Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ, 08/06/2015, 09:14 AM

Australia: Mừng Khánh tuế đức Đạt Lai Lạt Ma

Ngày 07/06/2015 – đầu mùa Đông Australia ánh dương lại tỏa sáng, không khí vẫn còn nắng ấm, đức Đạt Lai Lạt Ma đi mất mấy đoạn đường ngắn, xe chạy quanh co dọc theo hai bên đường, những hàng cây, lên và xuống dốc đồi gần thị trấn Katoomba, thuộc Dãy Núi Xanh - Blue Mountains.

Khoảng trên một nghìn bốn trăm (1.400) người, trong đó có hơn 1.000 người Tây Tạng lưu vong từ các nước Australia, New Zealand, 200 người Việt Nam, gần 60 người Bhutan, Mông Cổ và các nước khác, từ khắp các nơi vân tập về đây để Kính mừng Khánh tuế Chúc thọ Bát tuần đức Đạt Lai Lạt Ma. Họ mang Tịnh phẩm, Lễ vật dâng Kính mừng Khánh tuế Chúc thọ Bát tuần và chúc nguyện đức Đạt Lai Lạt Ma mãi trụ thế để hoằng truyền Chính pháp Như lai.

Đức Đạt Lai Lạt Ma chia sẻ rằng: “Trân trọng mến chào tất cả quý vị ! Nhiều người trong quý vị đã đến đây, trong đó có những người Tây Tạng tỵ nạn sang Ấn Độ cùng sống lưu vong. Cám ơn sự chào đón kính trọng tôi trong sự nghiệp cống hiến cho quốc gia dân tộc  Tây Tạng. 

Chúng ta đang hiện diện bởi các giáo viên đến từ Việt Nam, Mông Cổ và người hàng xóm Bhutan. 

Một lần nữa tôi xin cảm ơn tất cả quý vị!

Cộng đồng Tây Tạng ở Australia làm việc rất tích cực, trong báo cáo này được viết rất tốt bởi quý vị đã cam kết sẽ làm hết sức mình để cùng hỗ trợ các vấn đề Tây Tạng và giữ cho tinh thần Tây Tạng sống mãi với núi sông.

Quý vị cũng đã cam kết ủng hộ Chính phủ Tây Tạng lưu vong, đều này đã tạo cơ hội để giáo dục trẻ em và gìn giữ cho nền văn hóa Tây Tạng chúng ta, với sự giúp đỡ của Chính phủ Ấn Độ.

Tại Khách sạn Carrington, Thị trấn Katoomba, đức Đạt Lai Lạt Ma đã đáp ứng cho khoảng 100 trí thức văn nghệ sĩ Trung Quốc, gồm các vị thân hào nhân sĩ trí thức, nhà hoạt động dân chủ. Họ cùng kính chắp tay cúi đầu, nồng nhiệt chào đón khi Ngài đặt chân cất bước vào phòng. Ngài nói rằng: 
 
“Tôi hân hạnh được sự chào đón nồng nhiệt của quý thân hào nhân sĩ trí thức Trung Quốc có mặt hôm nay. 

Bất cứ nơi nào, lúc nào tôi đều nghĩ mình chỉ là một con người bình thường trong đại gia đình nhân loại bảy tỷ người. Là con người, chúng ta đều giống nhau, vì vậy nó có ý nghĩa để suy nghĩ về tính duy nhất của nhân loại. Nó tự nhiên làm giảm đi tính chất con người khi ý nghĩa của sự hận thù giữa chúng ta. Nhìn vào những gì đã xảy ra ở Trung Đông, nơi mọi người đang giết hại lẫn nhau trong các danh nghĩa Tôn giáo. Rất nhiều vấn đề hôm nay chúng ta phải đối mặt đó là nhân sở tạo của riêng mỗi chúng ta. Chúng ta đều muốn sống bình yên hạnh phúc, nhưng chúng ta lại thực hiện các vấn đề riêng cho chính bản thân mình, cho nên sự bình an hạnh phúc đến với chúng ta không trọn vẹn. Chúng ta gặp nhau trong điều khoản của “chúng ta” và “họ”. Việc sử dụng vũ lực không thể giải quyết các cuộc tranh chấp mâu thuẩn rắc rối, mà chúng ta phải cùng đối thoại với nhau trên tinh thần cùng con người với nhau mới đem lại hiệu quả.

Bản thân tôi cũng là một Phật tử và có một cam kết để thúc đẩy sự hòa hợp Tôn giáo, hòa bình thế giới. Mặc dù các quan điểm Triết học khác nhau của họ, Thông điệp chung của tất cả các truyền thống Tôn giáo chính là tình yêu, sự khoan dung tha thứ và tự kỷ luật. Do đó, chúng ta có thể tôn trọng tất cả.

Tôi là một công dân của Tây Tạng. Văn hóa Tây Tạng chịu ảnh hưởng Phật giáo, là một nền văn hóa hòa bình và không bạo lực, một nền văn hóa của lòng Từ bi. Các giá trị Dân phong, Quốc tục đẹp, cần phải gìn giữ và phát huy. Tương tự như vậy, môi trường tự nhiên của Tây Tạng là đáng được bảo vệ.

 Một nhà sinh thái của Trung Quốc nhận định rằng tác dụng của Cao nguyên Tây Tạng đã ảnh hưởng đến khí hậu toàn cầu, là tương đương với các khu vực cực Nam và cực Bắc, do đó, Ông gọi nó là cực thứ ba. Con sông lớn của châu Á, ở Tây Tạng và 1 tỷ người phụ thuộc vào chúng, vì vậy việc bảo tồn môi trường của Tây Tạng là rất quan trọng.

Ba, bốn mươi năm về trước, tôi đã thúc đẩy tình hữu nghị giữa Tây Tạng và Trung Quốc. Chúng tôi đã gặp khó khăn trong sáu mươi năm qua, lẽ ra Trung Quốc không nên làm hại mối quan hệ hai nghìn năm giữa hai quốc gia. Tôi đánh giá cao những nổ lực của tất cả chúng ta, những người đã thực hiện buổi Tọa đàm này”. 

Một số người tham gia buổi Tọa đàm đã có cơ hội để mừng Khánh tuế Chúc thọ Bát tuần đức Đạt Lai Lạt Ma, và thán tán ca ngợi đức Bi, Trí, Hùng lực của Ngài.

 Khi được hỏi về sự áp bức của người Hồi giáo Rohingya ở Myanmar, Ngài vui vẻ trả lời rằng: “Tôi đã kêu gọi Phật giáo đồ Myanmar không nên lên cơn giận dữ đối với những người này, để luôn nhớ đến khuôn mặt Từ bi của đức Thế tôn. 

Tôi tin tưởng rằng nếu lúc đó có sự hiện diện của đức Thế tôn thì Ngài sẽ bảo vệ những người bị tấn công. Tôi cũng đã chia sẻ với bà Aung San Suu Kyi về việc này”.

Các vị thân hào nhân sĩ trí thức Trung Quốc gợi ý việc đức Đạt Lai Lạt Ma là rất quan trọng đến sự bảo tồn văn hóa Phật giáo Tây Tạng. 

Ngài trả lời rằng: “Đức Thế tôn đã nhập diệt gần hai nghìn sáu trăm năm qua, nhưng Phật giáo Tây Tạng vẫn tiếp tục duy trì giáo pháp của đức Thế tôn”. 
 
Hàng nghìn người đứng chắp tay cung nghinh đức Đạt Lai Lạt Ma đến Thị trấn Katoomba, NSW, Australia. 07/06/2015
 
Đức Đạt Lai Lạt Ma an tọa trên Pháp tòa và chắp tay chào Thính giả tại Thị trấn Katoomba, NSW, Australia. 07/06/2015
 
Đức Đạt Lai Lạt Ma đội mũ Quan Âm trong buổi lễ Khánh tuế Chúc thọ Bát tuần, Thị trấn Katoomba, NSW, Australia. 07/06/2015
 
Phật tử khắp nơi về dự lễ Khánh tuế Chúc thọ Bát tuần, Thị trấn Katoomba, NSW, Australia. 07/06/2015
 
Toàn cảnh lễ Khánh tuế Chúc thọ Bát tuần, Thị trấn Katoomba, NSW, Australia. 07/06/2015
 
Khoảng 100 trí thức Văn nghệ sĩ Trung Quốc, gồm các vị thân hào nhân sĩ, nhà hoạt động dân chủ cùng Tọa đàm chia sẻ với đức Đạt Lai Lạt Ma tại Thị trấn Katoomba, NSW, Australia. 07/06/2015
 
Giới trí thức Văn nghệ sĩ Trung Quốc cung kính dâng lên đức Đạt Lai Lạt Ma một bức Thư pháp và thán tán ca ngợi đức Bi, Trí, Hùng lực của Ngài, Thị trấn Katoomba, NSW, Australia. 07/06/2015
 
Đức Đạt Lai Lạt Ma chụp ảnh lưu niệm với  các Văn nghệ sĩ trí thức,  thân hào nhân sĩ, nhà hoạt động dân chủ Trung Quốc sau buổi cùng Tọa đàm, Thị trấn Katoomba, NSW, Australia. 07/06/2015
 
Đức Đạt Lai Lạt Ma chúc Phúc Cát tường cho các thế hệ tương lai của thế giới nhân loại, sau buổi cùng tọa đàm, thị trấn Katoomba, NSW, Australia 07/06/2015
 
Thích Vân Phong 
(Tin từ VP Chính phủ Tây Tạng lưu vong)
(Ảnh: Jeremy Russell)     

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Tượng đài Hòa thượng Thích Minh Châu sẽ được xây dựng tại Đại học Nalanda

Quốc tế 10:00 03/11/2024

Đây không chỉ là biểu tượng tri ân những đóng góp của Hòa thượng mà còn góp phần củng cố mối quan hệ giữa hai nước. Buổi gặp mặt tạo nên nền tảng vững chắc, hướng tới sự phát triển lâu dài của giáo dục.

Nhà vua và hoàng hậu Thái Lan dâng áo choàng Kathin lên chư Tăng

Quốc tế 10:39 28/10/2024

Chiều 27/10, một đoàn rước thuyền hoàng gia uy nghi, tráng lệ diễu hành trên sông Chao Phraya ở thủ đô Bangkok khi Quốc vương và Hoàng hậu trao tặng áo choàng Kathin truyền thống cho các nhà sư Phật giáo tại chùa Bình Minh (Wat Arun).

Khám phá chùa Đại Phật Hồng Quang Sơn ở Tân Cương

Quốc tế 09:20 20/10/2024

Chùa Đại Phật Hồng Quang Sơn nằm trên núi Hồng Quang, phía Bắc Urumqi, thủ phủ Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương. Đây là ngôi chùa Phật giáo Hán truyền lớn nhất ở phía Tây Bắc Trung Quốc.

Thủ tướng Ấn Độ tham dự lễ kỷ niệm ngày Quốc tế Abhidhamma (Vi Diệu Pháp)

Quốc tế 10:54 19/10/2024

Ngày 17/10, tại Trung tâm Hội nghị Vigyan Bhawan của Chính phủ Ấn Độ ở New Delhi, Thủ tướng Shri Narendra Modi đã tham dự sự kiện kỷ niệm Ngày Quốc tế Abhidhamma (Vi Diệu Pháp) và công nhận tiếng Pali là ngôn ngữ cổ.

Xem thêm