Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Chủ nhật, 28/04/2024, 12:00 PM

Ái dục là cội gốc đi trong luân hồi sanh tử

Vừa rồi tôi đọc lại kinh Viên Giác, Bồ-tát Di Lặc hỏi Phật, nguyên nhân nào làm cho chúng sanh phải luân hồi sanh tử, mãi mãi không ra khỏi?

Đức Phật dạy, sở dĩ người tu không ra khỏi sanh tử là vì bệnh ái dục.

Chúng sanh ở cõi Dục, bệnh ái dục là bệnh trầm trọng nhất.

Chúng tu ở đây đa số là người trẻ, mà người trẻ thì bệnh ái dục còn nặng, dễ làm cho sự tu hành trở thành khó khăn, chướng ngại.

Cho nên tôi nhắc kỹ về điều này.

Phật dạy, ái dục có hai thứ: một là ái dục, hai là ái mạng.

Nhân ái dục sanh ra ái mạng, nghĩa là từ ái dục mà có ra những sự tiếp nối.

Những chúng sanh tiếp nối đó, khi có mặt lại yêu mến quý trọng thân mạng của mình.

Cứ như vậy mà ái dục ở trước, ái mạng theo sau.

Hoặc ngược lại, ái mạng có trước, rồi sanh ra ái dục.

Chúng ta có mặt ở đây là do ái dục dẫn dắt.

Ái dục là nghiệp để chúng sanh truyền nối đời đời.

Tâm tham ái dục vọng là một dòng chảy miên man vô tận

00

Sanh mạng mọi loài đều do ái dục mà có, như chúng ta đây, có người nào không từ ái dục của người trước mà sanh ra mình không?

Như vậy cho thấy, ái dục là bệnh rất trầm trọng.

Nếu không dùng trí tuệ quán chiếu thì bệnh ái dục không thể trừ được.

Trong kinh Phật dạy rất nhiều cách quán chiếu.

Nếu ái dục nặng quá thì đức Phật dạy quán bất tịnh.

Nghĩa là phải luôn luôn nhìn lại mình, quán sát thân nhớp nhúa, không ra gì này.

Quán đi quán lại cho sâu xa, để mình chán thân mình rồi mới chán thân người khác.

Đó là trừ bệnh ái dục của thân.

Nếu áp dụng quán như vậy mà bệnh ái dục thuyên giảm thì tốt, còn không thuyên giảm thì phải quán năm uẩn không thật như Phật dạy trong kinh Bát Nhã.

Mình đã không thật thì có cái gì mà ái, cái gì là dục?

Bệnh ái dục là trầm trọng số một, bởi vì ái dục là nghiệp truyền giống.

Thế nên các loài chúng sanh đều mang nghiệp ái, để tiếp tục nòi giống, để có mặt trên thế gian này.

Kinh Tứ Thập Nhị Chương nói:

“Trong các thứ ái dục, không gì đáng sợ bằng sắc dục.

Lòng ham thích sắc đẹp to lớn không gì sánh bằng.

May thay, chỉ có một mình nó mà thôi. Nếu có bệnh thứ hai bằng bệnh ái dục như thế thì khắp thiên hạ không ai có thể tu đạo được”.

Như vậy, chỉ có ái dục là nặng hơn hết, còn các thứ bệnh kia nhẹ hơn, nên chúng ta mới có thể tu.

Nếu các bệnh khác nặng bằng ái dục thì chắc khó tu được.

Do đó, Phật dạy các thầy Tỳ-kheo khi đi khất thực, chỉ nhìn xuống đất không quá ba thước, tức là nhìn vừa tầm để thấy đường đi mà thôi, chứ không được ngó qua ngó lại, không thấy người này người kia rồi sanh tâm nhiễm ô.

Tôi nhắc cho toàn chúng biết, để dè dặt tránh xa.

Chúng ta đã biết ái dục là bệnh trầm trọng thì đừng nên xem thường.

Đối với phái nữ, phải nên ít tiếp xúc.

Tránh tiếp xúc với người khác phái để khỏi sanh ra bệnh trầm trọng làm trở ngại sự tu hành.

Nhất là tư tưởng đừng nghĩ, đừng nhớ, chỉ chăm chỉ vào sự tu hành dứt niệm.

Bởi có nghĩ tưởng thì ái dục phát sinh, nếu không khởi nghĩ thì ái dục sẽ hết.

Trong kinh Phật nói thí dụ, có một người bị tội tử hình, nhà vua bảo:

“Nếu ngươi bưng một đĩa dầu đầy, đi từ đầu đường đến cuối đường không nhỏ một giọt nào thì ta sẽ tha tội chết cho ngươi. Đi sau ngươi, có một đao phủ cầm đao bén, nếu ngươi làm nghiêng đĩa dầu, nhỏ xuống một giọt thì bị chặt đầu liền”.

Vua tuyên bố như vậy, đồng thời ra lệnh bày hai bên đường nào là nữ sắc, rượu chè, cờ bạc… đủ thứ trò vui.

Nếu anh chàng đó muốn khỏi bị chặt đầu thì phải chăm chăm nhìn đĩa dầu, từ đầu đến cuối không dám ngó lơ thì mới thoát chết.

Toàn chúng nghĩ xem, nếu mình là anh chàng tử tội đó thì có dám lơ là, ngó qua ngó lại, nghe cái này nhìn cái kia không, hay chăm chăm vào đĩa dầu, qua khỏi mọi cạm bẫy đến vạch cuối đường để thoát chết?

Chắc chắn không ai can đảm buông lung!

Tất cả chúng ta sanh ra trên cõi đời này thảy đều bị án tử, không ai thoát khỏi quỷ vô thường, giống như anh chàng tử tội kia.

Chẳng sớm thì muộn, không trẻ thì già... ai cũng phải chết.

Bị án tử rồi mà muốn thoát khỏi, tức là muốn giải thoát sanh tử thì phải chú tâm vào một pháp tu.

Đĩa dầu dụ cho pháp tu.

Làm sao đi đứng nằm ngồi vẫn không lơi lỏng, đó là không để đổ dầu.

Tên lính cầm đao dụ cho quỷ vô thường.

Quỷ vô thường lúc nào cũng chực bên mình, sơ hở một chút là nó giết ngay.

Nếu chúng ta không chăm chú vào pháp tu để qua khỏi đoạn đường sanh tử mà cứ chạy theo ngũ dục, mê những trò vui trên đường để mình bị giết chết, rồi phải lăn lộn kiếp này đến kiếp khác.

Đó là mình ngu xuẩn, không xứng đáng là người phát nguyện cầu giải thoát sanh tử.

Vì vậy, chúng ta tu muốn giải thoát sanh tử thì phải chăm chỉ, đem hết tâm trí, đặt hết tinh thần, chuyên tâm vào đường lối tu của mình.

Ngày đêm miệt mài như vậy mới đủ sức tỉnh giác, mới thoát ly sanh tử được.

Nếu hờ hững lôi thôi qua ngày thì sẽ bị chìm đắm trong sanh tử mãi mãi, không thể ra khỏi.

Tôi mong rằng, quý vị đã có duyên tốt phát tâm tu hành thì phải ráng tinh tấn, chuyên chú vào đường lối tu, đừng nên lơi lỏng, bê trễ.

Như vậy mới không phụ ý chí quyết tâm, liều chết đi trên đường giải thoát.

Nếu nghĩ tưởng xằng bậy thì ái dục càng tăng trưởng; còn tâm không lơi lỏng, tư tưởng không nghĩ nhớ việc xằng bậy thì tất cả ái dục theo đó từ từ suy giảm tiêu mòn.

Mong mỗi vị trong chúng nhìn kỹ, nhớ kỹ để thực hành cho được, tránh khỏi đường luân hồi sanh tử lâu dài.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Ý nghĩa ngày Đức Phật Đản sinh

Kiến thức 09:39 11/05/2024

Sự kiện của đức Phật đản sanh là bức thông điệp hạnh phúc thương yêu, một chân trời mở ra cho những ai còn chấp thủ tham sân. Lúc ấy từ trái tim cho đến trái tim luôn thấm nhuần tình thương yêu của đức Phật.

Cảm niệm ngày Đức Phật đản sanh

Kiến thức 09:17 11/05/2024

Lịch sử tôn giáo luôn ẩn hiện màu sắc huyền thoại. Đối với hầu hết tín đồ tôn giáo, giáo chủ của họ là những bậc phi phàm. Có một số vấn đề liên hệ đến cuộc đời của các ngài tư duy con người không bao giờ đặt chân đến được, mà chỉ có thể tin.

Vợ chồng chuyên nhìn ưu điểm của nhau thì hạnh phúc viên mãn

Kiến thức 11:28 10/05/2024

Người một nhà không hòa, hiện tượng này hiện tại rất phổ biến, vợ chồng bất hòa. Có rất nhiều ông chồng bà vợ thường hay cáo trạng trước mặt tôi, nói nhà của họ không hòa thuận, tôi nghe rồi gật gật đầu mỉm cười, vì sao không hòa vậy?

Đức Phật là ai?

Kiến thức 09:18 10/05/2024

Thuở xưa, có một người theo đạo Bà La Môn tên Dona, nhân khi thấy dấu chân của Đức Phật in dưới cát có những đặc điểm lạ thường, liền đến gần Ngài và hỏi:

Xem thêm