Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ, 09/10/2023, 16:49 PM

An vui nhờ thực tập

Có một số người quan niệm rằng cứ gieo trồng phước báu, làm lành thì chắc chắn sẽ được an lạc. Tuy nhiên, bản chất của an lạc phụ thuộc vào kết quả của sự thực tập.

Những hạt giống nhân từ chỉ là một trong những điều kiện dẫn đến an lạc. Nếu không huấn luyện tâm thì sự an lạc sẽ khó có thể đạt một cách đúng nghĩa của nó. Lánh dữ chỉ là con đường để hạn chế một cách tối đa những quả xấu trong cuộc đời chứ không mang lại phước báu. Chỉ có làm lành mới mang lại quả phước. Giữa làm lành và an lạc có thể có khoảng cách. Do đó, bên cạnh việc làm lành lánh dữ, hành giả cần thực tập con đường chuyển hóa tâm linh.

Trong kinh Pháp Cú, phẩm thứ 15 gồm 12 bài kệ, bắt đầu từ bài kệ 197 và kết thúc là bài kệ 208, nói về các phương diện thực tập giúp đạt được sự an lạc. Để an lạc thì “hạnh”, tức là thực hành, đóng vai trò quan trọng nhất.

Khi làm phước báu, nếu không chuyển hóa được hai khuynh hướng trên thì chúng ta chỉ có phước quả chứ không có an lạc.

Khi làm phước báu, nếu không chuyển hóa được hai khuynh hướng trên thì chúng ta chỉ có phước quả chứ không có an lạc.

Làm phước có thể tạo ra phước báu. Nếu làm phước không đúng cách, quả phúc có nhưng hạnh phúc và an lạc lại không. Bởi vì trong lúc làm phước, một số người đã đánh mất tâm bồ đề, hoặc không quan tâm đến tâm bồ đề hoặc bị tác động chi phối của “danh”, “vọng”. Cho nên các Phật sự đó không chuyển hóa được tâm thức của người hành trì trong khi đang làm phước. Mỗi khi các lời thị phi đến thì nỗi khổ niềm đau lại trỗi dậy. Cần thấy rằng, bản chất của an lạc gắn liền với sự thăng bằng cảm xúc, chuyển hóa những bợn nhơ của tâm, thanh lọc hoàn toàn những ảnh hưởng tiêu cực từ nhiều góc độ khác nhau.

Mỗi bài kệ trong phẩm An Lạc hướng dẫn một phương cách hành trì để có được an vui. Tiếng Pali, phẩm này có tên là “Sukhavagga”. “Sukha” là an lạc, hạnh phúc. Trong tiếng Việt, “hạnh phúc” thuộc cấp độ thấp, “an lạc” thuộc cấp độ cao. Hạnh phúc thuộc về giác quan khi bản chất của nó được thỏa mãn, đáp ứng lại các nguyện vọng, mong cầu của con người. Ví dụ, mắt xem những bộ phim, hình ảnh màu sắc hợp gu sẽ tạo các phản ứng hóa học trên não bộ làm người ta có cảm giác hớn hở, thích thú, được gọi là hạnh phúc của mắt. Tương tự, tai nghe các loại âm thanh, mũi ngửi mùi, lưỡi nếm vị, thân xúc chạm, ý liên tưởng đến những ý niệm. Thế giới của sự tiếp xúc giữa các giác quan và đối tượng trần cảnh của nó sẽ mang lại những phản ứng thích thú hoặc kháng cự. Sự hợp gu dẫn đến thích thú có thể kéo theo thái độ của lòng tham, từ đó có khuynh hướng tư hữu hóa nó. Các tranh chấp trong cuộc đời thường phát xuất từ lòng tham được tư hữu hóa. Còn đối với những đối tượng không thích thì kéo theo thái độ không hài lòng, chán nản, thất vọng, né tránh dẫn đến tiến trình loại trừ lẫn nhau, bản chất của nó thuộc về lòng sân.

Như vậy, khi thế giới của mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý tiếp xúc với các đối tượng của nó thì lòng tham hoặc lòng sân phát sinh. Sống với môi trường của sự phát sinh lòng tham và lòng sân diễn ra hàng ngày, hàng giờ, đôi lúc chúng ta không để ý. Khi làm phước báu, nếu không chuyển hóa được hai khuynh hướng trên thì chúng ta chỉ có phước quả chứ không có an lạc. Do đó, nghiên cứu phẩm này có ý nghĩa rất quan trọng, như một trong những điều nhắc nhở những người Phật tử phải là người an hạnh, tức là đang hành trì hạnh an vui.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Những cảnh giới cao nhất

Sống an vui 13:15 22/11/2024

Cảnh giới cao nhất của sự nghiệp, của kỷ luật, của tình bạn, tình yêu và cảnh giới cao nhất trong sinh mạng con người là gì, bạn có biết không?

Buông xả những nỗi lo âu

Sống an vui 11:00 22/11/2024

Ta hay nhân danh sự bận rộn, bổn phận, trách nhiệm để cho phép mình rời bỏ chính mình bất cứ lúc nào. Khi thức dậy là ta đã bắt đầu phóng tâm đi lang thang bên ngoài, tìm kiếm cái này, nắm bắt cái kia.

Học chim làm tổ

Sống an vui 07:30 22/11/2024

Nhìn những chú chim cần mẫn siêng năng tước từng cọng cây, ngọn lá về đan tổ, chúng ta học được rất nhiều đạo lý.

Học cách trân quý từng phút giây còn sống

Sống an vui 15:00 21/11/2024

Khi tôi nghe thấy tin có người nào đó vừa mất đi, tin ấy với tôi như tiếng chuông thức tỉnh. Tiếng chuông đó là một lời nhắc nhở sâu sắc về sự mong manh của kiếp người.

Xem thêm