An Cư Kiết Hạ – Nỗ lực tinh tấn tu hành
Vào mùa lễ hội hiện tại và có lẽ cả những ngày rằm, mùng một thông thường ở những đình đền chùa người đi lễ ngày một đông.
An cư kiết hạ
An cư kiết hạ là khóa tu ba tháng hàng năm được tu sĩ Phật giáo thực hiện, thường diễn ra trong mùa mưa, còn gọi là an cư mùa mưa. Truyền thống an cư có từ thời Phật Thích Ca. Đó là một phong tục lâu đời đối với những người tu khổ hạnh ở Ấn Độ không đi giáo hóa trong mùa mưa vì họ có thể vô tình làm hại cây trồng, côn trùng hoặc thậm chí chính họ trong các chuyến đi.
Tứ Phần Luật San Bổ Tùy Cơ Yết Ma Sớ quyển 4, giải thích nghĩa chữ an cư như sau: “Thu nhiếp thân tâm yên tĩnh là an, thời kỳ phải ở lại là cư”. Bộ Luật Tư Trì Ký định nghĩa: “Lập tâm một chỗ gọi là Kiết; bộ Nghiệp Sớ định nghĩa: Thu thúc thân vào chỗ tịch tĩnh gọi là An”. An cư cũng có nghĩa “an kỳ tâm, cư kỳ thân”, tức thân ở yên một chỗ và tâm an lạc, thanh tịnh gọi là an cư. Khi cuộc sống có yên ổn, mọi việc mới suôn sẻ và thuận lợi, an cư mới lạc nghiệp là vậy. Đối với đời sống xuất gia, sống yên ổn là một nhu cầu quan trọng để từng bước hướng đến tịnh hóa tâm hồn, phát triển và thăng hoa tâm linh. Muốn như vậy, Tăng chúng phải sống hòa hợp, an vui, tuân thủ những thanh quy trong chốn thiền môn mà chư Phật, chư Tổ đã chế định và quan trọng hơn nữa tự thân phải có một nghệ thuật sống tràn đầy chất liệu tuệ giác và tình thương.
Những lưu ý khi đi chùa để tránh mắc sai lầm
Trong ý nghĩa cao quý của An cư kiết hạ mà mỗi người xuất gia đều phải tuân thủ là thân an cư và tâm an cư được Đức Thế Tôn chỉ dạy về năm an ổn trú tại khu vườn Ghosita. “Thế nào là năm? Ở đây, này các Tỳ kheo, Tỳ kheo an trú từ thân nghiệp đối với các đồng Phạm hạnh, cả trước mặt và sau lưng; an trú từ khẩu nghiệp đối với các đồng Phạm hạnh, trước mặt và sau lưng; an trú từ ý nghiệp đối với các đồng Phạm hạnh, trước mặt và sau lưng; đối với các giới không bị bể vụn, không bị sứt mẻ, không bị nhiễm ô, không bị uế nhiễm, đem lại giải thoát, được người trí tán thán, không bị chấp thủ, đưa đến Thiền định, vị ấy sống thành tựu các giới như vậy đối với các đồng Phạm hạnh, trước mặt và sau lưng, và đối với tri kiến này, thuộc bậc Thánh đưa đến xuất ly, được người thực hành chân chánh đoạn diệt khổ đau, vị ấy sống thành tựu tri kiến như vậy đối với các đồng Phạm hạnh, trước mặt và sau lưng” [1].
Lời dạy của Thế Tôn thật là sâu sắc, chúng ta thường hay phạm lỗi thích sống và thể hiện trước mặt người khác. Đó là lối sống của người thế tục, còn chúng ta là những người từ bỏ thế tục sống đời chánh hạnh thì phải khác. Thấy biết mình có những lỗi như vậy thì phải nỗ lực thay đổi, không thể nào để tâm buông trôi theo các pháp bất thiện. Vì vậy, ba tháng an cư là để Tăng sĩ nhìn lại tâm mình mà tinh cần nỗ lực hơn. Qua bài kinh ngắn trên, Đức Phật dạy chúng xuất gia trong ba tháng an cư, thân và tâm đều phải an cư; thân an cư là giữ hành động và lời nói thanh tịnh; tâm an cư thì suy nghĩ phải thanh tịnh, phải nghiêm trì giới luật và thành tựu tri kiến. Một mặt chúng ta thúc liễm thân tâm chính mình, mặt khác cũng phải nghiêm trì giữ gìn đối với các bạn đồng tu phạm hạnh, cả trước mặt đến sau lưng.
Những lưu ý khi sử dụng trang sức tượng hình Đức Phật
Xứng đáng được cúng dường
Đức Phật dạy có tám pháp nếu các Tỳ kheo khéo thành tựu được thì đáng được cung kính, đáng được tôn trọng, đáng được chắp tay là ruộng phước vô thượng ở đời. Tám pháp đó là: vị Tỳ kheo giữ giới, chấp nhận và học tập các học pháp; nghe nhiều và khéo thể nhập với chánh kiến; làm bạn với thiện; có chánh tri kiến; chứng đạt bốn Thiền, hiện tại lạc trú; nhớ được nhiều đời trước; đắc thiên nhãn thanh tịnh và đoạn trừ các lậu hoặc [2]. Người xuất gia, nguyện làm khất sĩ sống nhờ tài vật của bá tánh cung cấp, cúng dường. Cố nhiên, người xuất gia không trực tiếp cày và gieo trồng lúa má, nhưng không phải thế mà an nhàn hưởng thụ. Chính họ cũng cày và gieo hạt giống vào đời, lòng tin của họ là hạt giống, khất thực, trì giới là cơn mưa, trí tuệ là cái ách và cây cày, hổ thẹn là cán cày, tâm là dây cương, sống giữ gìn chánh niệm là lưỡi cày và gậy thúc. Hằng ngày, họ sống phòng hộ trong lời nói và hành động, tiết độ ăn uống [3]. Bằng việc gieo trồng hạt giống an lạc giải thoát cho đời mà hàng xuất gia trở thành phước điền tối thắng cho Phật tử nương tựa và gieo trồng cội phước.
Mùa An cư kiết hạ, chư Tăng ngừng du phương hoằng hóa mà tập trung an trụ tại một chỗ để thúc liễm thân tâm, trau giồi giới đức xứng đáng là ruộng phước cho hàng Phật tử tại gia. Tôn trọng và gìn giữ giới luật là yếu tố quan trọng, bởi giới luật là nền tảng xây dựng nên tất cả công đức và trí tuệ. Mùa an cư là cơ hội vàng để chúng Tăng trụ lại chia sẻ Phật pháp, kinh nghiệm tu tập, chính nhờ sự tu tập tinh chuyên trong một trú xứ với đông đảo chúng Tăng sẽ tác động và trợ duyên cho hành giả tinh tấn, tăng trưởng thiện pháp. Đây cũng là khoảng thời gian tốt đẹp để mỗi người tự nghiệm lại chính bản thân mình, thấy phần nào chưa được thì chuyên tâm nỗ lực khắc phục, phần nào sai trái thì cố gắng gạn lọc từ bỏ.
Đức Phật an cư không tiếp khách
Một thời, Thế Tôn sống độc cư thiền định trong ba tháng, không tiếp ai, trừ một người đem đồ ăn đến tại khu rừng Icchanangala. Sau ba tháng an cư đã mãn, từ chỗ thiền định độc cư đứng dậy, Thế Tôn gọi các Tỳ kheo: Này các Tỳ kheo, nếu các tu sĩ ngoại đạo đến hỏi: Với sự an trú nào, này chư Hiền, Sa môn Gotama an trú nhiều ngày trong mùa mưa?” các ông hãy trả lời: “Với định niệm hơi thở vô, hơi thở ra, này chư Hiền, Thế Tôn an trú nhiều ngày trong mùa mưa” [4]. Qua đoạn thoại giữa Đức Phật và chúng Tỳ kheo, chúng ta thấy được chính Đức Phật cũng dùng một thời gian nhập thất và không gặp bất kì ai. Đây có phải là sự thị hiện để răn dạy chúng Tỳ kheo và hậu thế chúng ta?
Tất nhiên, Đức Phật cũng cần thời gian nghỉ ngơi bằng cách an trú thân tâm trong thiền định và hiện pháp lạc trú. Nhưng điều quan trọng hơn, Ngài lấy đó làm gương, răn nhắc chúng đệ tử đừng lãng phí quá nhiều thời gian cho việc tiếp xúc, trò chuyện với người Phật tử. Vì đây là ba tháng để cho chúng ta tịnh tâm, hướng vào bên trong nhiều hơn, tu dưỡng định lực qua pháp quán Tứ niệm xứ. Đa phần thời Phật tại thế, các Tỳ kheo nhờ thực hành niệm thân, thọ, tâm, pháp trong mùa an cư mà thành tựu được giải thoát, chứng đắc Thánh quả. Ngày nay, chúng ta cũng thực hành an cư nhưng chưa hướng nội hoàn toàn, vì những công việc Phật sự, đa duyên bên ngoài chi phối khá nhiều thời gian tu tập của chúng ta. Nhưng nếu chúng ta không khéo vận dụng tu và làm cho thật hợp lý thì an cư chỉ được trên mặt hình thức mà thôi. Do vậy, việc cấm túc an cư không ra khỏi trụ xứ, ngày đêm chuyên tinh thiền quán là điều cần làm.
Trong sách Tấn ngôn của Hòa thượng Nhật Quang có dạy: “Dẫu có làm Phật sự bận rộn vẫn phải thiết lập cho mình một thời khóa tu hành. Tu là chính còn làm tới đâu là do phước của mỗi người”. Qua lời dạy, chúng ta thấy không chỉ chư Phật chư Tổ xem trọng chuyện tu mà đến ngày nay, chư vị Tôn túc cũng canh cánh việc tu trong lòng.
Chư thiên cúng luyến tiếc mùa an cư
Việc tu tập của chúng Tăng không chỉ làm thăng hoa cho tự thân, làm ruộng phước cho Phật tử mà còn giáo hóa được những người khuất mặt. Cũng vậy, khi chúng Tăng câu hội về một trú xứ để tu tập thì chư Thiên, Hộ pháp long thần nơi đó đều hoan hỷ sanh tâm quy kính gia hộ cho đạo tràng được sung mãn, ổn định. Trong suốt thời gian cấm túc, chư vị ấy cũng nương theo lực của chúng Tăng mà tu tập, nghe pháp. Nên khi an cư xong, các Tỳ kheo ra đi, chư Thiên cũng buồn, lưu luyến và tiếc thương.
Hôm nay tâm của ta
Cảm thấy không vui vẻ
Khi thấy nhiều chỗ ngồi
Trống không, không có người
Những bậc Đa văn ấy
Thuyết pháp thật mỹ diệu
Đệ tử Gotama
Hiện nay đang ở đâu? [5]
Chính nhờ sự tu tập miên mật, thanh tịnh hòa hợp đích thực của hội chúng mới đủ sức cảm hóa được Long thiên chư thần Hộ pháp. Mùa an cư đi qua, đọng lại trong lòng mọi người là sự an lạc và luyến tiếc, mong hội ngộ vào mùa mưa sang năm để chúng ta cùng tu tập với nhau. Hiện nay, cả nước ta đang chịu ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, vì vậy năng lượng của sự bình tĩnh, an bình là cần thiết trong lúc này. Ngoài sự tu tập tự thân, phần nào đó xin gởi năng lượng bình yên đến đất nước, cầu mong đại dịch sớm được đẩy lùi, trả lại sự bình an cho mọi người trên khắp mọi miền đất nước.
Chú thích:
[1] Kinh Tăng Chi bộ II, chương 5, phẩm An ổn trú, phần An ổn trú, tr.522.
[2] Kinh Tăng Chi bộ III, chương 8, phẩm Gotami, phần Xứng đáng được cúng dường, tr.670.
[3] Kinh Tiểu bộ I, kinh Tập, tr.312.
[4] Kinh Tương Ưng Bộ V, chương 10, phẩm 2, phần Icchanangala, tr.486.
[5] Tương Ưng bộ I, chương 9, phần Đa số hay du hành, tr.437.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Duyên khởi là cốt tủy, là hạt nhân của mọi triết lý Phật giáo
Kiến thức 11:20 03/11/2024Các triết lý quan trọng của Phật giáo như Vô ngã, khổ, vô thường, tính không, nhân quả đều được đặt trên nền tảng cơ sở của duyên khởi.
Tìm lại chính mình
Kiến thức 09:00 03/11/2024Một lần Đức Phật đang tĩnh tọa ở bìa rừng thì có 30 thanh niên từ đâu chạy tới, thấy Đức Phật, họ hỏi: Thưa Sa-môn, Ngài có thấy một cô gái chạy qua đây không?
Vì sao Đức Phật không cứu độ hết chúng sinh thoát khỏi khổ đau?
Kiến thức 20:09 02/11/2024Phật không thể chuyển được nghiệp của chúng sinh, mà chỉ có thể từ bi chỉ dạy chúng sinh tự mình nỗ lực để thay đổi cuộc đời của mình.
Lục hòa: Sáu pháp sống chung hòa hợp
Kiến thức 14:50 02/11/2024Đây là phép sống chung hòa hợp để tu tập hướng đến giải thoát giác ngộ. Người tu hành mà không học tập sống chung cùng đại chúng một cách hòa hợp thì khó mà tu tập thăng tiến.
Xem thêm