Ai tạo ra bức tượng Phật đầu tiên?
Vua triệu tập các tay thợ điêu khắc nổi tiếng trong nước để tạo tượng Phật, nhưng ai cũng từ chối không dám nhận lời, vì họ nghĩ rằng: Sắc thân của Phật tướng tốt tuyệt vời, e rằng tượng Phật tạo ra nếu có sai lầm, sẽ làm cho họ đắc tội và lui mất thanh danh.
Sau thời gian gần 49 năm thuyết pháp độ sanh, trong một mùa an cư ba tháng (có lẽ là mùa an cư cuối cùng), Đức Phật lên cung trời Đao Lợi nói kinh, giáo hóa chư Thiên và độ thân mẫu là Ma Gia phu nhơn được chứng thánh quả. Do Phật vắng bóng ở trần gian, vua Ưu Đà Diên không tìm thấy Đức Phật nơi đâu, lòng khát ngưỡng nhớ mong cực độ, đến nỗi vua này bi cảm âu sầu nhiều ngày, xao lãng cả việc triều chính và không màng đến thú vui vương giả.
Vua không biết cách nào gặp Đức Phật cho đỡ nhớ mong, bèn nghĩ đến cách tạo tượng Phật.
Vua triệu tập các tay thợ điêu khắc nổi tiếng trong nước để tạo tượng Phật, nhưng ai cũng từ chối không dám nhận lời, vì họ nghĩ rằng: Sắc thân của Phật tướng tốt tuyệt vời, e rằng tượng Phật tạo ra nếu có sai lầm, sẽ làm cho họ đắc tội và lui mất thanh danh.
Khi đó có vị thần Tỳ Thủ Yết Ma, tương truyền là vị thần điêu khắc, đã biến thân ra làm người thợ mộc, ông mang dụng cụ đến nhận trách nhiệm tạo hình tượng Phật để giúp nhà vua.
Thần Tỳ Thủ Yết Ma trổ hết tài năng, chỉ trong một ngày là xong tượng Phật, cao bảy thước mộc, tượng màu vàng tía, đủ các tướng tốt, khiến người nhìn đến biết là tượng Phật. Như vậy, vua Ưu Đà Diên, trị vì nước Câu Diệm Di, cùng người thợ trời bí ẩn, là người tạo ra bức tượng Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đầu tiên trên thế giới.
Vua Ưu Đà Diên tạo tượng Phật xong, tiếng vang lan truyền các nước lân cận, vua các nước lớn như vua Ba Tư Nặc,vua A Xà Thế và vua Nghiêm Xí, đều đem lễ vật đến cúng dường chiêm ngưỡng và đều khen việc làm của vua Ưu Đà Diên.
Thời gian ba tháng chấm dứt, Đức Phật trở xuống nhân gian, vô lượng chư Thiên trong 6 cõi trời Dục giới, 18 cõi trời Sắc giới, đồng dâng lễ cúng dường Đức Phật và tiễn đưa Ngài trở lại trần gian.
Hàng đệ tử xuất gia, tại gia ít nhất là bốn nước, gồm đủ mọi thành phần, đã tụ hội về thành Tăng Già Thi cung đón Đức Phật. Một quang cảnh vô cùng vĩ đại vô tiền khoáng hậu đã diễn ra lúc đó, ấy là cuộc hội kiến Thần tiên giữa Trời và người, chưa từng có trong nhân loại.
Tất cả những ai thành tâm mang những lễ phẩm cúng dường Đức Phật, đều thành tựu phước đức và thành tựu cái nhân đắc độ hiện tiền và đời sau, nhiều phái ngoại đạo nhơn đó mà bỏ tà về chánh, quy y Tam Bảo.
Để các chúng sanh đời sau hiểu rõ phước đức, công đức tạo tượng Phật, Ngài Di Lặc Bồ Tát đã thay mặt tất cả phàm Thánh, thưa hỏi Phật về công đức tạo tượng của vua Ưu Đà Diên, Đức Phật tuần tự nói về phước báo và công đức thù thắng của người có tâm thành tín thanh tịnh tạo ra tượng Phật.
Dưới đây chúng tôi xin trích dẫn một vài đoạn để chư vị có một khái niệm sơ qua:
“Đức Phật bảo ngài Di Lặc Bồ Tát :
-Di Lặc! Nếu có người nào dùng những tơ sợi thêu thùa tượng Phật, hoặc là nấu đúc bằng thứ vàng, bạc, đồng, sắt, chì, kẽm, hoặc điêu khắc bằng gỗ thơm Chiên đàn, hoặc khắc bằng thứ trân châu, sò ốc, gấm vóc dệt thành, đất đỏ, thạch cao, đất sét, hoặc các thứ gỗ... Dùng những vật đó tùy phần sức mình tạo ra tượng Phật, cho đến rất nhỏ như ngón tay cái, có thể khiến cho người khác nhìn biết đó là tượng Phật, phước báo người đó nay ta sẽ nói:
“Di Lặc! Những người như vậy ở trong sanh tử, tuy còn trôi lặn, trọn chẳng sanh tại gia đình nghèo cùng, cũng chẳng sanh nhà giòng dõi thấp hèn, cô đơn hẻo lánh ở ven cõi nước, lại cũng chẳng sanh vào nhà tà kiến, con buôn con bán, nhà làm hàng thịt, cho đến chẳng sanh vào giòng hèn hạ, kỹ nữ bất tịnh, hoặc nhà ngoại đạo khổ hạnh tà kiến, trừ khi vì sức thệ nguyện Từ Bi, ngoài ra chẳng sanh vào những nhà ấy.
“Người này thường sanh vào nhà thuộc giòng tộc vua Thánh Chuyển Luân có thế lực lớn, hoặc sanh dòng Bà La Môn tịnh hạnh, hoặc nhà giàu sang không tạo tội nặng.
Sanh ở nơi nào cũng thường gặp Phật vâng thờ cúng dường, hoặc được làm vua thọ trì chánh pháp, đem pháp giáo hóa không trái đạo, hoặc làm vua Chuyển Luân Thánh Vương oai hùng.
Sanh ra nơi nào cũng là đàn ông, không chịu thân nữ. Lại chẳng chịu thân huỳnh môn hai hình là thứ hèn hạ, thân được thọ sanh không bị xấu xí. Mắt chẳng mù chột, tai chẳng điếc lác, mũi chẳng cong gãy, miệng chẳng méo lệch, môi chẳng trề xuống cũng chẳng túm rút, răng chẳng thưa thiếu, chẳng đen, chẳng vàng, lưỡi chẳng ngắn thụt, cổ chẳng bướu nhọt, thân chẳng lưng gù, da chẳng loang lổ, tay chẳng cụt ngủn, chân chẳng lệch què, chẳng quá ốm o, chẳng quá béo mập, cũng chẳng quá dài, cũng chẳng quá ngắn, đều không có các tướng chẳng đáng ưa...”.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Thế nào là viên tịch, tân viên tịch và thuận tịch?
Kiến thức 09:00 25/12/2024Nhân có học Tăng, khi đọc bài viết bàn về chữ "Tân viên tịch" không hiểu chắc là nói như vậy đúng hay sai....Chúng tôi cũng thấy cần nói rõ.
Luân hồi trong thần chú Lăng Nghiêm: Năng lực thần chú
Kiến thức 08:46 25/12/2024Thần chú Thủ Lăng Nghiêm còn gọi là Phật Đỉnh Quang Minh Ma Ha Tát Đát Đa Bát Đát Ra hay Bạch Tán Cái tức chỉ cho cái thể dụng rộng lớn của bản lai tự tánh. Bạch là trí tuệ. Tán cái là lòng từ bao la rộng lớn.
Đại sư, Pháp sư, Thái sư nghĩa là gì?
Kiến thức 20:26 24/12/2024Đại sư, Pháp sư, Thái sư là những danh từ chúng ta thường gặp trong các sách về Phật giáo, Đạo giáo và lịch sử.
Thần chú Phật Đảnh Tôn Thắng Đà Ra Ni (bản tiếng Việt)
Kiến thức 10:00 24/12/2024Thần chú Phật Đảnh Tôn Thắng Đà Ra Ni còn gọi là Tối Thắng Phật Đảnh Thần Chú, được đức Thế Tôn thuyết trong kinh Phật Đảnh Tôn Thắng Đà Ra Ni. Thần chú này rất mầu nhiệm, oai lực bất khả tư nghì, độ thoát chúng sinh trong sáu đạo luân hồi và lần lượt đều được chứng quả giải thoát.
Xem thêm