Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 29/08/2020, 15:41 PM

Ai lấy Đức tin của con?

Chất liệu tạo nên từ sự thực tập chánh Pháp là cơ hội để nuôi dưỡng Đức tin. Nương tựa vào mảnh đất của Tam bảo để hạt giống Đức tin thêm vững chãi.

Cách cúng dường cao thượng

Câu chuyện kể lại, được ghi chép rất rõ ràng trong “Trưởng lão Tăng kệ”, đề cập đến cuộc đời vĩ đại của Tôn giả A-nan.

“Tôn giả A-nan có lòng kính quý và rất thân thiết với Tôn giả Xá-lợi-phất. Cả hai thường đồng hành và hoàn tất những phận sự mà Đức Như Lai giao phó. Cả hai cũng thường đàm đạo, chia sẻ và yểm trợ nhau trên con đường tu học, hành đạo và nuôi dưỡng đồ chúng. Thế rồi, khi hay tin Tôn giả Xá-lợi-phất từ trần vào cõi Niết-bàn, Tôn giả A-nan không khỏi tiếc thương, bần thần, ngập tràn đau buồn.

Nương tựa vào mảnh đất của Tam bảo để hạt giống đức tin thêm vững chãi.

Nương tựa vào mảnh đất của Tam bảo để hạt giống đức tin thêm vững chãi.

Bấy giờ, Đức Phật hỏi:

-  Này A-nan! Xá-lợi-phất qua đời có lấy đi của con vật gì không? Xá-lợi-phất có mang đi đức tin và sự hành trì của con không?

-  Bạch Thế Tôn, không ạ. Tôn giả A-nan trả lời.

-  Vậy tại sao con phải đau buồn khi biết một người đồng tu mà con yêu quý đã trút bỏ được gánh nặng của tấm thân ngũ uẩn, đã hoàn toàn không còn bị chi phối bởi sinh tử khổ đau. Điều ấy nên buồn chăng? Con nên chuyển hóa xúc cảm yếu mềm ấy, biến thành động lực để thực chứng Thánh quả. Vì chỉ có điều đó mới mang đến cho con bình an thật sự. Các pháp hữu vi đều vô thường. Nỗ lực tinh tiến cầu giải thoát sinh tử, đó mới là điều mà người đệ tử Như Lai cần hướng đến.

Nghe lời Tôn Sư chỉ dạy, Tôn giả A-nan trấn tỉnh và trở về trong chánh niệm.

Niềm tin cuộc sống có Phật

Lời bàn: Câu chuyện kết thúc tại đây nhưng mở ra cho người đọc cái nhìn đa chiều. Mỗi người hãy tự tìm câu trả lời phù hợp và lấy đó làm hướng đi cho mình. Đừng quá phụ thuộc vào một ai dù đó là bậc có uy tín, địa vị và quyền thế. Chúng ta hãy sống với đức tin của chính mình, do chính mình tạo ra và do chính mình nuôi dưỡng. Chất liệu tạo nên từ sự thực tập chánh Pháp là cơ hội để nuôi dưỡng Đức tin. Nương tựa vào mảnh đất của Tam bảo để hạt giống Đức tin thêm vững chãi.

Không ai lấy đi Đức tin của mình cả!

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

“Phước đức” và “công đức” khác nhau như thế nào?

Kiến thức 12:30 20/04/2024

Điều nghi đầu tiên là khi Tổ Bồ-đề-đạt-ma sang Trung Hoa, đến yết kiến vua Lương Võ Đế, Vua liền hỏi: Trẫm một đời cất chùa độ Tăng, bố thí thiết trai có những công đức gì?

Tuỳ duyên mà đi hay ở

Kiến thức 08:30 20/04/2024

Một thời, Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại Jetavana. Tại đấy, Thế Tôn gọi các Tỷ kheo: Chư Tỷ kheo, Ta sẽ giảng pháp môn về khu rừng. Hãy nghe và suy nghiệm kỹ. 

Phàm thánh cũng từ đây

Kiến thức 14:00 19/04/2024

Chánh niệm và tỉnh giác cao độ thì vẫn thấy nghe hay biết đầy đủ mà không phân biệt, chẳng dính mắc. Nhờ không dính mắc mà hỷ tham không sinh khởi. Hỷ tham không sinh khởi thì khổ đau cũng không có cơ sở phát sinh. Đó là nền tảng của tu căn.

Sám hối mỗi ngày để nhận diện lỗi lầm, phát huy đức tính tốt đẹp

Kiến thức 13:30 19/04/2024

Trên tinh thần tu tập mỗi ngày mỗi giờ, chúng ta luôn luôn dành thời gian an tĩnh để trì niệm danh hiệu của Chư Phật, đảnh lễ hồng danh của Chư Phật. Nhờ công đức thù thắng từ ba nghiệp thanh tịnh khiến cho chúng ta được bình yên trong đời sống tu tập.

Xem thêm