Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 22/02/2019, 07:30 AM

Nhà khoa học thiên tài Albert Einstein và Đức tin

Tôn giáo của tương lai sẽ là một tôn giáo vũ trụ. Tôn giáo ấy phải vượt lên Thượng đế của cá nhân, tránh giáo điều cùng lý thuyết thần học. Đạo Phật trả lời cho những sự mô tả này. Nếu có một tôn giáo mà có thể đương đầu với những nhu cầu của khoa học hiện đại đấy sẽ là Đạo Phật.

Trên một số website Phật giáo, chúng tôi thường thấy xuất hiện phát biểu sau đây, được cho là của nhà bác học Albert Einstein, mặc dù không thấy dẫn nguồn: “Tôn giáo tương lai sẽ là một tôn giáo vũ trụ, vượt lên trên Thượng đế mang hình bóng con người, tránh xa giáo điều và thần học. Đi vào cả lãnh vực tự nhiên lẫn tâm linh, tôn giáo này phải đặt cơ sở trên một lòng mộ đạo phát xuất từ trải nghiệm toàn bộ các hiện tượng tự nhiên và tâm linh như một nhất thể có ý nghĩa. Phật giáo trả lời được lối mô tả này. Nếu có một tôn giáo nào đáp ứng được lối mô tả này. Nếu có một tôn giáo nào đáp ứng các yêu cầu khoa học hiện đại, đó chính là Phật giáo".

Bài tiểu luận nhan đề “Einstein & Faith” (Einstein và Đức tin) của Walter Isaacson, mà chúng tôi Việt dịch sau đây, cho thấy vũ trụ quan của Einstein rất gần gũi với Phật giáo theo các mô tả của đoạn trích nói trên.

Einstein biết nói chậm: “Cha mẹ tôi lo lắng đến nỗi phải hỏi ý kiến một bác sĩ”, sau này ông nhớ lại. Thậm chí sau khi bắt đầu biết nói vào khoảng hơn hai tuổi, Einstein phát triển một dị tật khiến cô giúp việc tặng cậu biệt hiệu “der Depperte”, thằng trị độn. Mỗi lần muốn nói một điều gì, cậu bé thường tự thử qua thính giác của mình trước, nói thì thầm trong miệng cho đến khi nghe thuận tai mới phát âm lơn. Cô em gái vốn coi Einstein như thần tượng nhớ lại - “Bất cứ câu nào anh ấy thốt ra, dù thông thường đến đâu, anh cũng mấp máy môi lặp đi lặp lại thì thầm trong miệng trước”.

Sự phát triển trì trệ đi kèm với tính bất trị và ngỗ nghịch đối với quyền trên đã khiến một hiệu trưởng khác tuyên bố thẳng thừng rằng tương lai của cậu bé sẽ không ra gì. Những cá tính này làm cho Albert Einstein trở thành thánh bổn mạng của các học sinh lơ đãng ở khắp mọi nơi. Nhưng chúng cũng giúp ông trở thành thiên tài sáng tạo nhất trong thời hiện tại hay mãi về sau ông mới suy đoán ra điều này.

Bài liên quan

Trong những năm về già, Einstein thường kể một câu chuyện đùa xưa cũ về một ông bác theo chủ nghĩa bất khả tri vốn là người duy nhất trong gia đình đi nhà thờ Do Thái giáo. Khi được hỏi vì sao ông làm như vậy, ông bác trả lời ỡm ờ - “À...mà biết đâu lại có Thượng đế”. Cha mẹ của Einstein, trái lại, “hoàn toàn vô tín ngưỡng”. Họ không ăn kiêng mà cũng chẳng đi nhà thờ Do Thái giáo. Theo lời kể của một người bà con, cha của ông là Hermann coi các lễ nghi Do Thái là “những điều mê tín thời cổ”.

Vì thế khi Albert lên 6, đến tuổi phải đi học, cha mẹ cậu không mấy bận tâm về việc không có trường Do Thái gần nhà. Thay vào đó, cậu đến học tại một trường Thiên chúa giáo lớn nằm trong khu láng giềng của họ. Là người Do Thái duy nhất trong 70 học sinh cùng lớp, Einstein theo học lớp giáo lý tiêu chuẩn dành cho người theo đạo Thiên chúa và rốt cuộc cậu thích thú vô cùng.

Bất chấp khuynh hướng thế tục của cha mẹ mình, hoặc có lẽ chính vì điều này, Einstein đột nhiên phát triển một nhiệt tình sâu sắc với Do Thái giáo. “Tình cảm của ông nồng nàn đến nỗi tự mình giữ lấy giới luật Do Thái giáo đến từng chi tiết”, em gái ông kể lại. Ông tránh ăn thịt heo, chịu kiêng cử và giữ giới luật của ngày Xa - ba (ngày thờ phượng Chúa của người Do Thái giáo, tức ngày thứ bảy - DG). Ông còn đặt cả những bài thánh ca để tự hát thì thầm trên đường đi học về.

Kích thích trí tuệ lớn nhất đối với Einstein đến từ một sinh viên nghèo tới dùng bữa với gia đình ông mỗi tuần một lần. Mời một đạo sư nghèo đến chia sẻ bữa ăn gia đình vào ngày Xa - ba là phong tục lâu đời của người Do Thái; thay vì như vậy, gia đình vào ngày Xa - ba là phong tục lâu đời của người Do Thái; thay vì như vậy, gia đình Einstein cải biên truyền thống này bằng cách mời một sinh viên y khoa đến dùng bữa vào ngày thứ Năm. Tên anh là Max Taldumd và anh bắt đầu ghé lại hàng tuần khi anh 21 tuổi và Einstein 10 tuổi.

Mối liên hệ giữa nhà khoa học thiên tài Albert Einstein và Đạo Phật dường như vẫn là sự quan tâm của nhiều độc giả?

Mối liên hệ giữa nhà khoa học thiên tài Albert Einstein và Đạo Phật dường như vẫn là sự quan tâm của nhiều độc giả?

Talmud mang cho Einstein các sách khoa học, gồm cả một bộ sách có hình ảnh minh họa nổi tiếng được gọi Sách Khoa học Tự nhiên của đại chúng, “một tác phẩm tôi đọc chăm chú gần như nín thở”, Einstein kể lại. 21 tập của bộ sách này được Aaron Bernstein soạn ra, trong đó ông nhấn mạnh các tương quan giữa sinh học và vật lý đồng thời ghi lại rất chi tiết các thí nghiệm được thực hiện lúc bấy giờ, đặc biệt tại Đức.

Talmud còn giúp Einstein khám phá các điều kỳ lạ trong toán học bằng cách tặng cậu bé một cuốn sách giáo khoa hình học hai năm trước khi cậu có thời biểu học môn này ở nhà trường. Cứ mỗi thứ Năm vào lúc Talmud ghé lại nhà, Einstein thích thú đưa cho anh xem những bài toán cậu đã giải xong tuần đó. Thoạt đầu, Talmud còn đủ sức kèm cậu bé, nhưng chẳng bao lâu anh bị người học trò qua mặt. “Sau một thời gian ngắn ngủi, chỉ vài tháng, Einstein đã làm hết các bài tập trong sách”, Talmud kể lại. “Chẳng bao lâu đường bay của thiên tài toán học Einstein vươn tới một chiều cao tôi không còn theo dõi được nữa”.

Bài liên quan

Việc Einstein có cơ hội tiếp cận khoa học và toán học đã tạo ra một đột biến ở tuổi 12, đúng vào thời điểm lẽ ra cậu phải chuẩn bị để làm lễ thành niên. Einstein đột nhiên bỏ Do Thái giáo. Quyết định này không có vẻ gì là phát xuất từ các sách của Bernstien vì tác giả đã giải thích là ông không thấy có mâu thuẫn giữa khoa học và tôn giáo. Bernstein viết: “Thiên đường tôn giáo nằm trong ý thức lờ mờ có sẵn trong con người, rằng tất cả thiên nhiên, kể cả con người trong đó, chắc chắn không phải là một trò chơi ngẫu nhiên mà là một tác phẩm của tính quy luật, ngụ ý có một nguyên nhân cơ bản cho mọi hiện hữu trong vũ trụ”.

Về sau, Einstein sẽ tiến gần đến những cảm nghĩ này. Nhưng vào lúc này, bước nhảy vọt tránh xa đức tin tôn giáo là một bước nhảy vọt cực đoan. “Qua quá trình đọc các sách khoa học thịnh hành loại này, chẳng bao lâu tôi đi đến chỗ tin chắc rằng phần lớn những câu chuyện trong Thánh kinh có thể không có thật. Hậu quả là một sự hồ hởi cuồng tín tích cực về tự do tư tưởng kết hợp với cảm nghĩ rằng tuổi trẻ bị Nhà nước cố tình lừa bịp thông qua các chuyện láo khoét; đó là một cảm tưởng cực kỳ ác liệt.

Tuy nhiên, Einstein vẫn giữ lại tàn dư của thời ngoan đạo niên thiếu, một đức tin sâu sắc và lòng sùng kính đối với sự hài hòa và vẻ đẹp của cái mà ông gọi là trí tuệ của Thượng đế, được biểu lộ trong việc tạo dựng vũ trụ và các quy luật của nó. Khoảng thời gian ông bước qua tuổi ngũ tuần, Einstein bắt đầu phát biểu rõ ràng hơn trong các bài tiểu luận, các phỏng vấn và thư tử khác nhau về nhận thức ngày càng sâu sắc đức tin của mình đối với Thượng đế, mặc dù đó là một phiên bản Thượng đế không mang hình bóng con người. Một buổi tối đặc biệt của năm 1929, năm ông đến tuổi ngũ tuần, đã đánh dấu đức tin hữu thần ở tuổi trung niên của Einstein. Ông và vợ đang dự một bữa tiệc tại Berlin thì một thực khách bày tỏ sự tin tưởng của mình vào khoa chiêm tinh. Einstein nhạo báng quan niệm này là hoàn toàn mê tín. Một thực khách khác xen vào và chê bai tôn giáo một cách tương tự. Tin vào Thượng đế, một người khách nhấn mạnh, cũng là một mê tín không hơn không kém.

Nhân lúc đó, chủ nhà cố gắng bịt miệng ông ta bằng cách nêu lên sự thể là ngay cả Einstein cũng ấp ủ trong lòng một đức tin tôn giáo. “Không thể nào có chuyện ấy”! người khách vô thần nói tiếp, đồng thời quay về phía Einstein để hỏi có thật là ông tin vào tôn giáo không. “Vâng, bạn có thể nói như vậy”, Einstein bình tĩnh trả lời. “Hãy thử xâm nhập vào các bí mật của thiên nhiên bằng các phương tiện giới hạn của chúng ta, bạn sẽ thấy rằng, đằng sau các quy luật và các mối tương quan có thể nhận ra được, vẫn còn một cái gì rất tế nhị, không thể nắm bắt, không thể cắt nghĩa được. Sự sùng kính đối với lực tác động này vượt lên trên mọi điều mà chúng ta có thể hiểu được, đấy là tôn giáo của tôi. Ở mức độ đó, tôi thật sự là người có tôn giáo”.

Chẳng bao lâu sau ngày sinh nhật thứ 50 của ông, Einstein cũng trả lời một cuộc phỏng vấn rất kỳ thú, trong đó ông bày tỏ rõ ràng hơn bao giờ cả tình cảm tôn giáo của mình. Người phỏng vấn là George Sylvester Viereck, vốn sinh ra  ở Đức, di cư sang Mỹ khi còn bé và về sau dành hết cuộc đời để làm những bài thơ hoa mỹ khiêu dâm, phỏng vấn các vĩ nhân và bày tỏ tình yêu ngổn ngang đối với Tổ quốc (Đức) của mình. Einstein tưởng Viereck là người Do Thái. Trên thực tế, Viereck rất tự hào truy cứu dòng họ của mình đến tận hoàng gia Kaiser của Đức, và sau này trở thành một cảm tình viên của Đức Quốc xã, bị giam giữ tại Mỹ trong Thế chiến II về tội tuyên truyền cho Đức.

Viereck bắt đầu cuộc phỏng vấn bằng cách hỏi Einstein:

Ông tự coi mình là người Do Thái hay là người Đức?

Có thể cả hai. Chủ nghĩa dân tộc là một căn bệnh trẻ con, bệnh sở của loài người.

Người Do Thái có nên cố gắng để hội nhập (vào xã hội Đức) không?

Người Do Thái chúng tôi quá sẵn sàng hy sinh mọi thứ lập dị của mình để chịu tòng phục.

Ông chịu ảnh hưởng Thiên chúa giáo đến mức độ nào?

Thưở nhỏ, tôi học giáo lý từ Kinh thánh lẫn luật luận Do Thái giáo. Tôi là một người Do Thái, nhưng tôi say mê hình ảnh sáng ngời của Giê-su.

Ông có nhìn nhận sự hiện hữu của Giê-su trong lịch sử không?

Không thắc mắc! Không ai có thể đọc Phúc âm mà không cảm thấy sự hiện diện có thật của Giê-su. Nhân cách của ông sống động trong từng con chữ. Không có gì huyền thoại chứa đựng trong cuộc đời ấy.

Ông có tin Thượng đế không?

Tôi không phải là người vô thần. Tôi không nghĩ tôi có thể gọi mình là một kẻ theo chủ nghĩa phiếm thần. Vấn đề được nêu ở đây quá rộng lớn đối với trí óc hạn hẹp của chúng ta. Chúng ta chỉ ở vị trí của một đứa bé đi vào trong một thư viện khổng lồ chứa đầy sách bằng nhiều ngôn ngữ. Đứa bé biết rằng chắc có một người nào đó đã viết những sách ấy. Bé không biết sách đã được viết ra bằng cách nào. Bé không hiểu ngôn ngữ trong những sách ấy. Bé chỉ mù mờ nửa tin nửa ngờ rằng có một trật tự huyền bí trong việc sắp đặt những cuốn sách đó nhưng không biết rõ trật tự đó là gì. Hình như đối với tôi, đó là một thái độ cần có của ngay cả một người thông minh nhất đối với vấn đề Thượng đế. Chúng ta nhận thấy vũ trụ được sắp xếp một cách kỳ diệu và tuân theo một số quy luật nhất định, nhưng chúng ta chỉ hiểu lờ mờ những quy luật này.

Có phải đây là một quan niệm Do Thái về Thượng đế?

Tôi là một người tin vào thuyết tất định. Tôi không tin có ý chí tự do. Người Do Thái tin vào ý chí tự do. Họ tin rằng con người quyết định lấy cuộc đời của chính mình. Tôi bác bỏ  một lý thuyết như vậy. Trong khía cạnh này, tôi không phải là một người Do Thái.

Phải chăng đây là Thượng đế của (Triết gia) Spinoza?

Tôi say mê chủ nghĩa phiếm thần của Spinoza, nhưng tôi thậm chí ngưỡng mộ hơn nữa đóng góp của ông cho tư tưởng hiện đại vì ông là triết gia đầu tiên coi linh hồn và thể xác là một, chứ không phải hai vật tách rời nhau.

Ông có tin vào tính bất tử của linh hồn không?

Không. Một đời là đủ với tôi.

Theo các tài liệu trên thì chính A. Einstein tự xem mình là một người thuộc về tôn giáo. Tôn giáo của ông được người ta biết qua lý thuyết khoa học của ông.

Theo các tài liệu trên thì chính A. Einstein tự xem mình là một người thuộc về tôn giáo. Tôn giáo của ông được người ta biết qua lý thuyết khoa học của ông.

Einstein cố gắng diễn tả những cảm nghĩ này một cách rõ ràng, vừa cho chính bản thân ông vừa cho tất cả những người đòi hỏi một câu trả lời vắn gọn từ chính ông về đức tin của ông. Vì thế vào mùa hè 1930, ông soạn một bản tuyên bố tín lý nhan đề “Những điều tôi tin tưởng”, một tác phẩm ông ghi âm cho một nhóm nhân quyền và về sau cho xuất bản. Bản tuyên bố kết thúc bằng cách cắt nghĩa điều ông muốn nói khi gọi mình là một người có tôn giáo: “Cảm xúc đẹp nhất mà chúng ta có thể trải nghiệm là những điều huyền bí. Đó là cảm xúc cơ bản đứng ngay ở chiếc nôi của tất cả mọi nghệ thuật và khoa học chân chính. Người nào xa lạ với cảm xúc này, không còn ngỡ ngàng hân hoan trong niềm kính sợ, thì người đó coi như đã chết rồi, như một ngọn nến đã bị dập tắt. Ý thức rằng ở đằng sau bất cứ điều gì có thể trải nghiệm được đều có một cái gì trí óc chúng ta không thể nắm bắt được, trong khi vẻ đẹp và sự cao siêu của nó chỉ đến với chúng ta một cách gián tiếp: đó chính là sự mộ đạo. Trong ý nghĩa này và chỉ trong ý nghĩa này thôi, tôi là một người rất mộ đạo.”

Bài liên quan

Người ta nhận thấy tác phẩm này đầy ý nghĩa, vì thế nó được in tiếp qua nhiều ngôn ngữ khác nhau. Song chẳng đáng ngạc nhiên nó vẫn không thỏa mãn được những người muốn có một câu trả lời giản dị là ông có tin vào Thượng đế hay không. “Hậu quả của thái độ hoài nghi này và sự suy đoán mù mờ về thời gian và không gian đó là một lớp áo choàng che giấu bóng ma hãi hùng của chủ nghĩa vô thân”, Hồng y William Henry O’Connell tại Boston nói như vậy.

Việc một Hồng ý lên tiếng công khai đả kích Einstein đã thúc đẩy vị lãnh đạo Do Thái giáo Chính thống tại New York, Giáo sĩ Herbet S.Goldstein gửi Einstein một tin điện hỏi rất thẳng thắn: “Ông có tin thượng đế không” Stop. Trả lời trong 50 từ. Phí được trả”. Einstein chỉ dùng một nửa số từ được ấn định. Nó trở thành phiên bản nổi tiếng nhất của một câu trả lời ông thường đưa ra:

“Tôn tin vào thượng đế của Spinoza, một thượng đế mặc khải trong sự hài hòa có quy luật của tất cả những gì hiện hữu chứ không tin vào một Thượng đế bận tâm với số phận và công việc của loài người”.

Nhà khoa học thiên tài Albert Einstein, sinh ngày 14 tháng 03 năm 1879 tại thành phố Ulm, Đức quốc, trong một gia đình làm nghề thủ công và tiểu thương. Bố là một người giỏi về hóa học và mẹ là người có khiếu về âm nhạc. Năm 1894, gia đình ông di cư sang sống tại Ý. Ông được bố gởi đi học ở Thụy Sĩ và đã tốt nghiệp tiến sĩ triết học tại Đại học Zurich.

Sau khi ra trường, ông được mời dạy toán và vật lý tại một trường bách khoa ở Thụy Sĩ, ngoài việc dạy học, ông dành hết thời gian còn lại để nghiên cứu vật lý học và ông còn làm việc tại văn phòng thẩm tra cấp bằng sáng chế ở Berne, Thụy Sĩ.

Mặc dù bận rộn nghiên cứu và giảng dạy khoa học, nhưng ông Einstein vẫn dành thời gian nhất định để nghiên cứu triết học và tôn giáo, đặc biệt trong đó có Đạo Phật. Theo tài liệu “The World As I See It” (Trần thế khi tôi nhìn thấy no鬠nhà xb Philosophical Library, New York, 1949) và quyển “Ideas and Opinions” (Những Ý Kiến và Những Quan Điểm, nhà xb Crown, NY, 1945) là hai tuyển tập những bài báo, bài tham luận về tôn giáo và khoa học mà ông Einstein viết từ đầu những năm ba mươi.

Đáng chú ý trong tập này là các bài như “Religion and Science” (Tôn giáo và Khoa học), viết từ 1930 ; bài “Science, Philosophy & Religion, A Sumposium” (Khoa học, Triết học và Tôn giáo, một buổi hội thảo) viết năm 1941 ; bài “Religion and Science: Irreconcilable ?” (Tôn giáo và Khoa học: không thể hòa giải được sao ?) viết vào năm 1948.

Theo các tài liệu trên thì chính A. Einstein tự xem mình là một người thuộc về tôn giáo. Tôn giáo của ông được người ta biết qua lý thuyết khoa học của ông. Ông bác bỏ sự thần thánh hóa trong tôn giáo, ông quan tâm đến đời sống con người ở hiện tại và ngay cả sau khi chết. Trong các buổi hội thảo về triết học và tôn giáo, có lúc ông trích dẫn lời của Chúa, rồi có khi ông dẫn lời trong kinh Phật. Quan điểm của ông về tôn giáo chưa bao giờ có hệ thống và nhất quán.

Tuy nhiên, với trí tuệ sắc bén và lòng ngưỡng mộ của ông đối với các tôn giáo đã giúp cho ông hiểu đúng và chính xác về các tôn giáo mà ông để tâm nghiên cứu. Ông vẫn thường nhắc nhở các nhà khoa học nên học hỏi ở các tôn giáo để bổ sung cho những khiếm khuyết của khoa học. Ông nói: “Khoa học mà thiếu tôn giáo là khập khiễng. Tôn giáo mà không có khoa học thì mù quáng” (Science without religion is lame. Reigion without science is blind).

Cũng theo các tài liệu trên cho thấy, ông đã nghiên cứu Đạo Phật qua các sách báo của các học giả Phật học của người Âu Mỹ viết, đáng kể là triết gia người Đức Schopenhauer Arthur (1788-1860), tiến sĩ người Đức Paul Carus (1852-1919), viện sĩ hàn lâm người Nga Vasily Vasaliyey (1818-1900)… là những nhà Phật học nổi danh ở phương Tây.

Nhờ nghiên cứu như vậy mà A. Einstein đã nhìn thấy Đạo Phật như là một triết lý phương Đông cực kỳ sống động và triết lý ấy đã đi vào cuộc đời bằng chân lý thực chứng của mình, ngỏ hầu cắt ngang sự chậm tiến, lạc hậu, mê tín, cuồng tín và kém văn minh của thời đại. Đạo Phật đã đem lại cho con người một cái nhìn mới, một lối sống mới, một sự hài hòa mới, sống với nhau như ánh sáng trong không gian, chan hòa với nhau như nước với sữa.

Phần tiếp theo của bài viết sẽ được tiếp tục đăng tải trên Phatgiao.org.vn, mong quý Phật tử cùng chú ý đón đọc. 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Mẫu hình người cư sĩ lý tưởng

Nghiên cứu 15:55 17/04/2024

Trong những chúng đệ tử Phật, thì chúng cư sĩ tại gia chiếm số lượng đông đảo và có những ảnh hưởng nhất định đối với diện mạo của Phật giáo nói chung.

Phẩm tính quan trọng của một người học trò từ trường hợp Tôn giả Angulimala

Nghiên cứu 10:10 05/04/2024

Angulimala là một người cực ác trong xã hội khiến ai ai cũng khiếp sợ với danh xưng kẻ sát nhân, chỉ duy nhất tình thương của Phật pháp mới khiến tên cướp quay đầu sám hối, từ một kẻ đại ác trở thành Sa môn Thích tử.

Đạo đức của Phật giáo với đạo làm người

Nghiên cứu 18:00 02/04/2024

Với tư cách là hình thái ý thức xã hội, Phật giáo cũng như mọi tôn giáo, cũng mang trong nó những giá trị tư tưởng, như là sự phản ánh khát khao vươn tới chân - thiện - mỹ của chính loài người, song đặc biệt hơn ở chỗ chú trọng mục tiêu giải thoát khỏi khổ.

A lại da thức và Mạc na thức

Nghiên cứu 09:00 16/03/2024

Trong kinh Duy Thức thuộc tạng kinh phát triển, để chỉ cho sự huân tập thành khối nghiệp lực (A Lại Da Thức và Mạc Na Thức,) được xem là người giữ kho (librarian) và cái kho (library) tích trữ tạo thành nghiệp lực.

Xem thêm