Thứ tư, 08/07/2020, 08:13 AM

Ấm lòng ngôi chùa Nhật Bản cưu mang người Việt khó khăn vì Covid-19

Nằm tại Minatoku, một trong những khu vực trung tâm của thủ đô Tokyo, Nhật Bản, ngôi chùa Nisshinkutsu trở thành chốn đi về của những người Việt không may mất việc làm, chỗ ở trong cơn “bão dịch” Covid-19.

Nhật Bản sẽ cung cấp miễn phí thuốc Avigan dùng cho điều trị COVID-19

Theo hãng tin Reuters (Anh), một cô gái người Việt 22 tuổi tên Lương Thị Tú (Thi Tu Luong) đã mất việc làm tại một khách sạn ở thị trấn suối nước nóng phía Bắc Tokyo. Trong lúc đang tìm ngôi chùa Nisshinkutsu để ở tá túc qua đêm, cô gái đã liên lạc và gặp Jihi Yoshimizu tại đây. Yoshimizu là người điều hành một tổ chức hỗ trợ dành cho người lao động Việt Nam.

Tú được dẫn vào một tòa nhà. Cô tâm sự không lâu sau khi tới ngôi chùa: “Tôi cảm thấy bị bỏ rơi. Song tôi thực sự biết ơn vì mình có thể ở đây”.

Những khi bình thường, chùa thường làm lễ cho những người đã khuất, nhưng khi đại dịch COVID-19 tràn tới làm đảo lộn nền kinh tế khu vực Tokyo nói riêng cũng như đất nước Nhật Bản nói chung, ngôi chùa đã dành thời gian chuẩn bị các gói đồ cho người Việt Nam tới từ khắp nơi ở Nhật Bản.

Bà Yoshimizu giúp Luong sắp xếp chỗ ăn nghỉ bên trong ngôi chùa Nisshinkutsu. (Ảnh: Reuters)

Bà Yoshimizu giúp Luong sắp xếp chỗ ăn nghỉ bên trong ngôi chùa Nisshinkutsu. (Ảnh: Reuters)

Ngôi chùa cổ 400 năm tuổi ở Nhật Bản bổ nhiệm robot thay nhà sư để giảng kinh Phật

Bên trong ngôi chùa, người lao động Việt Nam học tiếng Nhật, nấu đồ ăn Việt, tìm việc để làm hoặc đặt chuyến bay về nước. 

Yoshimizu, được gọi là Trưởng Nhóm Hỗ trợ Chung sống Việt-Nhật (một tổ chức phi lợi nhuận có trụ sở ngoài ngôi chùa), nói: “Chúng tôi làm mọi thứ có thể. Chúng tôi chăm sóc mọi người từ khi họ ở trong bụng mẹ cho tới khi họ qua đời”.

Ngôi chùa Nisshinkutsu được cộng đồng người Việt ở Nhật Bản biết tới sau khi đón nhận những người lao động Việt Nam mất nhà cửa sau thảm họa kép động đất-sóng thần năm 2011 ở miền bắc Nhật Bản.

Các tình nguyện viên và lao động nhập cư người Việt bị mất việc làm do ảnh hưởng của Covid-19 ăn trưa tại chùa Nisshinkutsu. (Ảnh: Reuters)

Các tình nguyện viên và lao động nhập cư người Việt bị mất việc làm do ảnh hưởng của Covid-19 ăn trưa tại chùa Nisshinkutsu. (Ảnh: Reuters)

Giao lưu trồng rừng ngập mặn hữu nghị Việt Nam – Nhật Bản

Khi uy tín của Yoshimizu ở cộng đồng Việt Nam ngày càng tăng, cô bắt đầu nhận được tin nhắn từ người Việt trẻ, trong đó có cả những phụ nữ muốn phá thai, người lao động đột ngột bị giới chủ sa thải và không có nơi nào để đi hay những lao động phải trốn chạy vì bị bóc lột.

Năm 2019, Yoshimizu đã giúp đỡ khoảng 400 trường hợp, nhưng từ tháng 4 năm nay, con số này tăng vọt. Giờ cô nhận được từ 10 đến 20 tin nhắn mỗi ngày đều là lời xin giúp đỡ từ người Việt khắp Nhật Bản. Cô nói: “Tôi không nhớ đã có bao nhiêu tin nhắn nữa”.Khi cô Lương Thị Tú bị sa thải không báo trước và buộc phải rời ký túc xá, cô đã nhờ Yoshimizu giúp đỡ. Cô nhắn tin: “Tôi không có việc, không có nơi ở ngay lúc này. Xin hãy giúp tôi. Tôi có đến chùa hôm nay được không?”

Các mặt hàng cứu trợ gồm thực phẩm và khẩu trang y tế được sắp xếp sẵn để chuẩn bị đóng gói gửi đến người Việt gặp khó khăn trên khắp Nhật Bản bên trong ngôi chùa Nisshinkutsu. (Ảnh: Reuters)

Các mặt hàng cứu trợ gồm thực phẩm và khẩu trang y tế được sắp xếp sẵn để chuẩn bị đóng gói gửi đến người Việt gặp khó khăn trên khắp Nhật Bản bên trong ngôi chùa Nisshinkutsu. (Ảnh: Reuters)

Một giáo viên người Nhật Bản trao quà 20 suất quà cho người khuyết tật nặng H.Quảng Điền

Tú tốt nghiệp trường dạy nghề hồi tháng 3 và bắt đầu làm việc từ giữa tháng 4 tại một khách sạn cao cấp ở Nikko, địa điểm du lịch nổi tiếng nhiều đền chùa, thắng cảnh. Nhưng cô không được giao việc và ở trong ký túc xá cả ngày không có gì làm. Cô được trả 30.000 yên vào tháng 5 và không biết có được trả tiền trong tháng 6 hay không. 

Nhiều người lao động Việt Nam tới Nhật Bản học tập hoặc thực tập. Không ít trường hợp họ phụ thuộc vào chủ lao động và do đó dễ bị lạm dụng, bóc lột. Việt Nam thuộc nhóm các nước có ngày càng nhiều người tới Nhật Bản. Theo Reuters, số lượng lên tới 410.000 người năm 2019, tăng 24,5% từ năm trước đó.

Yoshimizu đã phát biểu trước Quốc hội Nhật Bản tháng trước để kêu gọi chính phủ hành động nhiều hơn trong hỗ trợ sinh viên Việt Nam không có bảo hiểm việc làm. Cô nói: “Chính sách COVID-19 của chính phủ hiện tại chỉ tập trung hỗ trợ người Nhật Bản trước”.

Một lao động Việt Nam mất việc chuẩn bị bữa tối tại chùa. Ảnh: Reuters

Một lao động Việt Nam mất việc chuẩn bị bữa tối tại chùa. Ảnh: Reuters

Trước Covid-19, ngôi chùa này cũng đã nổi tiếng trong cộng đồng người Việt ở Nhật vì là nơi cưu mang các lao động Việt bị mất nhà cửa trong thảm họa kéo động đất và sóng thần ở miền Bắc Nhật Bản năm 2011.

Ngôi chùa của những kỷ lục thế giới ở Nhật Bản

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Đưa tạng chàng trai chết não đi 3 miền để ghép cứu người

Gieo mầm thiện 09:30 03/12/2024

Trong 24 giờ đợi bác sĩ đánh giá chết não, chàng trai 18 tuổi chuyển biến nặng tưởng chừng tử vong, song đã giữ được nhịp tim đến cùng dưới sự hỗ trợ của máy móc để hiến tạng cứu 7 người.

Chùa Tường Nguyên khởi công xây dựng 2 cầu bê-tông nông thôn tại tỉnh Hậu Giang

Gieo mầm thiện 05:20 02/12/2024

Ngày 1-12, Đại đức Thích Minh Phú, Phó Thường trực Ban Từ thiện xã hội GHPGVN TP.HCM, trụ trì chùa Tường Nguyên (Q.4, TP.HCM) tổ chức khởi công xây dựng công trình cầu nông thôn tại tỉnh Hậu Giang.

Chùa Bồ Đề - mái ấm nơi cửa Phật

Gieo mầm thiện 10:20 01/12/2024

Chùa Bồ Đề ở phố Phú Viên, phường Bồ Đề, quận Long Biên (Hà Nội) là nơi cưu mang những mảnh đời bị bỏ rơi giữa chốn nhân gian. Đây không chỉ là nơi tu hành đạo Phật mà còn là mái ấm của những em nhỏ có hoàn cảnh éo le.

Tình nguyện vá đường, hiến máu sau lần sẻ chia ở chùa

Gieo mầm thiện 18:09 30/11/2024

Trong 14 năm qua, Phạm Văn Hiếu cùng nhóm tình nguyện đã lặng thầm "vá" hàng ngàn ổ gà tại các tuyến đường trong ngoài thành phố. Không những thế, anh còn hiến máu, hiến tiểu cầu hơn 80 lần và vận động được hàng trăm cùng người tham gia. 

Xem thêm