẻ chết già, có kẻ chết vì bệnh, cũng có kẻ chết vì tai nạn. Bất luận là giầu sang hay nghèo hèn, ai ai rốt cuộc cũng phải chết cả!” Ngài lại thưa: “Như vậy, có cách gì thoát sự chết chăng ?” Bấy giờ trong nhà có vị khách xưa kia từng tu Ðạo, đỡ lời đáp rằng: “Chỉ có cách tu Ðạo, hiểu rõ tự tâm, thấu suốt bổn tánh, thì mới có thể chấm dứt sanh tử, thoát vòng luân hồi, thành tựu Chánh Giác, chứng được Vô Sinh.”
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Hạnh nguyện độ tha rạng ngời của Đức Phật A Di Đà
Góc nhìn Phật tử 11:35 14/12/2024Hướng về ngày 17/11 AL, ngày vía kỷ niệm Ngài, là khi những điều thiêng liêng cao cả nhất được tôn vinh, là cơ hội hy hữu để ta hướng tâm về hình ảnh đức Phật, hướng về hình ảnh của một bậc xuất trần thượng sĩ và tam thiên đại thiên thế giới của Ngài.
Tập điều chỉnh chính mình khi phát hiện mình bất ổn
Góc nhìn Phật tử 08:54 03/12/2024Này bạn, khi tâm trạng rơi vào trạng thái bất ổn, uể oải, hoặc cảm giác như năng lượng tích cực trong ta đã cạn kiệt, việc đầu tiên cần làm là ý thức rõ ràng về tình trạng của mình.
Tôi tin nhân quả
Góc nhìn Phật tử 13:57 02/12/2024Từ ngày tôi biết đến Phật pháp, câu kinh dạy về nhân quả: “Muốn biết cái nhân trước, hãy nhìn sự thụ hưởng ở hiện tại. Muốn biết cái quả sau, hãy nhìn việc làm hôm nay” luôn khắc sâu trong tâm trí tôi.
Truyện ngắn: Hương từ chữ bay ra…
Góc nhìn Phật tử 11:17 02/12/2024Mẹ về hưu sau mấy chục năm lăn lộn với nghề. Ngày đi làm cuối cùng để chia tay đồng nghiệp, mẹ mang về một bó hoa nhỏ và mấy tấm bằng khen đạt giải thưởng báo chí toàn quốc trong nhiều năm.
Xem thêm