Nhà khoa học thiên tài Albert Einstein và Đức tin (Phần 2)

Tôn giáo của tương lai sẽ là một tôn giáo vũ trụ. Tôn giáo ấy phải vươt lên Thượng đế của cá nhân, tránh giáo điều cùng lý thuyết thần học. Đạo Phật trả lời cho những sự mô tả này. Nếu có một tôn giáo mà có thể đương đầu với những nhu cầu của khoa học hiện đại đấy sẽ là Đạo Phật.

Bài viết dưới đây sẽ tiếp tục cho thấy những quan điểm, suy nghĩ của nhà khoa học Albert Einstein và Đức tin

Bài liên quan

Một số người Do Thái mộ đạo phản ứng bằng cách vạch ra rằng Spinoza đã bị rút phép thông công từ cộng đồng Do Thái tại Amsterdam vì ôm ấp những tín lý này và rằng ông còn bị Giáo hội Thiên chúa giáo lên án. Trong khi đó, một giáo sĩ tại Bronx phát biểu: “Hồng y O’Connell có thể đã hành xử đúng đắn nếu ông không tuyên bố mình thiếu đức tin ở một Thượng đế bận tâm với số phận và việc làm của từng cá nhân. Cả hai đã đưa ra những tuyên bố chính thức nằm ngoài thẩm quyền của mình”.

Song suốt đời ông, trước sau như một, Einstein luôn luôn bác bỏ lời kết án ông là một người vô thần. “Có nhiều người cho rằng không có Thượng đế”, Einstein nói với một người bạn. “Nhưng điều làm cho tôi thật sự tức giận là họ thường trích dẫn tôi để bênh vực cho quan điểm vô thần của họ”.

Và khác với Sigmund Freud hay Bertrand Russell hay George Bernard Shaw, Einstein không bao giờ cảm thấy thôi thúc cần phải phỉ báng những người vô thần. “Điều tách rời tôi ra khỏi hầu hết những người được gọi là vô thần là một tấm lòng hoàn toàn khiêm cung đối với những bí mật không thể nắm bắt được trong vũ trụ”, ông giải thích.

Theo quan điểm của nhà khoa học thiên tài Albert Einstein, khoa học và đời sống tâm linh là hai thứ không thể tách rời trong cuộc sống của con người. Tuy nhiên, cần duy trì sự cân bằng giữa tín ngưỡng và khoa học, logic để có cái nhìn thực tế về cuộc sống, thay vì cuồng tín hay phủ nhận sự tồn tại của tôn giáo.

Theo quan điểm của nhà khoa học thiên tài Albert Einstein, khoa học và đời sống tâm linh là hai thứ không thể tách rời trong cuộc sống của con người. Tuy nhiên, cần duy trì sự cân bằng giữa tín ngưỡng và khoa học, logic để có cái nhìn thực tế về cuộc sống, thay vì cuồng tín hay phủ nhận sự tồn tại của tôn giáo.

Về sau, Einstein đã giải thích quan điểm của mình về mối quan hệ giữa khoa học và tôn giáo ở một hội nghị tại Chủng viện Thần học Thống nhất. Ông nói rằng, lĩnh vực khoa học tìm hiểu hiện tượng đó là gì, chứ không đánh giá tư duy và hành động của con người về hiện tượng đó là phải như thế nào. Tôn giáo có sứ mệnh ngược lại. Tuy vậy, nỗ lực của hai lãnh vực này đôi khi hợp tác hài hòa với nhau. “Khoa học có thể được sáng tạo chỉ bởi những người ôm ấp nguyện vọng thiết tha đối với chân lý và tri thức”, ông nói. “Song nguồn cảm hứng này xuất phát từ lĩnh vực tôn giáo”. Buổi nói chuyện đã được các báo đưa lên trang nhất và kết luận súc tích của ông trở nên nổi tiếng. “Tình cảnh này có thể được diễn tả bằng một hình ảnh: khoa học không có tôn giáo thì què, tôn giáo không có khoa học thì mù”.

Bài liên quan

Nhưng, Einstein nói tiếp, có một quan niệm tôn giáo duy nhất, mà khoa học không thể chấp nhận: một Thượng đế có khả năng xâm lo tùy thích vào các biến cố trong vũ trụ ngài đã tạo hóa. “Nguồn gốc chính của những xung đột ngày nay giữa các lĩnh vực tôn giáo và khoa học nằm trong quan niệm về một Thượng đế mang hình bóng con người, ông tranh luận. Các nhà khoa học nhắm vào việc khám phá những quy luật bất di bất dịch chi phối thực tại, và trong khi làm điều này họ phải bác bỏ quan niệm cho rằng ý chí của Thượng đế, hoặc ý chí con người, đóng một vai trò có thể vi phạm tính nhân quả trong vũ trụ.

Sự tin tưởng của Einstein vào tính tất định nhân quả xung khắc với khái niệm ý chí tự do của con người. Nói chung, các nhà thần học Do Thái giáo cũng như Ki - tô giáo tin tưởng rằng con người phải chịu trách nhiệm về hành động của mình. Người ta thậm chí có cả tự do lựa chọn việc chống lại các điều răn của Thiên chúa, như Kinh thánh cho thấy, mặc dù tín điều cho rằng Thiên chúa biết hết mọi chuyện và có toàn năng.

Cho đến giờ, sau bao thập kỷ kể từ khi nhà khoa học vĩ đại này đã qua đời, đức tin của Einstein vẫn còn là đề tài tranh cãi trong giới chuyên môn. Có không ít chuyên gia bỏ cả đời để nghiên cứu về những góc khuất trong đời sống cá nhân cũng như tâm linh của Einstein.

Cho đến giờ, sau bao thập kỷ kể từ khi nhà khoa học vĩ đại này đã qua đời, đức tin của Einstein vẫn còn là đề tài tranh cãi trong giới chuyên môn. Có không ít chuyên gia bỏ cả đời để nghiên cứu về những góc khuất trong đời sống cá nhân cũng như tâm linh của Einstein.

Trái lại, cũng như Spinoza, Einstein tin tưởng rằng các hành động của một người cũng được định đoạt giống chuyển động của một hòn bi - da, một hành tinh hay một vì sao. “Con người không có tự do trong tư duy, tình cảm và hành động của mình, mà bị ràng buộc vào tính nhân quả như các tinh tú trong các chuyển động của chúng”, Einstein phát biểu trong một tuyên bố trước Hội Spinoza năm 1932. Đó cũng là một khái niệm ông đã rút ra từ việc nghiền ngẫm các tác phẩm của Schopenhauter. “Mọi người hành động không chỉ do cưỡng bức từ bên ngoài, mà còn tuân theo tính tất yếu ở bên trong”, ông viết trong bản tín điều nổi tiếng của ông. “Câu nói bất hủ của Shopenhauer, “Một người có thể hành động theo ý mình, nhưng không muốn gì được đó” đã là một khích lệ chân chính đối với tôi từ thời thanh niên; nó luôn luôn là một nguồn an ủi khi đối mặt với những gian khổ trong đời, của chính mình và của người khác, và là một suối nguồn bất tận của lòng bao dung”.

Bài liên quan

Chủ nghĩa tất định này làm choáng váng một số bạn bè của ông như Max Born, người cho rằng quan niệm này hoàn toàn làm suy yếu nền tảng đạo lý của con người. “Tôi không thể hiểu làm sao bạn có thể kết hợp một vũ trụ hoàn toàn có tính cơ học với tự do của một cá nhân có đạo đức”, Born viết cho Einstein. “Đối với tôi, một thế giới có tính tất định là rất hãi hùng. Có lẽ bạn đúng, và thế giới vận hành như vậy, như bạn nói. Nhưng trong ngành vật lý hiện đại, thế giới không hẳn là như vậy - và thậm chí càng không phải như vậy trong các lĩnh vực khác của thế giới”.

Theo Born, tính bất định của lượng tử mở ra một lối thoát cho nhan đề này. Cũng như một số triết gia thời đó, Born bám vào tính bất định trong cơ học lượng tử để giải quyết “Sự khác biệt giữ tự do đức lý và các luật thiên nhiên nghiêm khắc”. Born giải thích vấn đề này với vợ mình là Hedwig, một người luôn luôn muốn tranh luận với Einstein. Bà nói với Einstein rằng, giống như ông, bà “không không thể tin vào một Thượng đế chơi súc sắc”. Nói cách khác, tương phản với chồng, bà bác bỏ quan điểm cơ học lượng tử cho rằng vũ trụ đặt cơ sở trên các bấp bênh và xác suất. Nhưng, bà nói thêm, “tôi cũng không thể tưởng tượng nổi ông tin tưởng rằng - theo lời kể lại của chồng tôi - “sự ngự trị hoàn toàn bằng quy luật” ngụ ý mọi việc trong vũ trụ đều do tiền định, chẳng hạn đến cả việc tôi có muốn chích ngừa cho con tôi hay không”. Bà vạch ra rằng quan điểm này đồng nghĩa với sự kết thúc mọi hành vi đạo lý. Nhưng Einstein trả lời rằng người ta nên coi ý chí tự do như một cái gì hữu ích, thật sự cần thiết cho một xã hội văn minh, vì nó sẽ thúc đẩy người ta nhận lấy trách nhiệm cho hành động của mình. “tôi buộc phải hành động như thể mình có ý chí tự do”, ông lý giải “Vì nếu tôi muốn phải hành động có trách nhiệm”.

Einstein thậm chí quy trách nhiệm cho người ta về điều thiện và điều ác, vì đó là cách tiếp cận cuộc đời thực tiễn và hợp lý, mặc dù về mặt tri thức ông vẫn tin rằng hành động của mọi người đều được tiền định. “Tôi biết rằng trên bình diện triết lý một kẻ giết người không có trách nhiệm về tội ác của hắn”, ông nói, “Nhưng tôi không thích ngồi uống trà với hắn ta”.

Sinh thời, nhà vật lý thiên tài Einstein đã nhiều lần nhắc tới tôn giáo. Dù đam mê với khoa học, đặt niềm tin vào đó và nhìn mọi thứ dưới góc nhìn chuyên môn, nhưng Albert Einstein từng khẳng định khoa học luôn đi cùng với tôn giáo:

Sinh thời, nhà vật lý thiên tài Einstein đã nhiều lần nhắc tới tôn giáo. Dù đam mê với khoa học, đặt niềm tin vào đó và nhìn mọi thứ dưới góc nhìn chuyên môn, nhưng Albert Einstein từng khẳng định khoa học luôn đi cùng với tôn giáo: "Khoa học mà thiếu tôn giáo là khập khiễng. Tôn giáo mà không có khoa học thì mù quáng".

Einstein  tin tưởng rằng nền tảng của đạo lý là vượt lên trên “lĩnh vực thuần túy cá nhân” để sống có ích cho loài người. Ông dâng hiến đời mình cho chính nghĩa hòa bình thế giới và sau khi khuyến khích Hoa Kỳ chế tạo bom nguyên tử nhằm đánh bại Hitler, mải mê làm việc để tìm ra các phương cách kiểm soát loại vũ khí này. Ông vận động tài chính để giúp đỡ những người tị nạn như ông, lên tiếng đòi hỏi công lý cho người da màu và công khai bênh vực các bạn nhân bị phong trào chống cộng cực đoan Mccarthy chụp mũ. Và, Einstein cố gắng sống bằng thái độ dí dỏm, khiêm nhượng, giản thái độ dí dỏm, khiêm nhượng, giản dị và vui vẻ ngay cả khi ông đã trở thành một trong những người nổi tiếng nhất hành tinh.

Đối với một số người, các phép lạ được dùng để chứng minh sự hiện hữu của Thiên chúa. Đối với Einstein, chính sự vắng mặt các phép lạ lại phản ánh sự quan phòng của các Thượng đế. Sự thể thế giới có thể được cắt nghĩa và tuân theo các quy luật là điều đáng kính phục.

Theo các tài liệu trên thì chính nhà khoa học thiên tài Albert Einstein tự xem mình là một người thuộc về tôn giáo. Tôn giáo của ông được người ta biết qua lý thuyết khoa học của ông. Ông bác bỏ sự thần thánh hóa trong tôn giáo, ông quan tâm đến đời sống con người ở hiện tại và ngay cả sau khi chết. Trong các buổi hội thảo về triết học và tôn giáo, có lúc ông trích dẫn lời của Chúa, rồi có khi ông dẫn lời trong kinh Phật. Quan điểm của ông về tôn giáo chưa bao gcho ông hiểu đúng và chính xác về các tôn giáo mà ông để tâm nghiên cứu. Ông vẫn iờ có hệ thống và nhất quán.

Tuy nhiên, với trí tuệ sắc bén và lòng ngưỡng mộ của ông đối với các tôn giáo đã giúp thường nhắc nhở các nhà khoa học nên học hỏi ở các tôn giáo để bổ sung cho những khiếm khuyết của khoa học. Ông nói: “Khoa học mà thiếu tôn giáo là khập khiễng. Tôn giáo mà không có khoa học thì mù quáng” (Science without religion is lame. Reigion without science is blind).

Cũng theo các tài liệu trên cho thấy, ông đã nghiên cứu Đạo Phật qua các sách báo của các học giả Phật học của người Âu Mỹ viết, đáng kể là triết gia người Đức Schopenhauer Arthur (1788-1860), tiến sĩ người Đức Paul Carus (1852-1919), viện sĩ hàn lâm người Nga Vasily Vasaliyey (1818-1900)… là những nhà Phật học nổi danh ở phương Tây.

Nhờ nghiên cứu như vậy mà A. Einstein đã nhìn thấy Đạo Phật như là một triết lý phương Đông cực kỳ sống động và triết lý ấy đã đi vào cuộc đời bằng chân lý thực chứng của mình, ngỏ hầu cắt ngang sự chậm tiến, lạc hậu, mê tín, cuồng tín và kém văn minh của thời đại. Đạo Phật đã đem lại cho con người một cái nhìn mới, một lối sống mới, một sự hài hòa mới, sống với nhau như ánh sáng trong không gian, chan hòa với nhau như nước với sữa.

Chính vì thấy rõ cái độc đáo đó mà ông Einstein đã phát biểu về Đạo Phật như sau: “Tôn giáo của tương lai sẽ là một tôn giáo toàn cầu, vượt lên trên mọi thần linh, giáo điều và thần học. Tôn giáo ấy phải bao quát cả phương diện tự nhiên lẫn siêu nhiên, đặt trên căn bản của ý thức đạo lý, phát xuất từ kinh nghiệm tổng thể gồm mọi lĩnh vực trên trong cái nhất thể đầy đủ ý nghĩa. Phật Giáo sẽ đáp ứng được các điều kiện đó” (The religion of the future will be a cosmic religion. It would transcend a person God and avoid dogmas and theology. Covering both the natural and the spiritual, it should be based on a religious sence, arising from the experience of all things, natural and spiritual, as a meaningful unity. Buddhism answers this description).

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Nguyễn Du - Tiếng lòng thiên thu

Nghiên cứu 23:14 20/12/2024

Thơ và thiền là đôi cánh đại bàng tung bay trên bầu trời Đông phương và Tây phương suốt từ nghìn xưa cho đến ngày nay.

Nguyện giải thoát ngay hiện tiền

Nghiên cứu 13:41 18/12/2024

Trong nhà Phật, lời nguyện có thể gặp ở bất kỳ kinh sách nào. Hầu hết các lời nguyện đều lớn vô cùng và trải dài vô cùng tận. Trong các chùa Thiền tông, chúng ta thường nghe tới Tứ hoằng thệ nguyện, nơi câu đầu “Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ” (Nguyện giải thoát vô số chúng sinh) đã mang tâm lượng vô biên, vô cùng tận.

Đời tu của tôi

Nghiên cứu 09:32 18/12/2024

Đời tu của tôi có những cái dễ nhưng cũng gặp những cái khó. Trong cái khó thật ra tôi không tính toán cũng không suy nghĩ phải làm sao, tôi chỉ âm thầm xin Tam Bảo gia hộ. Ai làm gì nói gì, tôi cứ lặng thinh mà chịu chờ Tam Bảo gia hộ, rồi cái tốt đẹp sẽ đến, tôi không có phản ứng để chống chọi gì hết.

Tượng Phật A Di Đà chùa Phật Tích ở Bắc Ninh

Nghiên cứu 11:12 17/12/2024

Ngôi cổ tự Phật Tích (tên gọi khác là chùa Vạn Phúc) toạ lạc trên núi Phượng Hoàng, Tiên Du, Bắc Ninh là nơi lưu lại dấu ấn truyền bá Phật giáo ở vùng Bắc bộ hơn nghìn năm. Chùa Phật Tích còn được biết đến là nơi lưu giữ 2 bảo vật quốc gia: Tượng Phật A-Di-Đà và bộ tượng 10 linh thú đá.

Xem thêm