Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ hai, 16/11/2015, 12:46 PM

Ấn Độ: Đức Đạt Lai Lạt Ma chia sẻ tại Đại học Lovely

Ngày 14/11/2015 Đức Đạt Lai Lạt Ma trên chuyến bay từ Delhi đến Amritsar, từ đó Ngài đi xe đến địa chỉ Jalandhar - Delhi G.T.Road, National Highway 1, Phagwara, Punjab 144411, India, ngôi Trường Đại học chuyên nghiệp Lovely (Lovely Professional University)  (LPU), là đại học bán công được thành lập dưới luật chính phủ đại học tư thục. 

LPU đã công bố là đại học tư thục lớn nhất Ấn Độ về số lượng sinh viên, có hơn 25.000 sinh viên trên thế giới từ 28 bang và 28 quốc gia trên thế giới, cung cấp hơn 200 khóa học và liên kết với nhiều trường Đại học các nước trên thế giới. Trường được công nhận bởi UGC theo mục 2 bộ luật của UGC năm 1956. 
 
Nơi đây, Ngài được sự tiếp đón của Thủ tướng Ấn Độ, Narendrabhai Damodardas Modi, Giáo sư Ashok Mittal, Giám đốc điều hành trường Đại học UPL, và Phu nhân Rashmi Mittal. Số lượng đáng kể là sinh viên Tây Tạng, Buhutan học tại các Trường Đại học và họ thành kính cung nghinh đức Đạt Lai Lạt Ma theo nghi lễ truyền thống Tây Tạng, họ đeo mặt nạ Tashi Shoelpa và Vũ công Yak trình diễn. 

Ngài đã gặp các thành viên của nhân viên văn phòng Thủ tướng. Người bảo vệ cầm thanh kiếm nghinh tiếp Ngài, sau đó là giải lao và ăn trưa.
 
Trong một cuộc họp ngắn với các phương tiện truyền thông, đức Đạt Lai Lạt Ma vạch ra 3 cam kết  của mình:

Thứ nhất; Ngài nói về việc các giá trị nhân bản sâu sắc hơn như là một nguồn của hạnh phúc và sức khỏe thể chất; ý kiến cho rằng nguồn gốc tối hậu của hạnh phúc là ở trong tâm. Ngài nhận xét rằng cuộc sống của chúng ta bắt đầu từ sự chăm sóc của tình cảm người mẹ chúng ta, đó là động vật xã hội, nó là tình cảm mà  con người quan tâm với nhau.

Thứ hai; Ngài nói đến việc thúc đẩy sự hài hòa giữa các tôn giáo, ví dụ Mẹ Teresa và các dòng Thừa Sai Bác Ái, những người đã cống hiến cho phúc lợi, giúp người nghèo túng thiếu là một biểu hiện đức tin của họ. Ngài nhắc lại rằng các truyền thống tôn giáo có thể khác biệt về triết học, nhưng họ đều chia sẻ vì một mục tiêu chung.

Thứ ba; Ngài thừa nhận rằng Ngài là một người Tây Tạng và nhiều người dân Tây Tạng đặt niềm tin nơi Ngài. Tuy Ngài đã nghỉ hưu, nhưng Ngài vẫn giữ một mối quan tâm cho sự hưng thịnh của văn hóa Tây Tạng. Người Tây Tạng lưu giữ một truyền thống Phật giáo toàn diện, kết quả của nghiên cứu cá nhân và thực hành qua các thế kỷ. Phật giáo Tây Tạng có thể đem lại lợi ích không chỉ người Tây Tạng, mà còn hàng triệu người ở Trung Quốc tự coi mình là phật tử. Ngài nói rằng ngôn ngữ Tây Tạng vẫn là phương tiện chính xác nhất để khám phá và giải thích lý tưởng Phật giáo. Ngài nói thêm rằng mối quan tâm của mình đối với Tây Tạng về lâu dài là môi trường tự nhiên, hàng tỷ người trên khắp châu Á phụ thuộc vào dòng chảy từ nguồn của sông Tây Tạng.
 
Trong số nhiều câu hỏi lý do tại sao các cuộc khủng bố tấn công diễn ra ở Pari vừa qua. Ngài trả lời:

“Mặc dù có nhiều bước phát triển ngoạn mục, thế kỷ 20 cũng là thời kỳ của bạo lực từng mọc lên từ ý nghĩ vấn đề tốt nhất có thể giải quyết bằng vũ lực. Phần lớn sự bạo lực của đầu thế kỷ 21 bắt đầu tiếp tục bén rễ mọc mầm. Tuy nhiên, không muốn đối mặt với vấn đề. Chúng ta chỉ muốn có một cuộc sống bình yên, nhưng chúng ta cần phải theo đuổi một chương trình có hệ thống giáo dục, để được điều này từ Mẫu giáo đến Đại học. Nếu chúng ta có thể làm được điều này, thế kỷ 21 có thể trở thành một kỷ nguyên hòa bình và đối thoại”.

Nói ngắn gọn đến sinh viên Tây Tạng và Bhutan, một lần nữa Ngài tuyên bố rằng chúng ta đều là con người, ai ai đều muốn hạnh phúc, không ai muốn khổ đau. Ngài nhắn nhủ thêm rằng đó là những gì chúng ta nên nhấn mạnh, chứ không phải ở trên những khác biệt giữa chúng ta.

“Theo các em nhỏ, chúng ta không quan tâm sự khác biệt về chủng tộc, tôn giáo, chúng ta dễ dàng chấp nhận được với nhau. Đây là lý do tại sao tôi luôn luôn nhắc nhở bản thân mình rằng tôi chỉ là một tu sĩ Phật giáo bình thường, không hơn, không kém”. 

Ngài đề cập đến việc làm thế nào mà Ngài đã nhận trách nhiệm về các vấn đề Tây Tạng khi Ngài mới vừa 16 tuổi thanh xuân, và đã trao trách nhiệm chính trị để nghỉ hưu vào năm 2011. 

Ngài đã thu hút sự chú ý của sinh viên, Ngài tiếp tục kể về các cuộc đối thoại với các nhà Khoa học hơn 30 năm trước đây, mà các bên đều cùng có lợi.
 
Ngài nói với họ về Hội đàm Vật lý lượng tử và triết học Trung Quán luận vừa diễn ra tại Đại học Jawaharlal Nehru, Ấn Độ, và đề xuất của Ngài cho một Hội đàm tương tự liên quan đến các nhà Khoa học hiện đại và các học giả Phật giáo tập trung vào năm tới.

Ngài thông báo cho họ về những cuốn sách đã được chuẩn bị sẳn sàng, khối lượng đầy đủ 2 tập, và tóm tắt duy nhất của Khoa học Phật giáo từ danh Đại Tạng Phật Giáo Tây Tạng Kangyur-tengyur.

Danh mục Kangyur Tengyur này (tức danh mục các tác phẩm Phật giáo được lưu truyền từ truyền thống Phật giáo Nalanda Ấn Độ hay một số khác có nguồn gốc từ Phật giáo Tây Tạng) có được do việc tổng hợp từ hai nguồn tài liệu Kangyur-Tengyur khác nhau. Sau đó, tên của từng tác phẩm Phật giáo lại được tra cứu xuyên qua nhiều loại từ điển Phật học để cuối cùng hoàn thành một danh mục tương đối đủ đi cùng với cách phiên âm của thuật ngữ Tạng. Danh mục Kangyur-Tengyur được biết là danh mục giáo pháp hay tác phẩm bao gồm cả Kinh và Luận cuối cùng và đầy đủ nhất của phẩm Đại thừa và Kim Cang thừa thuộc về truyền thống Nalanda.

Với sự Thánh thiện, Ngài khuyên rằng phải cần thiết dành cho các vị tăng, ni xuất gia để nghiên cứu các tài liệu này, bởi họ cần quan tâm đến Logic và nhận thức luận. Ngài tiếp tục khuyến khích các sinh viên trao dồi một đời sống phẩm chất Đạo đức.
 
Thay mặt trường Đại học, Thủ tướng chính phủ trao tặng bằng tiến sĩ danh dự (Doctor of Divinity), bằng tiến sĩ danh dự (Honoris Causa) cho đức Đạt Lai Lạt Ma bởi những nỗ lực không mệt của Ngài để phát huy giá trị của con người, sự hòa hợp giữa các tôn giáo, bảo vệ nền Văn hóa và môi trường của Tây Tạng. Sau đó, Ngài đã được yêu cầu lần lượt trao Huy chương vàng cho ba sinh viên xuất sắc nhất trong các lĩnh vực tương ứng của học về nghiên cứu.

Ngài bắt đầu chia sẻ rằng:

Thưa các anh chị em quý mến, tất cả chúng ta đều là con người giống nhau, tinh thần, tình cảm, thể chất, điều quan trọng là lý do tại sao chúng ta thừa nhận tính duy nhất của nhân loại. Chúng ta đều trãi nghiệm niềm vui và đau khổ. Thực sự tất cả chúng ta đều có quyền sống hạnh phúc. Chúng ta phải xem xét rằng tất cả chúng ta cùng chung sống trong một đại gia đình nhân loại. Trên cơ sở đó, không có sự thù hằn, không có sự giết chóc, bắt nạn giữa con người chúng ta. Ngó lên trời, nhìn xuống đất không có kẻ oán người thân, bởi vì tất cả chúng ta đều bình đẳng cùng nhân loại.
 
Nếu chúng ta đặt mình vào cảm xúc tiêu cực, chúng ta chỉ nghĩ về chính mình. Chúng ta cảm thấy chán ngấy với những bạo lực, giết chóc xảy ra xung quanh chúng ta. Nếu một con vật bị giết bởi  con người, nó rất buồn và đau khổ, nhưng nếu một con người bị giết bởi một người khác là không thể tưởng tượng. Chúng ta phải nỗ lực thực hiện sự suy nghĩ mỗi con người đều là anh chị em của chúng ta.

Tôi xin chân thành cảm ơn quý vị, và đã trao tặng cho tôi những danh dự úy báu này, đặc biệt là tôi đã không thực hiện cuộc nghiên cứu để đạt điều đó, không giống như kết quả của những nỗ lực riêng quý vị. Tất nhiên, tôi đã nghiên cứu theo cách của tôi. Tôi bắt đầu để ghi nhớ các sở học lúc lên 8 tuổi, nhưng tôi có một cái gì đó của một học sinh lười biếng, tôi chỉ học giáo viên của tôi và cho tôi một roi để gây ấn tượng với tôi. Tôi bắt đầu nghiên cứu vì sợ hãi, tôi sẽ chịu khó nghiên cứu nhiều hơn, cuối cùng tôi đã phát triển rất tốt trong nghiên cứu học tập. Chúng ta có bộ não kỳ diệu này, nó vô cùng quan trọng, chúng ta học cách sử dụng nó một cách trọn vẹn và hiệu quả.

Tôi xin chúc mừng những gì quý vị đã đạt được cho đến nay. Tôi cảm ơn thầy cô, tất cả những người khác, ví dụ những người chuẩn bị thực phẩm cho quý vị, những người đã đóng góp vào sự thu nhập cho quý vị mức độ khác nhau”.

Đức Đạt Lai Lạt Ma đã nói về sự bạo lực của thế kỷ 20, với hàng loạt các cuộc chiến tranh khốc liệt khác nhau. Bạo lực cũng đã lan tràn qua thế kỷ 21. Ngài đề nghị rằng bằng cách thích ứng, bởi phương pháp tiếp cận giáo dục của chúng ta, sẽ có thể thay đổi điều này. Khoa học, công nghệ được sử dụng để giết, không có làm cho họ sai ? Ngài cho biết; vấn đề ở chỗ bất cập của hệ thống giáo dục của chúng ta, chúng ta đào tạo kiến thức nhưng chưa quan tâm Đạo đức, bồi dưỡng ấm lòng Từ tâm.

Tất cả các truyền thống tôn giáo chính củ  chúng ta truyền tải cùng một thông điệp của tình yêu, lòng từ bi, khoan dung, tha thứ và sự mãn nguyện. Không ai trong số những truyền thống của mình có sức hấp dẫn đến mọi người7 tỷ người hiện đang sống còn hôm nay, 1 tỷ người yêu cầu phải có đức tin, không có trong bất cứ truyền thống giữa 6 tỷ, thực sự không nghiêm trọng đến nhiều người.

Ngài tuyên bố “Những gì chúng ta cần là một cảm giác đạo đức thế tục”. Thế tục trong ý nghĩa nó được hiểu ở Ấn Độ đều tôn trọng tất cả các truyền thống tôn giáo, ngay cả đối với các quan điểm của những người không có đức tin. Ấn Độ, Hoa Kỳ đã vạch ra chương trình giảng dạy tiềm năng khắc sâu đạo đức thế tục, giá trị cơ bản của con người, trong thế hệ tương lai  của học sinh từ mẫu giáo đến Đại học.

Chúng ta cần phải học cách kiềm chế cảm xúc tiêu cực của chúng ta, nuôi dưỡng những cảm xúc có tính xây dựng. Ấm lòng từ tâm là nguồn cội của hạnh phúc.

Những người trong chúng ta thuộc thế kỷ 20, thời gian thôi thúc của chúng ta là sẵn sàng để nói “Tạm biệt trần gian”. Tuy nhiên, nếu những người bạn của những người thuộc thế kỷ 21, bây giờ bắt đầu cần nỗ lực để tạo ra môi trường tích cực hơn, thế giới sẽ an lạc hòa bình thịnh vượng hơn. Sau khi quan sát thấy Ấn Độ bất bạo động, hòa hợp Tôn giáo, Đạo đức thế tục cho một nghìn năm, phải là một mô hình cho phần còn lại của thế giới.

Khi phải đối mặt với  vấn đề, không đánh mất niềm hy vọng. Theo kịp sự tự tin của quý vị, không thể thiếu kiên nhẫn để đạt được kết quả nhanh chóng. 

Nếu quý vị đồng ý với bất cứ điều gì tôi đã chia sẻ, hãy làm theo nó trong ngày của quý vị để cuộc sống mỗi phút, giây, ngày, tháng đều an lạc hạnh phúc. Chân thành cám ơn quý vị đã dành thời gian quý báu để cùng tôi chia sẻ”.

Buổi lễ, và chia sẻ Pháp thoại của đức Đạt Lai Lạt Ma kết thúc trong niềm hân hoan, thắm tình đạo vị. 

Hôm sau, đức Đạt Lai Lạt Ma sẽ trở về Dharamsala, nơi Ngài tịnh dưỡng. 

Thích Vân Phong (Theo VP Chính phủ Tây Tạng lưu vong - Ảnh: Tenzin Choejor) 
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Thái Lan: Lễ cúng dường 10.000 chư Tăng trong nước và quốc tế tại giảng đường Wat Phra Dhammakaya

Quốc tế 11:00 23/04/2024

Sáng ngày 22/4/2024, chư Tôn đức Tăng Phật giáo trên khắp mọi miền của đất nước Thái Lan, đại diện các tổ chức Phật giáo đến từ nhiều quốc gia cùng vân tập về Đại giảng đường Wat Phor Dhammakaya, Thái Lan để tham dự lễ Trai Tăng.

Bất ngờ phát hiện đầu tượng Phật ẩn trong bức tường của hang đá nổi tiếng ở Trung Quốc

Quốc tế 13:45 16/04/2024

Lần đầu tiên, các nhà khảo cổ tìm thấy hơn 80 đồ điêu khắc bằng đá tinh xảo, bao gồm đầu tượng Phật, bên trong các bức tường ở miền trung Trung Quốc.

Tết Bunpimay Lào 2567 tại tỉnh Khammoun

Quốc tế 14:45 13/04/2024

Với nhân dân các bộ tộc Lào thì đón ngày Tết trong tiết tháng Tư dương lịch 2024 - Tết Bunpimay năm 2567, lễ hội mang ý nghĩa đem lại sự mát mẻ, phồn thịnh cho vạn vật, ấm no hạnh phúc, bình an cho con người.

Rà phá bom mìn, phát hiện 51 tượng Phật có niên đại hàng trăm năm

Quốc tế 12:01 08/04/2024

Trong quá trình rà phá bom mìn còn sót lại sau chiến tranh, một đội rà phá bom mìn tình cờ phát hiện một kho lưu giữ 51 bức tượng nhỏ tại làng Kherng, huyện Phoukoud, tỉnh Xiengkhuang, Lào.

Xem thêm