Phút Đức Phật thân xả bỏ huyễn hình

Tám mươi năm, giác hạnh đã tròn đầy/ Pháp nhiệm màu, lan tỏa khắp đó đây/ Thân tứ đại, vô thường theo lẽ chuyển/ Phật nhập Niết Bàn – vũ trụ hóa hư không

Phút Đức Phật thân xả bỏ huyễn hình 1

Đêm rằm tĩnh mịch rừng Sala

Vầng trăng soi bóng từ hòa Thế Tôn

Khoảnh khắc rúng động chư thiên 

Khi bậc Giác Ngộ, xả thân huyễn hình

***

Cả đại thiên như nghiêng mình quỳ phục

Khắp Ta bà nghe vọng tiếng vô ngôn

"Chánh pháp vô biên, phá tan màn vô minh!" (1)

"Hãy buông bỏ chấp trước, tìm về Chân Như" (2)

***

"Thân tứ đại này, như bọt nước phù du” (3)

"Tâm Bồ Đề rực sáng, xua tan màn đêm tối” (4)

“Phải tự mình thắp đuốc lên mà đi” (5)

"Niết bàn an lạc, hiển hiện giữa ta bà" (6)

***

Hãy sống trọn, từng giây phút hiện tại

Đừng luyến lưu, quá khứ đã qua rồi

Đừng mơ mộng, tương lai còn chưa tới

Hãy an nhiên, tự tại giữa dòng đời

Lấy Chánh Pháp làm thầy, Giới - Định - Tuệ làm đường soi lối tương lai…

***

Ánh trăng rằm như hào quang tỏa sáng

Hát ru Người nghiêng một giấc thiên thu

Vạn sao trời rơi tiếc thương lấp lánh

Tiễn bậc Giác Ngộ tứ đại hóa hư vô

23h23, 14/3/2025 (tức Rằm tháng 2, Ất Tỵ - ngày Đức Phật Thích Ca Mâu Ni nhập Niết bàn)

Phút Đức Phật thân xả bỏ huyễn hình 2

Chú thích:

(1): Tinh thần này được thể hiện rõ trong nhiều kinh điển, đặc biệt là Bát Nhã Ba La Mật Đa. Ví dụ, trong Kinh Kim Cương, Đức Phật dạy về việc phá vỡ mọi chấp trước để đạt được trí tuệ Bát Nhã, tức là phá tan màn vô minh.

(2): Kinh điển Đại Thừa thường nhấn mạnh về việc buông bỏ chấp trước để nhận ra Chân Như, tức là bản chất thật sự của vạn pháp. Ví dụ, trong Kinh Lăng Nghiêm, Đức Phật dạy về việc buông bỏ những vọng tưởng, chấp trước để nhận ra bản tâm thanh tịnh.

(3): Giáo lý về vô thường là một trong những giáo lý cốt lõi của Phật giáo. Đức Phật dạy rằng mọi thứ đều vô thường, thay đổi không ngừng, và thân thể cũng không ngoại lệ. Trong Kinh Tứ Thập Nhị Chương, Đức Phật dạy: "Người đời có hai mươi điều khó, nghèo mà bố thí là khó...thấy thân vô thường là khó"

(4): Tâm Bồ Đề là tâm nguyện giác ngộ, là ngọn đèn soi sáng con đường tu tập. Trong Kinh Hoa Nghiêm, Đức Phật dạy về tầm quan trọng của việc phát khởi tâm Bồ Đề để đạt được giác ngộ.

(5): Câu này là lời dạy nổi tiếng của Đức Phật trong Kinh Đại Bát Niết Bàn, thể hiện tinh thần tự lực, tự cường trong tu tập.

(6): Giáo lý Đại Thừa dạy rằng Niết bàn không phải là một nơi chốn xa xôi, mà có thể đạt được ngay trong cuộc sống hiện tại. Trong Kinh Duy Ma Cật, Đức Phật dạy về việc tịnh hóa tâm để nhận ra Niết bàn ngay trong cuộc sống hàng ngày

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Xúc động với chia sẻ của nhạc sĩ - Phật tử Nguyễn Văn Chung về mẹ

Phật pháp và cuộc sống 19:56 12/04/2025

Nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung khiến nhiều người không khỏi xúc động khi đọc những dòng tâm sự của anh về người mẹ quá cố trên Facebook.

Thư từ Myanmar: Hành trình từ tâm

Phật pháp và cuộc sống 13:12 12/04/2025

Người dân Myanmar đang rất mong muốn nhận được hỗ trợ tài chính để xây lại nhà cửa, vì hiện tại họ chỉ đủ trang trải sinh hoạt hằng ngày. Điều khiến tôi xót xa là 95% ngôi chùa ở TP Sagaing đã sụp đổ, thiệt hại còn nặng nề hơn nhà người dân.

"Thích Nhất Hạnh way" - Dấu chân sen nở giữa trời New York

Phật pháp và cuộc sống 12:52 12/04/2025

Ngày 11/4/2025, thành phố New York đã chính thức đặt tên cho đoạn đường West 109th Street (giữa đại lộ Riverside và Broadway) là "Thích Nhất Hạnh Way" để vinh danh Thiền sư Thích Nhất Hạnh, một nhà lãnh đạo tinh thần, một học giả, nhà văn và nhà hoạt động hòa bình nổi tiếng người Việt Nam.

Chiếc lá nương cây

Phật pháp và cuộc sống 09:49 12/04/2025

Không biết “mặt trời” của bạn ló rạng vào lúc mấy giờ? Với những người xuất gia như chúng tôi, đúng 3 giờ 30 phút, khi tiếng chuông Đại hồng ngân vang khắp khuôn viên chùa, đánh thức màn đêm tĩnh lặng là báo hiệu một ngày mới bắt đầu.

Xem thêm

Phật Giáo
Phật Giáo

Từ điển Phật giáo

Phật Giáo
Phật Giáo
Phật Giáo