Thứ tư, 17/03/2021, 11:15 AM

Áp dụng triết lý đạo Phật để thành công trong công việc và luôn an lạc hạnh phúc

Thực tập hằng ngày để cuộc sống tốt hơn, để đạt được an lạc hạnh phúc và thành công luôn là mong muốn của bất kì ai. Bộ sách Phật Pháp ứng dụng của HT Thánh Nghiêm sẽ phần nào giúp cho việc tu tập của mỗi chúng ta sớm đạt được kết quả.

Hơn 2.500 đã trôi qua, những chân lý mà Đức Phật đã giác ngộ vẫn đang ngày càng được nhiều người biết đến và áp dụng vào cuộc sống của mình. Triết lý của đạo Phật là Bi (lòng từ bi, khoan dung, độ lượng) và Mẫn (trí tuệ sáng suốt). Con người không thể sống tốt trong cuộc đời nếu không có lòng từ bi hỉ xả, nhưng cũng không thể “vô minh” chìm trong màn đêm u tối, phải hiểu biết, phải nhìn nhận đúng bản chất thực sự của mọi việc xung quanh, con người mới có được an lạc thảnh thơi.

Thực tập hằng ngày để cuộc sống tốt hơn, để đạt được an lạc hạnh phúc và thành công luôn là mong muốn của bất kì ai. Bộ sách Phật Pháp ứng dụng của hòa thượng Thích Thánh Nghiêm, một trong những vị cao tăng có ảnh hưởng lớn nhất tại Đài Loan hiện nay sẽ phần nào giúp cho việc tu tập của mỗi chúng ta sớm đạt được kết quả.

Hòa thượng Thích Thánh Nghiêm.

Hòa thượng Thích Thánh Nghiêm.

Hòa thượng Thánh Nghiêm nói về bí mật của tình yêu

Bộ sách gồm 5 cuốn: Tu trong công việc, Tìm lại chính mình và Giao tiếp bằng trái tim, hai cuốn Hạnh phúc của hỷ xả, Niềm vui đích thực.

Tu trong công việc

Bạn có nghĩ rằng trí tuệ cổ xưa của Phật giáo đủ giúp bạn thuận lợi để dễ dàng vượt qua các cuộc cạnh tranh khốc liệt trong môi trường công sở hiện đại? Hơn 2.500 năm trước, đức Phật đã có hơn một ngàn đệ tử, số lượng đệ tử đó có thể sánh với số lượng công nhân của một xí nghiệp, nhà máy lớn hiện nay, vậy triết lí lãnh đạo ấy của ngài là gì?

Trong cuốn sách này, Hòa thượng Thánh Nghiêm chia sẻ về việc ứng dụng trí tuệ của giáo lí Phật giáo vào đời sống, nói rõ cho chúng ta biết về ý nghĩa của công việc, nghệ thuật làm việc, phương pháp ứng xử trong giao tiếp cũng như một số nguyên tắc hợp tác đoàn thể, đề xuất quan điểm tìm việc theo tinh thần “tuỳ thuận nhân duyên” để giảm bớt áp lực trong quá trình tìm kiếm việc làm, lấy “cạnh tranh lành mạnh” thay thế cho cạnh tranh một mất một; lấy “nghệ thuật chỉnh dây đàn” theo tinh thần trung đạo không rơi vào cực đoan để giữ thăng bằng tâm lí trong cuộc sống. Trong cuốn sách này, hòa thượng Thánh Nghiêm còn đưa ra sáu nguyên tắc chung sống hoà thuận (lục hòa), đó cũng là sáu nguyên tắc Đức Phật sử dụng để giáo hóa đại chúng.”

Bất luận bạn là người đang đi tìm việc hay là người đã có việc làm ổn định, bạn là doanh nhân, trưởng phòng hay người sáng nghiệp, bạn đều có thể tìm thấy được nhiều điều gợi mở bổ ích trong cuốn sách này!

Hòa thượng Thích Thánh Nghiêm: Bậc danh tăng của thời hiện đại

Cuốn sách Tu trong công việc.

Cuốn sách Tu trong công việc.

Tìm lại chính mình

Con người hiện đại đang sống trong một hệ thống giá trị đa nguyên và hỗn loạn, ai cũng muốn tìm tự do cho riêng mình. Vì muốn tìm tự do bên ngoài nên họ không biết gốc rễ của tất cả các vấn đề nảy sinh bên trong chính mình, đương nhiên họ càng không biết thực chất tất cả các câu trả lời cho những vấn đề đó lại nằm trong nội tâm mình. Vì vậy, muốn giải quyết triệt để các vấn đề đó, đầu tiên bạn hãy nhìn lại chính bản thân mình, trở lại với bản thân mình.

Tìm lại chính mình là một trong những cuốn sách hay nhất của Hòa thượng Thánh Nghiêm, một người có ảnh hướng lớn trong đời sống tâm linh của con người hiện đại. Toàn bộ cuốn sách chia thành bốn phần lớn gồm: 1. “La bàn định hướng cuộc đời”; 2. “Giải thoát cho mình”; 3. “Tìm về âm thanh nội tại”; 4. “Khẳng định bản thân, trưởng thành và thể nhập vô ngã”.

Là bậc thầy hướng dẫn đời sống tâm linh trong xã hội đương đại, Hòa thượng Thánh Nghiêm không chỉ bàn luận đến thành công và trưởng thành của mỗi cá nhân. Xuất phát từ tầm nhìn vĩ mô, ngài cho rằng khi con người xác định được phương hướng đúng đắn, hòa mình vào mục tiêu chung của nhân loại, tự nhiên sẽ định vị được bản thân, không đi lệch hướng. Hơn nữa, trưởng thành của mỗi cá nhân chính là sự trưởng thành của cả nhân loại, thành công của cá nhân chính là thành công của toàn xã hội, cá nhân và tập thể không mẫu thuẫn đối lập mà tác động qua lại, bổ trợ cho nhau.

Tìm lại chính mình là kết tinh của tâm từ mẫn, trí xuất trần giúp chúng ta tìm lại nẻo về bản chất thực sự của chính mình.

Tìm lại chính mình là kết tinh của tâm từ mẫn, trí xuất trần giúp chúng ta tìm lại nẻo về bản chất thực sự của chính mình.

Tìm lại chính mình là kết tinh của tâm từ mẫn, trí xuất trần giúp chúng ta tìm lại nẻo về bản chất thực sự của chính mình.

Kinh nghiệm đời tu thiền sư Thánh Nghiêm

Giao tiếp bằng trái tim

Thời đại toàn cầu hóa với các phương tiện kĩ thuật, công nghệ hiện đại đã giúp mọi người xích lại gần nhau hơn, thế nhưng ai cũng nhận thấy không những nó không mang lại kết quả như mong muốn, ngược lại còn làm cho mọi người lạnh lùng thơ ơ và ngăn cách nhau.

Giao tiếp bằng trái tim phân tích bàn luận về các vấn đề quan hệ giữa người với người, cuốn sách chia thành bốn phần:

* Học cách lắng nghe và tập cho mình thái độ chân thành trong giao tiếp;

* Học cách khen ngợi phát hiện ưu điểm;

* Mở rộng lòng từ bi và bao dung;

* Học cách quan tâm giúp đỡ và tinh thần hi sinh, phụng hiến.

Khi mối quan hệ giữa người với người nảy sinh mâu thuẫn, xung đột, mọi người có thói quen quy tội cho người khác, ít ai tự nhận lỗi lầm. Thực ra tâm lí căng thẳng, tự đặt mình thành thế đối lập với đối tượng giao tiếp không những dễ tổn thương người khác mà còn làm cho mình thêm phiền não. Trong cuốn sách này hòa thượng có đề cập “Mọi người thường cho rằng sự hài hòa trong giao tiếp chính là làm thế nào để đối phương lắng nghe, chấp nhận mình mà quên bẵng việc mình cần quan sát tìm hiểu các nhu cầu thực sự của đối phương”. Ngài chỉ ra rằng, điểm mù quáng nhất của con người trong giao tiếp là “lấy bản thân làm trung tâm”: nói, làm điều gì cũng chỉ biết xuất phát từ góc độ cá nhân, chỉ mong người khác chấp nhận mình mà quên đặt mình vào vị trí người khác, không nghĩ đến cảm nhận và ý nguyện của người khác. Biết đặt mình vào vị trí người khác, suy nghĩ hộ người khác chính là chìa khóa mở ra cánh cửa giao tiếp thành công.

Với lời lẽ mộc mạc, dễ hiểu, những ví dụ sinh động thực tế, Thầy Thánh Nghiêm khuyên chúng ta làm bất kì việc gì, tiếp xúc với bất kì đối tượng nào cũng với lòng thành thật đi ra từ trái tim, cần có thái độ bao dung, trọng chữ tín để kết giao với mọi người, lấp đầy hố sâu ngăn cách. Thầy nói “chỉ cần chúng ta có thái độ chân thành, thân thiện, đối đãi với mọi người bằng tình người đích thực, xem mọi người đều là người tốt thì chúng ta sẽ xây dựng thành công mối quan hệ với người khác.” Quy mọi mối quan hệ con người về một mối – chân tâm lương thiện, đồng thời Thầy nêu ra những biện pháp có tính khả thi cao cộng với sự vận dụng trí tuệ Phật giáo vào đời sống thực tế để mang lại lợi ích cho chúng sinh.

Cuốn sách Giao tiếp bằng trái tim.

Cuốn sách Giao tiếp bằng trái tim.

Hoà thượng Thích Thánh Nghiêm nói về chuyện 'sinh - tử'

Nội dung cuốn sách đúc kết lại ý nghĩa các buổi thuyết giảng có tên “Pháp cổ sơn” trong chương trình truyền hình định kì của Hòa thượng tại Đài Loan. Nội dung đã được biên tập, chỉnh lí và đã đăng tải trong chuyên mục “Nhân sinh đạo sư – thầy dẫn đường đời” của tạp chí “nhân sinh” rất được độc giả yêu thích. Nhận thấy giá trị nhân văn và tính thiết thực của bộ sách này đối với độc giả Việt Nam, chúng tôi mạnh dạn dịch bộ sách này ra tiếng Việt mong rằng có thể giới thiệu đến quý độc giả nội dung các buổi pháp thoại này. Cùng với cuốn “Tìm lại chính mình” và “Tu trong công việc”, mong rằng song song với việc tự đối thoại với mình, độc giả sẽ vẫn không quên dùng thiện ý ấm áp tình người để quan tâm, đối thoại với người khác nhằm cùng xây dựng một thế giới thanh bình, hài hòa.

Một số trích đoạn hay:

"Một số người có quan niệm rằng tu hành chỉ giới hạn trong việc ngồi thiền, tụng kinh, niệm Phật, nhập thất… Thực ra quan niệm như thế chỉ đúng được một nửa. Tu tập theo quan điểm của Phật giáo không giới hạn ở những việc như thế mà còn cần phải biết điều chỉnh, tu tập hành vi của chúng ta qua ba hình thức là tu thân, tu khẩu và tu ý. Tức là sửa đổi, chỉnh đốn hành vi, động tác của tất cả việc làm của mình thể hiện trên ba nghiệp gồm thân nghiệp – hành động của thân thể; khẩu nghiệp – lời ăn tiếng nói của miệng và ý nghiệp – suy nghĩ, tư duy của ý thức."

"Then chốt của việc tu hành chính là giữ gìn cho tâm ý trong sạch mọi lúc mọi nơi, không để lòng mình còn những ý niệm xấu, thân không làm việc xấu, miệng không nói lời xấu. Có thể tổng kết tất cả công hạnh tu hành thành hai công dụng là tu phúc và tu tuệ, trong đó, công hạnh tu tập nhằm giảm thiểu hoặc hóa giải phiền não của bản thân được gọi là tu tuệ. Tu tuệ như tụng kinh, lễ Phật, sám hối, ngồi thiền đều là những phương pháp tự thức tỉnh, thay đổi, cải thiện các quan niệm, tập khí cũng như phiền não trong tâm mình, giúp trí tuệ tăng trưởng, hóa giải phiền não. Song song với việc tu tuệ, chúng ta cần phải tu phúc, tức là phải giúp đỡ mọi loài chúng sinh, nói là mọi loài chúng sinh nhưng ở đây quan trọng nhất là những người chung sống, đồng nghiệp, bạn bè xung quanh mình. Thế nhưng, làm thế nào để giúp đỡ người khác? Chúng ta có thể giúp người khác về các phương diện như giúp về trí tuệ, thời gian, tài sản, thể lực… Giúp đỡ người khác là một phương pháp tu tập để tạo phúc báo, gieo trồng nhân lành, tích góp công đức, công đức đó có thể giúp cho nhiều người thoát khỏi nghèo nàn, khổ nạn, vượt qua gian khó đến bờ bình yên, hạnh phúc, vui vẻ."

"Nếu hiểu công hạnh tu tập theo định nghĩa như trên thì chúng ta có thể tu tập được ngay trong quá trình lao động, làm việc. Người ta có câu “thứ nhất là tu tại gia, thứ nhì tu chợ, thứ ba tu chùa”. Tại sao tu ở nhà và ở chợ là nơi tu tập khó nhất nhưng lại hiệu quả nhất? Tu chợ ở đây nên hiểu là tu trong công việc đời thường, tu trong cương vị lãnh đạo của mình vì ở đó mới là nơi có cơ hội tốt nhất cho sự tu tập các việc thiện, tích tập công đức của mình. Một vị lãnh đạo, một người cấp trên cứ nỗ lực đưa ra những chính sách, biện pháp đúng đắn, có lợi thiết thực cho số đông, hợp tình hợp lí thì mọi người cấp dưới sẽ hưởng ứng theo, tạo không khí, môi trường tốt cho việc tu tập các công hạnh thiện. Khi đó chúng ta sẽ thực hiện được “người người làm việc thiện, nhà nhà làm việc thiện, ngành ngành làm việc thiện”.

Tu tập theo quan điểm của Phật giáo không giới hạn ở những việc như thế mà còn cần phải biết điều chỉnh, tu tập hành vi của chúng ta qua ba hình thức là tu thân, tu khẩu và tu ý.

Tu tập theo quan điểm của Phật giáo không giới hạn ở những việc như thế mà còn cần phải biết điều chỉnh, tu tập hành vi của chúng ta qua ba hình thức là tu thân, tu khẩu và tu ý.

Giải pháp nào vượt qua bệnh 'chán nản công việc'

Khi chúng ta làm bất kì việc gì đều làm với tất cả sự tập trung và chân thành của mình thì bản thân việc làm đó là sự tu tập vì tu tập và công việc vốn không phải là hai việc trái ngược nhau. Đương nhiên, chúng ta có thể tận dụng thêm những giờ rảnh rỗi trong công việc để tu tập những pháp môn yêu cầu cao hơn để tiếp nối công hạnh tu hành của mình, thực ra tu tập trong công việc và tu tập ngoài công việc có tác dụng hỗ trợ lẫn nhau.

Chạy đua với thời gian thường khiến thân thể và tâm lí chúng ta trở nên căng thẳng. Vì vậy, ta cần phải tập luyện thư giãn cho tâm hồn, học cách “coi cuộc sống như là một công việc ưa thích, coi công việc như là sự thú vị của cuộc sống”, hưởng thụ công việc, hưởng thụ cuộc sống, cảm nhận được đây chính là hạnh phúc, tâm hồn sẽ cảm thấy nhẹ nhàng, không còn căng thẳng và áp lực.

"Muốn có một cuộc sống thanh nhàn, hạnh phúc, chúng ta cần phải “tri thức”, người biết đủ chính là người hạnh phúc."

Một số người quan niệm rằng, hưởng thụ tức là ăn ngon, mặc đẹp, đi xe đắt tiền. Thực ra hưởng thụ cuộc sống một cách đúng nghĩa, đích thực nhất đó là hưởng thụ sự thư thái, an nhàn cho thân thể lẫn tâm hồn chứ không phải chỉ đơn thuần là sự hưởng thụ vật chất. Hưởng thụ một cách thích hợp giúp thân tâm an lạc, thoải mái. Hít thở không khí trong lành, sống trong môi trường thanh thản, nhẹ nhàng, điều hòa cân đối nhịp sống là sự hưởng thụ đích thực.

Theo nhân quả của nhà Phật, chúng ta cần cố gắng hoàn thành công việc của mình, không cần để ông chủ mình biết, cũng không cần mong được sự khen ngợi, chúng ta cần làm tốt công việc, bổn phận của mình, không cần quan tâm tới người khác có nhìn mình hay không mà khi ở cùng với đồng nghiệp cần tận tâm, tận lực, nên vì mọi người, vì công ty, không nên tị nạnh với người khác.

“Những lời ác ý, chê bai người khác không những tổn thương người khác mà đối với mình cũng bất lợi thế nên chúng ta cần cố gắng tránh nó. Trong văn phòng vẫn thường xuyên xảy ra những lời nói đầy bạo lực. Lý do để nói ra những lời tổn thương người khác có thể là mong cho người ta thất bại, hoặc là vì lợi ích của mình, ngăn không cho người khác có cơ hội thăng tiến với nhiều thủ đoạn không chính đáng như bịa đặt, chê bai đối phương.

là sửa đổi, chỉnh đốn hành vi, động tác của tất cả việc làm của mình thể hiện trên ba nghiệp gồm thân nghiệp – hành động của thân thể; khẩu nghiệp – lời ăn tiếng nói của miệng và ý nghiệp – suy nghĩ, tư duy của ý thức.

là sửa đổi, chỉnh đốn hành vi, động tác của tất cả việc làm của mình thể hiện trên ba nghiệp gồm thân nghiệp – hành động của thân thể; khẩu nghiệp – lời ăn tiếng nói của miệng và ý nghiệp – suy nghĩ, tư duy của ý thức.

Hơn nữa, trong bất kỳ cơ quan, đơn vị nào cũng sẽ có một vài đồng nghiệp rất hợp nhau, thường xuyên tụ tập lại để cùng nói xấu hoặc phê phán những đồng nghiệp khác, như vậy cũng là một loại “ngồi lê đôi mách”. Những người bị phê phán nên ý thức rằng chuyện lớn đó chỉ là chuyện nhỏ, chuyện nhỏ trở thành không có chuyện gì và không nên tính toán đến sự được mất. Nếu bạn coi như không nghe thấy, mỉm cười cho qua, sự việc sẽ vẫn bình thường. Nếu ngược lại, ý kiến ở hai bên tai mình sẽ trở nên rõ ràng, tạo nên hai mặt trận đối lập nhau, đấu tranh với nhau, như vậy việc vận hành trong công ty sẽ trở nên tồi tệ. Nói xấu là sự bới móc, thuộc về “nhiều chuyện”, cũng có thể nói là “bịa chuyện”. Đối với các tín đồ Phật giáo, đó là một việc không có đạo đức. Thái độ làm việc của chúng ta cần phải chân thành, thực sự cầu thị, không nên dùng những cách không chính đáng, đặc biệt là những thủ đoạn đê tiện, ác độc để đạt được mục đích mong giành được danh lợi về mình. Tuy nhiên, nếu không may gặp phải loại người này, bị người hãm hại bằng ác ý, nên giải quyết thế nào?

Trường hợp này, trước hết chúng ta nên xem cấp trên có phải là người sáng suốt, xử sự công bằng không. Nếu là một cấp trên sáng suốt, thì họ có thể nhận ra ai là người hãm hại, ai là người bị hại, ai là người luôn thích nịnh nọt, nên dùng loại người nào, không dùng loại người nào. Ngược lại, người không sáng suốt, họ sẽ thích nghe những lời ác ý, hãm hại, không thể phân biệt được sự thật giả. Nếu bạn vẫn muốn ở lại công ty, tốt nhất bạn hãy để cho thời gian giải quyết vấn đề đó, đợi đến thời cơ chín muồi, sự việc rồi sẽ hiện rõ chân tướng, đợi khi cấp trên phát hiện ra được sự thật, biết được trước đây là do người khác cố ý hãm hại bạn, ông ấy sẽ hồi tâm chuyển ý, phục hồi lại chức vụ của bạn như cũ.

Nếu cấp trên không nhận ra được sự thật, không phân biệt phải trái, vậy nên làm thế nào? Trước tiên, hãy nghĩ nên lùi một bước, hãy nghĩ đến vấn đề thu nhập, nếu sau khi từ chức mà ảnh hưởng đến gia đình, khiến cho kinh tế gia đình gặp khó khăn, thì hãy tạm thời nhẫn nhịn, bởi vì hiện tại cấp trên của mình là như vậy, nói thế nào ông cũng không hiểu được. Nếu một công ty khác muốn tuyển dụng bạn, bạn hãy thử xem sao, có thể đó là điểm khởi đầu mới của bạn, nếu hiện tại vẫn chưa có cơ hội, vậy hãy chờ đợi thời cơ để tìm việc khác."

Ngoài những điều đó, chúng ta cần ứng phó ra sao? Chúng ta vẫn có thể dùng trái tim nhân hậu độ lượng để xem xét, nhìn nhận việc mình bị hãm hại. Từ góc độ tu tập, nói xấu là việc người ta chứ không phải mình, họ có nói xấu tôi đến mức nào, đó cũng chỉ là cách nhìn của họ chứ thực sự không phải là của tôi, vậy tôi cần gì phải tức giận. Khi đạt được sự tu dưỡng đó, chúng ta sẽ không bị những lời bịa đặt làm gục ngã."

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Cuốn sách sáng tỏ những đóng góp của Phật giáo với dân tộc

Sách Phật giáo 17:16 18/12/2024

Cuốn sách “Phật giáo với dân tộc: Từ thời nhà Lý đến nay” do Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật ấn hành, đã khái quát vai trò của Phật giáo thời Lý, đồng thời khẳng định những giá trị của Phật giáo.

Tu không phải để thành tiên, thành Phật

Sách Phật giáo 09:31 12/12/2024

Sách “Con đường chuyển hóa” tập trung vào cách để mọi người tu tâm và tu trí - hai mục đích cốt lõi của người tu theo đạo Phật.

Thiền như một Phật tử

Sách Phật giáo 10:07 11/12/2024

Vì sao những doanh nhân, người nổi tiếng gần đây lựa chọn thiền? Họ không nhất thiết là tín đồ Phật giáo, thiền vẫn tuôn chảy vào cuộc sống, giúp họ quét sạch tâm trí và cân bằng cảm xúc.

Thượng toạ Thích Đức Thiện đồng chủ biên sách về Phật giáo

Sách Phật giáo 09:31 08/12/2024

Sách "Phật giáo với dân tộc: Từ thời nhà Lý đến nay" do Thượng toạ Thích Đức Thiện và thạc sĩ Nguyễn Thái Bình đồng chủ biên, góp phần đánh giá những đóng góp của Phật giáo với sự phát triển dân tộc từ thời nhà Lý.

Xem thêm