Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ, 05/08/2013, 14:56 PM

Âm nhạc mùa Vu lan 2013 - PL.2557: Cuộc tiếp sức đáng trân trọng

Cúng Rằm tháng Bảy, cho các oan hồn vất vưởng như để chia sẻ niềm hoan hỷ được xá tội. Ngày mà Gs.Hoàng Như Mai từng nói “Ngày Rằm tháng Bảy, Vu lan báo hiếu chính là ngày Tình Thương Việt Nam”

Giá trị nhân văn của ngày lễ Vu lan báo hiếu (Rằm tháng Bảy Âm lịch) đã ăn sâu vào cội nguồn văn hóa Việt từ ngàn xưa, tôn vinh đạo hiếu hạnh của người con dành cho cha mẹ.

Giá trị và ý nghĩa của ngày lễ này rất rõ ràng như thế, không có sự pha tạp nào. Cao nhất  là lời dạy của đức Phật “Sinh đời không có Phật, thờ cha mẹ tức thờ Phật” và nếu có “Cõng cha, mẹ trên đôi vai đi suốt cuộc đời, chịu nhiều cơ nhọc cũng không sao đền đáp công ơn”.

Vì thế nên, hơn năm mươi năm trước, ngày lễ Vu lan báo hiếu được gắn thêm cành bông hồng rực sắc của thời đại. Người khởi xưởng phong trào này thuộc về Ngài Nhất Hạnh.

Chưa hết, ngày lễ Vu lan báo hiếu còn được ví – thậm chí hơn hẳn ý nghĩa ngày Lễ hội Halloween - (đêm 31/10 hằng năm) của phương Tây. Đó là ngày cúng thí thực cô hồn.

Cúng Rằm tháng Bảy, cho các oan hồn vất vưởng như để chia sẻ niềm hoan hỷ được xá tội. Ngày mà Gs.Hoàng Như Mai từng nói “Ngày Rằm tháng Bảy, Vu lan báo hiếu chính là ngày Tình Thương Việt Nam”.

Theo dân gian, Cúng Rằm tháng Bảy (có nơi còn gọi cúng cô hồn) thì nhất thiết phải cho trẻ em giật, gọi là giật giàn. Đại thi hào Nguyễn Du (1766 – 1820) từ cảm xúc đó mà để lại cho đời tuyệt tác “Văn tế Thập loại chúng sinh”.

Đó là chưa nói đến tại sao ngày Rằm tháng Bảy là ngày Vu lan báo hiếu và khí hậu, mưa, lũ  của những ngày chớm vào thu, vẫn khác xa những quy định về ngày tháng của các ngày lễ hội của phương Tây.
                      
Ông bà ta đã chí lý khi điến vào “lịch” sinh hoạt hằng năm câu: Tháng Sáu buôn nhãn bán trâm / Tháng Bảy ngày Rằm xá tội vong nhân”. Trở thành  minh chứng lịch sử Phật giáo trong văn hóa người Việt.
 
 QUÀ TẶNG ÂM NHẠC VU LAN BÁO HIẾU 

Vu lan báo hiếu năm nay, thật đáng trân trọng biết bao, giới showbiz  đã cùng nhau  tập hợp lại và cho ra đời hai công trình đáng giá, dâng lên hai đấng sinh thành nhân mùa Vu lan báo hiếu, rất ý nghĩa và rất đúng chỗ.

Thứ nhất, tác phẩm “Phận Làm Con” của tác giả - ca sĩ A Tuân, Tô Minh Thắng. Cùng với sự tham gia của hơn 300 diễn viên, nghệ sĩ, ca sĩ, người mẫu… và tổ chức ra mắt ngày 25/07/2013 vừa qua (ảnh).

 Phận làm con. Ảnh Anh Sơn


Thứ hai, tác phẩm “Đạo Làm Con” của  tác giả ca sĩ Quách Been, với sự hợp tác của các ca sĩ Huỳnh nhật Đông, Minh Tuấn (La Thăng), Triệu Đình Phong. Theo nhiều nguồn thông tin: Bởi ý nghĩa nhân văn của dự án này và phát hành vào dịp Vu lan báo hiếu nên nhận được sự chung sức của 300 nghệ sĩ thuộc các lĩnh vực âm nhạc, hài, kịch, phim ảnh, người mẫu, MC...



Đây là Single 2013 xuất phát từ  tấm lòng của  ca sĩ và toàn bộ  êkíp tham gia, rất đáng trân trọng. Chì có phần  hơi tiếc là cách thể hiện điệu hò ngay đầu bài hát; thay vì đó phải là điệu ru sẽ gây hiệu quả hơn, trong khi đó cách hò như vậy lại chưa sát với giọng hò Nam bộ với nhiều vùng miền, đặc trưng riêng; đó là điệu hò có phần lai Hò Đồng Tháp.
                   
Hai tác phẩm âm nhạc này tuy không phải là nhạc Phật giáo nhưng sự xuất hiện của nó đã ngay lập tức  tạo nên âm hưởng đặc biệt  trước thềm Vu lan báo hiếu mà lẽ ra đây phải là trách nhiệm của các nhà hoạt động văn hóa Phật giáo chúng ta và các nhạc sĩ…Phật giáo!

Hiệu ứng thứ hai là quy tụ được rất nhiều ngôi sao, kéo thị hiếu nghiêng về tình mẹ ngày Vu lan báo hiếu, điều mà âm nhạc Phật giáo chưa làm được.

Thứ ba  là  với dòng nhạc đa dạng ballade, R&B (Rhythm and Blues) và có pha đôi chút Slow pop… thu phục được nhiều người nghe. 

Cảm ơn hai công trình âm nhạc dâng lên hai đấng sinh thành mùa Vu lan báo hiếu. Có đôi chút chạnh lòng về nghề nghiệp và khả năng đang làm và những người chung quanh, nhưng trên hết người viết rất cảm kích việc làm của các bạn, nhất là biết chú ý đến ngày Vu lan báo hiếu mà từ ngàn xưa ông bà chúng ta đã xác lập từ trên căn bản và tinh thần hiếu đạo của Phật giáo. Đồng thời, việc làm của các bạn hôm nay chính là để tiếp sức cho anh em văn nghệ Phật giáo chúng tôi vững chân trên bước đường cống hiến, phụng sự đạo pháp một cách vô vị lợi, từng bước loại dần những chướng gai trước mắt.

Các bạn chính là những vị Càn Thát Bà trong lòng người mộ điệu và là những  vị Bồ tát Diệu Âm luôn biết nâng cao giọng hát đúng nơi mình cần  phải hát.

Chúc các bạn một mùa Vu lan báo hiếu ấm nồng tình mẫu tử, gia đình. 

Mùa Hiếu Hạnh 2557

Dương Kinh Thành

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Ám áp bên Thầy ngày Nhà giáo Việt Nam

Văn hóa 16:57 20/11/2018

Sáng ngày 20/11/2018 (14/10/Mậu Tuất), phật tử đạo tràng BQT chùa Đức Hòa và Thiên Bửu đã vân tập về Tổ đình Thiên Bửu (thôn Bình Thành, xã Ninh Bình, thị xã Ninh Hòa) để chúc mừng Hòa thượng viện chủ nhân ngày Nhà giáo Việt Nam.

Phật

Văn hóa 12:28 14/11/2018

Phật ngồi trên sườn núi,/Nhìn xuống đường bụi mù,/Phật đang nghĩ gì thế nhỉ!/Thương con người ngược xuôi?

Tọa đàm về tác giả bài thơ bất hủ “Em đi chùa Hương”

Văn hóa 12:18 14/11/2018

Sáng ngày 9/11/2018, Nhà xuất bản Phụ nữ và Khoa Viết văn – Báo chí, trường Đại học Văn hóa Hà Nội tổ chức tọa đàm “Đọc lại Nguyễn Nhược Pháp” về sự nghiệp văn chương, nhân dịp kỷ niệm 80 năm ngày mất của nhà thơ tài hoa bạc mệnh.

An lành

Văn hóa 10:12 13/11/2018

Xin cầu thấu rõ chân diệu pháp/Hiện tượng vạn vật luôn biến đổi/Muôn sự hết thảy nương nhau thành/Để tâm tịch lặng an lành nhất/An lành như thế thật an lành!

Xem thêm