Ai cho phép tổ chức Noel trong trường học?

Loạt bài nêu vấn đề cải đạo tín đồ Phật giáo Việt Nam của tôi được nêu ra đã hơn 5 năm, nhưng giới Phật giáo vẫn chưa quan tâm đúng mức. Trong khi đó, sau hơn 5 năm, việc cải đạo tín đồ Phật giáo Việt Nam đã có nhiều bước tiến triển mới, đưa đến cho Phật giáo Việt Nam nhiều thách mới.

Nếu trong loạt bài đã đăng, việc cải đạo đối với trẻ em học trường mẫu giáo được chú ý nhiều, thì trong bài dưới đây, việc cải đạo trong trường phổ thông sẽ được đề cập.

Một cuộc điện thoại từ người bạn giáo viên đã gọi đến tôi trong bối cảnh Noel sôi động, tràn ngập: tiếng nhạc Noel văng vẳng từ nhà hàng xóm vốn theo đạo Phật, đứa cháu tôi đang say sưa kể về ý nghĩa Noel mà cô giáo ở trường mẫu giáo đã dạy, còn màn hình ti vi nháy nháy những hình ảnh Noel liên tục. Giữa khung cảnh như vậy, nội dung cuộc điện thoại thông báo cho tôi biết sinh hoạt Noel đang được tổ chức dồn dập trong trường phổ thông. Tôi đã thực hiện một cuộc “phỏng vấn” qua điện thoại về đề tài cải đạo trong trường học với người bạn giáo viên phật tử và xin ghi lại ở đây. Người bạn giáo viên đề nghị không nêu tên khi viết bài, nên trong bài tôi xin thể hiện người đối thoại bằng từ “giáo viên” (viết tắt GV).

Minh Thạnh: Nếu tôi nhớ không lầm thì Luật Giáo dục cấm việc đưa vào trường học biểu tượng tôn giáo, nhưng sao ở đây lại có việc tổ chức Noel trong trường học?

Giáo viên: Luật cấm thì cấm, nhưng người ta vẫn lách được. Cho nên, nói việc tổ chức sinh hoạt Noel trong trường học là việc phạm luật vẫn đúng, nhưng người ta vẫn có cách làm cho nó không sai và tổ chức đường hoàng, công khai, thậm chí hoành tráng.

Ban Giám hiệu một số trường cho rằng tổ chức sinh hoạt Noel trong trường học là một hoạt động trong khuôn khổ mô hình trường học mới – VNEN (dự án do Ngân hàng Thế giới tài trợ) là một mô hình giáo dục hiện đại đang được ứng dụng tại Việt Nam. Ở đó, sinh hoạt trong học đường được kết nối với sinh hoạt xã hội thông qua việc tổ chức lễ hội, mùa nào lễ đó.

Mô hình VNEN chú trọng nhiều đến hình thức trang trí lớp học. Lấy lý do đó, người ta tổ chức trang trí Noel từ rất sớm, với trang trí lớp học như là một hoạt động đón chào Noel. Anh nghĩ xem, ngoài giờ học, giáo viên tập trung học sinh lại treo dây kim tuyến, hoa tuyết, ông già Noel, hình thánh đường, gói quà treo trên cây thông trong tiếng nhạc Noel phát ra từ một điện thoại di động, thì là gì, nếu không phải sinh hoạt Noel?

Minh Thạnh: Anh nói “người ta tổ chức”. Vậy, “người ta” là những ai?

Giáo viên: Đó là những giáo viên, hiệu trưởng, hiệu phó theo đạo Ca tô La Mã hay đạo Tin Lành. Số người theo các tôn giáo trên trong ngành giáo dục ngày càng đông đảo và họ rất có ý thức về nhiệm vụ cải đạo nhằm vào học sinh.
Ảnh chỉ mang tính chất minh họa
Minh Thạnh: Giáo viên cải đạo học sinh. Xin anh nói rõ việc này với tư cách là một người trong ngành giáo dục. Đây là hoạt động tự phát hay có tổ chức, chỉ đạo?

Giáo viên: Tôi chưa đọc thấy một văn bản nào nói riêng về ngành giáo dục, chỉ thấy lặp đi lặp lại việc loan báo tin mừng là nhiệm vụ của mỗi tín đồ Cơ đốc giáo, tùy theo hoàn cảnh mà người tín đồ thực hiện nhiệm vụ này. Giáo dục là môi trường rất thích hợp cho việc cải đạo. Tuy vậy, nói là có tổ chức vẫn đúng, vì đã được chuẩn bị chu đáo, thực hiện đồng loạt.

Minh Thạnh: Trong bối cảnh hiện nay, tiến hành cải đạo trong trường học thì sao được phép?

Giáo viên: Thế mà người ta làm được mới hay, như việc tổ chức Noel rầm rộ trong trường học vậy.

Hồi học Trung học Sư phạm và Đại học Sư phạm Tp.HCM, tôi thấy rất nhiều bạn bè là tín đồ đạo Ca tô La Mã chọn học ngành sư phạm như một chọn lựa lý tưởng, đầy phấn chấn, trách nhiệm. Tinh thần đó không có ở các sinh viên phật tử vốn chỉ coi ngành sư phạm là một chọn lựa bắt buộc, miễn cưỡng, thay vì phải đi làm việc khác nặng nhọc hơn.

Nếu chúng ta liên hệ đến đặc điểm của đạo Ca tô La Mã, rất coi trọng hoạt động giáo dục, coi giáo dục là môi trường lý tưởng để truyền đạo, một phần lớn tu sĩ vừa là nhà tu hành vừa là nhà giáo, luôn nhắm tới mục tiêu mở trường học, thì có thể lý giải động cơ chọn ngành giáo dục của những tín đồ đạo Ca tô La Mã này. Theo học và làm việc trong ngành giáo dục ở một số đông tín đồ đạo Ca tô La Mã là một động cơ tôn giáo. Xin nhắc lại: ĐỘNG CƠ TÔN GIÁO.

Động cơ tôn giáo này được giữ kín, nếu không muốn nói là che giấu. Vì vậy, hầu như không ai, trừ những tín đồ đạo Ca tô La Mã biết động cơ sâu xa của việc chọn học và làm việc trong ngành giáo dục của số người mang động cơ tôn giáo đó.

Thầy cô trường sư phạm, lãnh đạo trường sư phạm và ngành giáo dục hầu như đều không biết đến động cơ tôn giáo trong việc chọn và làm việc trong ngành giáo dục, chỉ nghĩ đến mức những sinh viên sư phạm và giáo viên như thế yêu nghề thật sự, nên thường dành cho sự ưu ái đặc biệt nâng đỡ, quan tâm, đề bạt.

Do có động cơ tôn giáo, nên các giáo sinh, giáo viên sư phạm đạo Ca tô La Mã có nỗ lực cao trong học tập và công tác. Từ đó, học thường dành được những thành quả cao trong học tập, công tác, thường dễ được thăng tiến, giữ được vị trí cao trong học tập, công tác.

Nhưng không cần đạt đến vị trí cao, lãnh đạo ngành giáo dục khi chỉ là giáo sinh, giáo viên có được học sinh trong tay là họ triển khai ngay hoạt động cải đạo.

Thí dụ, tổ chức hoạt động ngoại khóa, thì họ lấy việc đi thăm các di tích lịch sử ở thành phố để đưa học sinh đi thăm nhà thờ Đức Bà Sài Gòn. Trong nhà thờ, thì việc truyền giảng về Chúa là tha hồ. Sau buổi dã ngoại, học sinh đã tiến thêm một bước đến việc cải đạo.

Trong bài giảng trên lớp của các giáo sinh, giáo viên đạo Ca tô La Mã. Thượng đế thường được nhắc tới, xen vào nội dung chính những khi có thể. Chẳng hạn, rằng Hồ Chủ tịch là người tin vào Thượng đế và đời sống sau khi chết, “căn cứ” vào “Tuyên ngôn Độc lập” có nói đến tạo hóa, và “Di chúc” nói đến việc đi gặp các nhà lãnh đạo cách mạng quá cố sau khi qua đời… Còn Đức Phật thì được trình bày như một triết gia đạo đức, một nhà tư tưởng nhưng vẫn do Thiên chúa sinh ra.

Minh Thạnh: Anh hãy nói cụ thể hơn về cải đạo học sinh trong mùa Noel năm nay?

Giáo viên: Trước khi đi vào chi tiết, tôi xin phép nói qua về nguyên tắc chung của cải đạo.

Cái làm người Việt Nam ta lạnh nhạt với cải đạo chính là sự ngăn cách văn hóa giữa các tôn giáo phương Tây và văn hóa Việt Nam bản địa. Bước đầu của cải đạo chính là việc phá bỏ ngăn cách văn hóa đó. Những giáo sinh, giáo viên, hiệu trưởng, hiệu phó, và cả lãnh đạo cấp trên của ngành giáo dục đang làm việc đó trong nhà trường.

Noel là cơ hội tốt để họ đưa những hoạt động chào đón ngày chúa sinh ra vào trường học. Như ở quận 6 chẳng hạn, các trường Nguyễn Huệ, Võ Văn Tần, Châu Văn Liêm, Nguyễn Thiện Thuật đều có trang trí Noel hay ít ra là một số lớp. Người ta chưa đưa vào hình ảnh thánh giá, nhưng cây thông, hình ảnh ông gia Noel, giáo đường… đã rất phổ biến. Trong giờ âm nhạc, học sinh được tập hát thánh ca. Trong giờ Mỹ thuật, học sinh được dạy vẽ cây thông hay tô màu hình ông già Noel, hình thánh đường. Người ta cố gắng đưa học sinh tiếp cận càng nhiều càng tốt, càng nhanh càng tốt với các khái niệm tôn giáo phương Tây, để giữa học sinh và các tôn giáo phương Tây không còn ngăn cách tôn giáo.

Một phiên bản của ngày lễ Noel được hình thành trong trường mẫu giáo và trường phổ thông, nhất là tiểu học và trung học phổ thông. Phiên bản Noel trong nhà trường xã hội chủ nghĩa này ngày càng được triển khai rộng rãi. Nó đã phát triển đều khắp hầu hết ở các trường mẫu giáo, đang chiếm lĩnh các trường tiểu học, và dần dần xâm nhập và trường trung học phổ thông.

Chẳng những trang trí, học vẽ, học hát mừng Noel, nhiều trường còn tổ chức văn nghệ hát toàn thánh ca.

Minh Thạnh: Thế Ban Giám hiệu có phản ứng gì không?

Giáo viên: Ngay cả trong ban giám hiệu bây giờ đã có nhiều người là tín đồ đạo Ca tô La Mã, nên nếu Ban giám hiệu ủng hộ thì không có gì là lạ. Trong một số trường hợp, chính Ban giám hiệu còn chỉ đạo tổ chức lễ Noel, mời ông già Noel tới trường thậm chí cả một buổi văn nghệ mừng Noel.

Còn nếu Ban Giám hiệu có ý kiến ngược lại, thì giáo viên, giáo sinh cứ đem mô hình giáo dục VNEN ra để giải thích. Trường hợp Ban giám hiệu chỉ đạo tổ chức thì mô hình VNEN được dùng để giải thích với Phòng giáo dục quận. Họ cũng dùng mô hình VNEN giải thích khi phụ huynh có ý kiến thắc mắc.

Minh Thạnh: Vậy phụ huynh phật tử có ý kiến gì không, khi con em gia đình Phật tử phải tham gia mừng lễ giáng sinh của giáo chủ một tôn giáo khác trong trường học?

Giáo viên: Hầu như không có, dù cá biệt cũng có người thắc mắc, trong khi đa số phụ huynh Phật tử tán thành và còn đưa con em đến nhà thờ nhận quà.

Minh Thạnh: Giấy mời đi nhà thờ được phát rộng rãi ở trường học không phải chỉ mới đây. Hồi học đại học những năm 1980, tôi đã nhận được giấy mời xem ca nhạc Noel ở nhà thờ.

Giáo viên: Đối với trẻ em thì họ mời nhận quà Noel. Nhưng ngay cả trong trường cũng phát quà Noel. Tất cả học sinh làm quà Noel nộp cho cô giáo rồi xáo trộn tặng lại cho các em học sinh. Trong đó, sẽ có những món quà đậm tính chất tôn giáo như Thánh kinh, dĩa nhạc Thánh ca, lời Chúa, thiệp có hình thánh gia, thánh đường, thánh giá, giáo hoàng…

Minh Thạnh: Vậy là đưa biểu tượng tôn giáo vào trường học rồi?

Giáo viên: Tất nhiên, nhưng quà được gói kín, mở ra mới biết, lại nói là của học sinh tặng nhau, nhưng giáo viên “tặng” học sinh thì cũng được.

Minh Thạnh:
Vậy là cũng phải “mã hóa” việc cải đạo bằng một khóa mã nào đó?

Giáo viên: Dĩ nhiên, bây giờ còn phải thế, nhưng với tốc độ triển khai lễ Noel trong trường học như thế này, thì không bao lâu sẽ chẳng cần mã hóa nữa, mà các giáo sinh, giáo viên, hiệu phó, hiệu trưởng theo đạo Ca tô La Mã sẽ tổ chức công khai hoạt động cải đạo, không còn ngần ngại gì hết.

Bây giờ, một số trường đã treo hẳn băng rôn mang tính tôn giáo là Merry Christmas.

Minh Thạnh: Hoạt động cải đạo trong trường học như vậy thực ra đã là bán công khai rồi?

Giáo viên: Phải, vì một học sinh mở quà Noel nhận được một quyển sách kêu gọi tin đạo Cơ đốc thì việc đi khoe nhau, chuyền tay nhau xem là điều bình thường.

Minh Thạnh: Thế họ chỉ cải đạo trong mùa Noel?

Giáo viên: Hoạt động cải đạo trong trường học là thường xuyên, liên tục. Còn Noel chỉ là cao điểm.

Minh Thạnh: Xin cảm ơn anh về các thông tin trên.

Minh Thạnh

Ghi chú: Bài viết thể hiện nội dung quan điểm phỏng vấn và trả lời phỏng vấn riêng, do cư sĩ Minh Thạnh thực hiện

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Tin Phật trong ta

Phật pháp và cuộc sống 08:00 22/12/2024

Khó khăn không nản chí/ Thuận lợi chẳng kiêu căng/ Tu trí tuệ giúp người/ Tâm Phật luôn soi sáng/Phúc lạc đời an yên...

Tâm tưởng

Phật pháp và cuộc sống 07:02 22/12/2024

Phải chăng Tâm sinh Tướng, tướng cũng tác hưởng đến tâm nếu tâm không làm chủ cảm xúc, hạn chế mọi cảm thọ và ý tưởng tiêu cực. Tâm là đại dương, Tưởng chỉ là gợn sóng, nếu tưởng bị ô nhiễm thì một góc nào đó của đại dương cũng bị vẩn đục.

Cứu sống người bà bệnh viện "trả về" nhờ tụng Kinh Địa Tạng

Phật pháp và cuộc sống 12:29 21/12/2024

Gia đình tôi ai cũng vui mừng khôn siết, và hết lòng cảm ân Phật Pháp đã cứu sống bà. Kinh Địa Tạng quả là vi diệu không thể nghĩ bàn.

Khẩn thiết niệm Quan Thế Âm Bồ tát, chồng liền hết bệnh

Phật pháp và cuộc sống 09:30 21/12/2024

Mong rằng qua câu chuyện này của tôi, các bạn sẽ càng có niềm tin mạnh mẽ hơn vào Phật Pháp, tin sâu nhân quả, luôn nhớ đến danh hiệu ngài Quan Âm mà tụng niệm để được thoát khổ, được giải thoát đúng như theo lời kinh Phổ Môn.

Xem thêm