Thứ tư, 31/08/2022, 11:09 AM

Áp dụng lời Phật dạy trong thời khủng hoảng kinh tế

Trong kinh Trung Bộ, Đức Phật dạy về 6 nguyên nhân gây phung phí tài sản cần tránh là: Đam mê các loại rượu, du hành đường phố phi thời, la cà đình đám hí viện, đam mê cờ bạc, giao du ác hữu, quen thói lười biếng.

Bắt đầu từ sự khủng hoảng của nền kinh tế lớn nhất thế giới - Hoa Kỳ - sau đó lan sang các châu lục khác khiến túi tiền cá nhân bị eo hẹp dần, các gia đình lần lượt cắt giảm chi tiêu, tằn tiện để vượt qua thời buổi khó khăn này. Nhiều học thuyết hay sách viết về kinh tế bắt đầu được người dân hay các nhà kinh doanh chú ý trở lại sau chục năm đóng băng. Chỉ vì ‘nồi cơm’ cạn đi, người ta mới bắt đầu chú ý đến cách làm thế nào để ‘nồi cơm’ được phục hồi...Lâu nay, không ít người cho rằng, Phật giáo chỉ quan tâm đến thoát tục, giải thoát khổ đau, tìm kiếm Niết bàn ở cõi sau hơn là quan tâm đến những vấn đề thuộc về thực tại. Lại nói thêm rằng, không có một tư tưởng kinh tế đáng kể nào trong giáo lý Phật giáo. Suy nghĩ như thế là thiên kiến, vì Đức Phật đã dạy, nếu chúng ta sống với Chánh kiến thì sẽ có hạnh phúc, an lạc ngay tại đời này.

Trong kinh Phật không có một chương riêng biệt nào nói về kinh tế như các vấn đề khác, vì thế, chúng ta phải đọc và nghiên cứu nhiều bộ kinh khác nhau, tìm những gì liên quan, có đề cập tới kinh tế, sau đó kết nối chúng lại thành một hệ thống phù hợp với tinh thần Phật giáo.

Phật giáo luôn khuyến khích việc tiết kiệm tiền của, vì nếu không biết tiết kiệm, chúng ta sẽ phải đối diện với sự khủng hoảng tài chánh....

Phật giáo luôn khuyến khích việc tiết kiệm tiền của, vì nếu không biết tiết kiệm, chúng ta sẽ phải đối diện với sự khủng hoảng tài chánh....

Đoạn kinh ngắn dưới đây về lời dạy của Đức Phật đã bao hàm một triết lý kinh tế. Đức Phật dạy cho một người nông dân về cách sử dụng đồng tiền mà mình kiếm được như sau: Nên chia số tiền mình có được thành bốn phần, một phần dùng để chi tiêu cuộc sống hàng ngày, hai phần kế tiếp dùng để đầu tư sinh lợi, và phần còn lại hoặc để dành hoặc dùng để giúp đỡ người nghèo khó. Theo tinh thần lời dạy này thì luôn phải có một phần tích lũy bằng ¼ số tiền mình kiếm được để sử dụng đến khi cần thiết. Theo Phật giáo, chỉ cần ¼ số tiền kiếm được, chúng ta vẫn có thể sống một cuộc sống tạm ổn (1).

Thực phẩm, quần áo, nhà cửa, thuốc men, giáo dục (xa hơn nữa là tinh thần) là những nhu cầu cơ bản của cuộc sống. Thực phẩm thiết yếu phải được sản xuất ngay chính trong nước để tránh tình trạng thiếu hụt lương thực gây bất ổn xã hội. Thực tế cho thấy, với một nền kinh tế phát triển thì chỉ cần ¼ tổng thu nhập hàng tháng là có thể thỏa mãn 5 nhu cầu thiết yếu trên. 

Phần thứ tư của tổng thu nhập dùng để tích lũy hay tiết kiệm. Phật giáo luôn khuyến khích việc tiết kiệm tiền của, vì nếu không biết tiết kiệm, chúng ta sẽ phải đối diện với sự khủng hoảng tài chánh, đặc biệt là đau ốm thình lình xảy ra. Nếu không có sự tích trữ của cải, thì một cá nhân hay một quốc gia chắc chắn rơi vào nợ nần chồng chất.

Trong kinh Trung Bộ, Đức Phật dạy về 6 nguyên nhân gây phung phí tài sản cần tránh là: Đam mê các loại rượu, du hành đường phố phi thời, la cà đình đám hí viện, đam mê cờ bạc, giao du ác hữu, quen thói lười biếng.

Trong đó nguyên nhân thứ sáu có liên quan trực tiếp đến việc gầy dựng tài sản. “Quen thói lười biếng có sáu nguy hiểm: ‘quá lạnh’, không làm việc; ‘quá nóng’, không làm việc; ‘quá trễ’, không làm việc; ‘quá sớm’, không làm việc; ‘tôi đói quá’, không làm việc; ‘tôi quá no’, không làm việc. Trong khi những công việc phải làm lại không làm. Tài sản chưa có không gầy dựng được, tài sản đã có bị tiêu hao” (2).

Hay trong kinh Tăng Chi Bộ, Đức Phật hỏi các vị Tỳ kheo về sự bần cùng, nghèo khổ và hậu quả của chúng: “Này các Tỳ kheo, những người thế tục lang thang không thích sự nghèo đói?

Chắc chắn rồi, thưa Thế Tôn.

Và những người lâm vào cảnh khó khăn, nợ nần cũng không mong muốn điều đó xảy ra?

Dạ vâng, thưa Thế Tôn.

Và những người mắc nợ, mượn tiền cũng không mong điều đó chứ?

Dạ đúng như thế, thưa Thế Tôn.

Và đến kỳ phải trả nợ, họ không đủ khả năng để trả, bị ép bức, đánh đập, họ có mong muốn điều bất hạnh này xảy ra không?

Chắc chắn là không rồi, thưa Thế Tôn” (3).

Theo Phật giáo, chính sách phát triển kinh tế dựa trên 4 nguyên tắc quan trọng sau:

- Những thứ có liên quan tới sản xuất kinh tế, đặc biệt là nông nghiệp và công nghiệp phải được cung cấp cho người dân như: hạt giống, gia súc, phân bón, đất canh tác, nước tưới tiêu, dụng cụ… Nói tóm lại, rất cần những hoạt động hỗ trợ sản xuất như vậy của nhà nước. 

- Khuyến khích giao thương buôn bán vì chúng mang lại lợi nhuận cho đất nước. Nhà nước phải giám sát sự giao thương buôn bán này để có thể bảo vệ lợi ích của người lao động và người tiêu dùng. 

- Những quan chức cũng như các chuyên gia phục vụ đất nước phải có những chế độ đãi ngộ thích đáng như lương bổng, thăng chức, nghỉ phép, khích lệ hay những đặc quyền khác để họ phấn đấu cống hiến hết sức mình cho công việc. Không được tạo điều kiện để họ tham nhũng, hối lộ cũng như bỏ bê công việc của mình.

- Nhà nước nên ủng hộ và khuyến khích mọi người tham gia vào các lĩnh vực phát triển tinh thần (4). 

Sự phát triển kinh tế bao hàm việc hoạch định kỹ lưỡng những dự án để mang lại lợi nhuận cao. Có 4 đặc điểm nên được áp dụng một khi chúng ta lập một kế hoạch kinh doanh hay thực hiện một dự án: 

- Có năng lực và nghị lực.

- Có sự thận trọng.

- Hợp tác với những người có tài, người có tinh thần xây dựng, có phẩm chất đạo đức tốt.

- Cuộc sống được cân bằng (5).

Đức Phật đã giải thích bốn đặc điểm này cho một thương gia, khi ông hỏi Đức Phật về cách để phát triển sự nghiệp của mình. Có năng lực và nghị lực nghĩa là bất cứ một chức nghiệp gì như nông dân, công nhân, thương nhân… chúng ta phải có tay nghề và cần cù sáng tạo, siêng năng không để công việc trì hoãn. 

Sự thận trọng là đặc điểm thứ hai, giữ gìn tài sản của mình không để tổn hao một cách không cần thiết. Của cải kiếm được từ “sự siêng năng cần cù, vượt qua khó khăn, đổ mồ hôi nước mắt” chúng ta phải bảo vệ và tiết kiệm. Luôn đề phòng trộm cướp, hỏa hoạn, lũ lụt... Của cải dành dụm được có thể tiêu tan vì những thú vui đam mê sau: Quan hệ bất chính với phụ nữ; Nghiện rượu chè, ma túy; Đam mê cờ bạc; Kết thân với những kẻ bất chính, không đạo đức. “Như một hồ nước bốn bề có đê chắn

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Hóa ra ta chưa thật sự hiền lành

Lời Phật dạy 10:26 22/12/2024

Tâm ta là ngọn núi lửa được phủ lên một thảm thực vật hiền hòa, xanh tốt và chỉ cần chút duyên địa chấn thì nham thạch sân hận sẽ trào tuôn và nhấn chìm tất cả trong biển lửa phẫn nộ.

Tu tập tâm từ, ma quỷ không dối gạt

Lời Phật dạy 08:30 20/12/2024

Trong dân gian thường nói 'ma đưa lối, quỷ dẫn đường' để chỉ về trạng thái mất tự chủ, dẫn đến có những lời nói hay hành động xấu ác. Đến khi tỉnh táo nhận ra vấn đề thì chỉ còn hổ thẹn và hối tiếc mà thôi.

Phật dạy về tâm từ

Lời Phật dạy 14:16 19/12/2024

Hoà Thượng Minh Châu nói: Tâm từ mở ra, khổ đau khép lại. Mong rằng thế giới, đất nước có nhiều người tu tập tâm từ theo tinh thần của Phật thì đất nước được thanh bình thịnh trị, thế giới hòa bình an ổn, nhân loại an lạc hạnh phúc.

Vui thích tụ tập ồn ào khó thành tựu an tịnh

Lời Phật dạy 12:00 19/12/2024

Những ai thích tụ tập lễ lộc đông vui gặp gỡ chuyện trò, dù không có gì bất thiện nhưng sẽ khiến hướng ngoại, loạn tâm. Để tái lập sự an tịnh như trước phải mất một thời gian tâm tư mới lắng đọng.

Xem thêm