Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ, 06/06/2016, 13:25 PM

Ấn Độ: Đức Đạt Lai Lạt Ma giảng dạy cho hàng vạn sinh viên

Từ ngày 1 - 3/6/2016, khoảng 10 nghìn sinh viên học sinh từ các miền khác nhau của Ấn Độ và nước ngoài, học sinh từ các trường tại Dharamshala và đội ngũ giáo viên của Trường TCV (Làng trẻ em Tây Tạng) đã tập trung tại thính đường của tại tu viện Tsuglagkhang (trú xứ của đức Đạt Lai Lạt Ma) để nghe 3 ngày giảng dạy của Đức Đạt lai Lạt Ma. 

Gần ba nghìn sinh viên, học sinh các lớp 10-12 của Trường TCV (Làng Trẻ em Tây Tạng- Làng Thượng, Hạ) rãi rác khắp các địa phương như Gopalpur, Suja, Selakui và Chauntra. Gần một nghìn Sinh viên Đại học, khoảng 2.000 Sinh viên ngoại quốc từ 66 Quốc gia. 

Mùa hè năm nay tại Đức Đạt Lai Lạt Ma giảng dạy cho hàng vạn sinh viên học sinh từ 66 Quốc gia tu viện Tsuglagkhang (trú xứ của đức Đạt Lai Lạt Ma) Dharamsala, Ấn Độ. 

Ngài bày tỏ sự vui mừng sau nhiều thế kỷ, trong đó sự Biện chứng và Tranh luận là những nhân vật duy nhất bảo tồn các Cơ sở Tự viện Phật giáo Tây Tạng, việc sử dụng các cơ sở Tự viện Phật giáo đối với việc Giáo dục Thanh thiếu niên học sinh được bắt rễ. 
 
Ngài nhận xét rằng học sinh, sinh viên học các môn như toán học ít có tác dụng phát triển nội tâm của chúng ta, trong khi đó nếu chúng ta nghiên cứu giáo lý đạo Phật, chúng ta sẽ đạt được sự tin tưởng cần thiết để chuyển hóa tâm thức.  

Ngài nói rằng đã có một số đề tài tranh luận trong các học đường vào những ngày cộng đồng Tây Tạng tỵ nạn lưu vong, nhưng đã phai nhạt dần theo năm tháng bởi hoàn cảnh bi đát của dân tộc Tây Tạng. 

Bây giờ, những giá trị này được hồi sinh. Ngài đề cập đến các hướng dẫn liên quan đến việc Giáo dục, trong Triết lý chứ không phải chuyên về Tôn giáo:
 
“Là con người, chúng ta có một bộ não tuyệt vời, một trí tuệ cho phép chúng ta nghiền ngẫm những gì thực tại chúng ta đang có. 

Tôi không biết căn bản niềm tin của quý vị là gì, hay thái độ của quý vị đối với cuộc sống, đối với những đời sống quá khứ và tương lai ra sao, tôi không biết chắc về lối sống của quý  vị.  Sẽ có những công thức khác nhau tùy thuộc vào thái độ của quý vị đối với cuộc đời của chính quý vị.  

Một cách tổng quát, bất cứ khi điều gì tiêu cực sinh khởi, tôi luôn luôn cố gắng  để nhớ rằng những người khác cũng ít nhiều có những kinh nghiệm tương tự như thế.  Suy nghĩ trong một cách thư thả một gánh nặng tinh thần nào đấy của tôi.  Cũng thế, tôi luôn luôn cố gắng để tìm một khía cạnh tích cực nào đấy của trường hợp tiêu cực ấy. Đôi khi, nhận thức này cho phép chúng ta một kinh nghiệm tích cực và sáng tạo hơn.  Vì vậy, bản chất của một sự kiện là tương đối.  Một sự kiện có thể có những khía cạnh khác nhau và nếu chúng ta nhìn một cách sâu sát hơn, chúng ta có thể tìm thấy điều gì tích cực.  Nó có thể không tích cực trong tự nó, nhưng nó có thể giảm thiểu sự nản chí của chúng ta.
 
Niềm Tự tin, Đức Tự chủ là quan trọng. Con người có một bộ não và sự quyết tâm diệu kỳ. Phật tử gọi đấy là Phật tính, hạt giống Phật. Thậm chí không thảo luận những việc này, chúng ta cũng có khả năng để đạt được chúng; nếu chúng ta sử dụng sự thông minh của chúng ta với sự nhẫn nại lớn hơn và nỗ lực liên tục, ngay cả nếu chúng ta thất bại ba lần đầu tiên, thì vẫn có một khả năng căn bản để đạt đến mục tiêu. . .”

Lạt Ma quan sát thấy rằng: “Các nguyên tắc Đạo đức trong thế giới ngày nay, ảnh hưởng đến các cá nhân, gia đình và các quốc gia”. 

Ngài nhấn mạnh rằng: “Thông điệp cần thiết của các truyền thống tôn giáo khác nhau để làm lợi lạc cho tha nhân, dù Thiên Chúa giáo, Hồ giáo, Ấn Độ giáo hay Do Thái giáo, mỗi tín đồ của các tôn giáo này đều thể hiện gương mẫu và chân thành. 

Ấm lòng Từ bi chẳng những giúp tốt cho thể chất và tinh thần mà còn góp phần tích cực hơn trong xã hội loài người. Nhu cầu lợi thế của các nguyên tắc Đạo đức và những hạn chế của sự thiếu lỷ luật. Phật giáo với góc nhìn khoa học, một sự hiểu biết về cách đối trị những cảm xúc tiêu cực, đóng góp sự tích cực cho nhân loại thế giới.
 
Những phát hiện khoa học cho thấy tính chất cơ bản của con người là từ bi, rất hy vọng có thể đạt được tính chất cơ bản này trong mỗi con người. Chúng ta có thể chuyển hóa chính bản thân mình, chúng ta có thể hy vọng sẽ tạo ra một thế giới Từ bi hơn. 

Chúng ta cần phải có cách tiếp cận phổ quát hơn, và toàn diện hơn trong các Trung tâm giáo dục đào tạo về Tâm thức. Những năm đầu của thế kỷ 21, tôi tin rằng nếu chúng ta nỗ lực thực hiện ngay bây giờ, chúng ta hy vọng sự thay đổi tích cực thế giới trong tương lai. 

Trên đài BBC có đăng tải những lời khuyến khích của tôi đối với thế hệ trẻ rằng; với con số ngày càng gia tăng đối với tuổi trẻ ngày nay tự xem mình là công dân toàn cầu”.

Trong hai ngày đầu, đức Đạt Lai Lạt Ma đã chia sẻ với sinh viên học sinh trong những gì thiết thực nhất trong cuộc sống và hướng đến tương lai tươi sáng của các thế hệ trẻ.

Ngày cuối cùng, đức Đạt Lai Lạt Ma truyền thụ Quán đỉnh năng lượng Bồ tát Đại Trí Văn Thù Sư Lợi. 

Nghi thức đã chuẩn bị xong, Ngài đăng lâm Kim Cương Bảo tòa, tuyên dương Mật pháp Truyền thụ Quán đỉnh rằng:

“Điều tối quan trọng là quý vị cần thụ nhận quán đỉnh từ những bậc Đạo sư chân chính. Đây là ngưỡng cửa đặc trưng của Kim Cương thừa để hành giả có thể thực hành Nghi quỹ Tu trì theo Bản tôn nhất định (ví dụ Bản tôn Đại Bi Quán Thế Âm, Bản tôn Dược Sư Lưu Ly, Bản tôn Đại Trí Văn Thù. . .). Nói cho dễ hiểu, quán đỉnh là nghi thức do bậc Đạo sư tu chứng trao truyền thể nhập trực tiếp pháp môn thực hành cho đệ tử theo thứ lớp tu tập và Chân ngôn tương ưng.

Khi muốn thụ nhận quán đỉnh, hành  giả phải phát tâm thụ nhận ân đức gia trì, thực hành những giáo pháp tương ưng trong tương lai và thực hành Mật pháp được truyền thụ. Muốn được thành tựu Mật pháp,lễ truyền pháp quán đỉnh cần hội đủ các nhân duyên như sau:

- Vị Đạo sư Truyền Mật pháp phải thanh tịnh dựa trên Từ bi tâm. Vị Đạo sư đã từng đón nhận lễ truyền mật pháp quán đỉnh và bản thân có chứng nghiệm trong sự tu hành.

-  Đệ tử phải đủ Tín tâm, không một chút nghi ngờ về sự hợp thức của buổi lễ và phẩm hạnh của vị đạo sư. Những phẩm chất cá nhân thường nhật của vị đạo sư không quan trọng bằng vai trò Kim Cương Thượng sư.

-Những Pháp khí biểu tượng trong buổi lễ như tranh ảnh, hình tượng, bình Quán đỉnh (phẩm vật cúng dường Truyền thống dùng trong các Nghi lễ Mật thừa, chủ yếu từ bột mì, bơ và những phẩm vật khác.

Quán đỉnh rất nhiều khía cạnh khác nhau, từ phẩm chất của sự chuẩn bị, sự thực hành suốt cả đời của vị Đạo sư và sự chuẩn bị nơi đệ tử. Quán đỉnh là sự Truyền trao năng lực Giác ngộ dĩ Tâm truyền Tâm, là kết quả của mối tương quan giữa vị Đạo sư và đệ tử, cho nên việc thành tựu của Mật pháp này hoàn toàn phụ thuộc vào sự Hiểu biết và Tin tưởng vững mạnh cả hai bên. Đây được gọi là “Gia trì” và “Quán đỉnh”, thực hiện được điều này dẫn chúng ta đến việc đón nhận sự Gia trì cùng với sự Chuyển hóa nơi Thân Tâm hướng đến Giác ngộ. Các phương tiện thiện xảo như Trì tụng Chân ngôn, Thiền định, Quán tưởng. . . Đều cùng một mục tiêu: Tam Mật tương ưng (sự chuyển hóa hoàn toàn của Thân, Khẩu, Ý). Quán đỉnh liên quan đến các điều nêu trên, Kim Cương thừa có bốn lớp Quán đỉnh:

Quán đỉnh, con đường thực hành, giác ngộ và thành tựu mật pháp.

Quán đỉnh gồm có: Căn quán đỉnh, đạo quán đỉnh và quả quán đỉnh.

- Căn Quán đỉnh là bản chất Phật tính vốn sẳn nơi mỗi chúng ta, không cần tìm cầu bên ngoài hay do các vị đạo sư ban cho. Các bậc đạo sư chỉ quán đỉnh để khai thị cho chúng ta tự phát hiện Bản lai Trí tuệ. Một cách tuyệt đối để cùng hòa nhập tâm Giác ngộ của vị đạo sư và đệ tử thông qua đạo quán đỉnh. Tâm giác ngộ của bậc Kim Cương Thượng sư không gì khác hơn là sự chứng ngộ tuyệt đối của Phật Bản tôn, là Bản lai tự tính vốn sẳn trong mỗi chúng ta.

- Đạo Quán đỉnh: Nghi thức truyền trao quán đỉnh. Đây là Truyền trao ân phúc gia trì và cho phép thực hành bản tôn.

- Quả quán đỉnh: Tâm thức của phàm phu không thuần thục, cho nên cần phải được thuần thục bằng Quán đỉnh. Trong thuật luyện Kim, các  hợp Kim được chuyển hóa thành Vàng. Cũng vậy, tâm thức của chúng ta giống như hợp Kim được chuyển hóa thành Vàng nhờ vào lễ truyền mật pháp quán đỉnh. Khi dòng suối cam lồ được quán đỉnh chúc phúc cát tường lên chúng ta trong buổi lễ, chúng ta am trú trong chính niệm thiền định, quán tưởng và tự mình được chuyển hóa thể nhập và an trú trong bản tôn, nhờ đó được tịnh hóa hết thảy ám chướng và tà niệm.

Chân Tâm Phật tính của chúng ta hiển hiện đồng như tâm của Bản tôn không khác. Toàn bộ sắc thân của chúng ta được hóa thành Mạn Đà la của Bản tôn.

Việc Quán tưởng tự thân là Bản tôn, cầu nguyện triệu thỉnh Bản tôn bên ngoài và thực hành quán, hòa tan hợp nhất làdDiệu dụng để khơi nguồn Tâm Giác ngộ của mỗi chúng ta.

Khả năng chuyển hóa, tịnh hóa này đến từ bậc Thượng sư và năng lực vĩ đại này được Ngài gia trì và thành tựu sự truyền thừa Giác ngộ.

Vì thế; quán đỉnh còn mang ý nghĩa nhiều hơn những gì cấu thành, đó là sự trao truyền nguồn Ân Phúc và năng lực gia trì của cả một dòng Truyền thừa từ đức Phật và là sự giới thiệu trực tiếp vào thực tại tuyệt đối, trí tuệ bất nhị hay chân tính của vạn pháp”.

Thích Vân Phong (Tin từ Văn phòng Chính phủ Tây Tạng lưu vong)

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Rải tiền công đức bằng cần cẩu ở một ngôi chùa tại Thái Lan

Quốc tế 09:45 21/11/2024

Lễ cúng dường Kathin Samakkhi tại chùa Wat Derm Bang, tỉnh Suphanburi có hoạt động rải tiền công đức từ trên cần cẩu.

Khám phá ngôi chùa nổi tiếng nhất thế giới nơi Đức Phật giác ngộ

Quốc tế 08:45 16/11/2024

Chùa Mahabodhi (Đại Giác Ngộ) là một bảo tháp Phật giáo ở Bodh Gaya, Ấn Độ, được biết đến là một trong những Phật tích quan trọng nhất của lịch sử Phật giáo thế giới. Theo UNESCO, ngôi đền hiện tại có công trình kiến ​​trúc sớm nhất và hoành tráng nhất được xây dựng hoàn toàn bằng gạch vào khoảng thế kỷ thứ 7.

Nghi lễ Xaybath - Lễ cúng dường lớn nhất của người dân Lào

Quốc tế 16:00 15/11/2024

Đây là cơ hội cho người dân Lào tích lũy công đức bằng cách cho đi không vị kỷ. Với việc tham gia vào nghi lễ Xaybath, người dân bày tỏ lòng thành kính đối với Phật giáo và cầu mong phước lành.

Bhutan khởi động “thành phố chánh niệm” gần biên giới Ấn

Quốc tế 09:40 13/11/2024

Thành phố chánh niệm Gelephu của Bhutan khuyến khích mọi người đi bộ và đi xe đạp, thúc đẩy giáo dục chánh niệm cùng nhiều trung tâm chăm sóc sức khỏe và thể chất, du lịch sinh thái...

Xem thêm