Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 18/01/2020, 14:51 PM

Ba ngôi mộ đất ở Tháp cổ Vĩnh Hưng đã có bia

Sau khi Phatgiao.org.vn đăng bài “Những ngôi mộ đất ở Tháp cổ Vĩnh Hưng” ít lâu, tác giả bài viết quay về tháp cổ và nhận ra ba nấm đất có sự vun vén gọn gàng hơn, trước từng ngôi mộ có “bia”.

> Phật tử có thể đọc thêm loạt bài về chùa Việt

Sau khi Phatgiao.org.vn đăng bài “Những ngôi mộ đất ở Tháp cổ Vĩnh Hưng” ít lâu, tác giả bài viết quay về tháp cổ và nhận ra ba nấm đất có sự vun vén gọn gàng hơn, trước từng ngôi mộ có “bia”: tấm bảng nhỏ xíu đơn sơ ghi mấy chữ chung chung “Hòa thượng trưởng tử” (?!), “Hòa thượng phương trượng” (?!), “Hòa thượng giáo thọ” (?!), không nêu danh tánh - thế danh hay pháp danh, năm sinh năm mất như thường thấy ở các mộ phần. Song, cũng là mới mẻ, vì lần trước các nấm mồ không có bất cứ dấu hiệu bằng ký tự nào. Vị ni có tuổi trú trì khi ấy, Sư cô Diệu Phước, trao đổi cùng tác giả: người ta hoàn thành công trình khu di thích kiến trúc quốc gia bằng tường rào, các công trình phục vụ, bia, nhà trưng bày; đã khai quật khảo cổ, nhưng các nấm mồ vẫn không xây cất đàng hoàng cho yên người cũng như khách quan đến khu di tích hay viếng cảnh chùa. Sư cô có đề cập từng trường hợp, ví như một vị trú trì, thầy giáo thọ song cũng không nêu danh tánh cụ thể.

Bài liên quan

Khi đến tháp lần thứ ba, người viết trao đổi với anh X - nhân viên của khu di tích, bên ấm trà. Anh cho biết, ban đầu có tới năm nấm mộ, hai nấm có người thân đến nhận mang đi chôn cát nơi khác, ba nấm mộ này không đủ thông tin xem như vô danh. Anh cũng có nói rằng đến kỳ thanh minh hay những dịp thiêng liêng cũng có người  cúng. Vậy sự thực bên dưới các nấm mộ đất là những ai?

Tháp cổ, chùa Phước Bửu không hề ít nổi tiếng, một khu di tích nghệ thuật cấp quốc gia và trước khi nhà nước CHXHCN VN công nhận di tích, tháp cùng khu vực đã là đối tượng nghiên cứu sâu của các nhà khảo cổ, nhà khoa học suốt một chiều dài thuộc địa và nhà nước VNCH, bởi các nhà khoa học trong và ngoài nước,  lẽ dễ hiểu hồ sơ khoa học và hành chính về tháp và khu vực tháp không phải chỉ có một vài trang và các nấm mồ kia hoàn toàn không hề vô hình. Thêm nữa, làng xã, dân cư địa phương, những nhân chứng sống cũng có thể nói ít nhiều về những nấm mồ đất từ lâu đã là một thành phần của khu tháp.

Tháp cổ Vĩnh Hưng là di tích kiến trúc cổ duy nhất còn được bảo tồn ở miền Tây có giá trị về mặt nghệ thuât văn hoá được một nhà khảo cổ người Pháp phát hiện vào năm 1911.

Tháp cổ Vĩnh Hưng là di tích kiến trúc cổ duy nhất còn được bảo tồn ở miền Tây có giá trị về mặt nghệ thuât văn hoá được một nhà khảo cổ người Pháp phát hiện vào năm 1911.

Thiết nghĩ, câu trả lời rõ ràng để xác lập thông tin cần thay cho các biển cắm trên đầu các ngôi mộ đất thuộc về chính quyền sở tại, ban quản lý khu di tích, sở VHTTTTDL Bạc Liêu và tất nhiên, Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Bạc Liêu, huyện Vĩnh Lợi.

Bài liên quan

Một công trình lớn của nhà nước bảo vệ di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia, không có lý gì bó tay trước các nấm mộ trong khu vực quản lý có trách nhiệm khi tiến bộ khoa học kỹ thuật ngày nay đã có trong tay rất nhiều điều kiện để giải mã những ẩn số về sinh học bên dưới các nấm mồ đất. Và khi đã có thông tin, việc xây tháp mộ cho các bậc Hòa thượng hay tu sĩ hữu danh, mồ yên mả đẹp cho một quý Phật tử hay thường dân nào đó cũng là chuyện nên làm xét về  đạo lý. Rõ ràng, dù là ai, khi còn sống, “họ”- những người bên dưới các nấm mồ cũng đâu có vô danh với khu vực tháp cổ này? Lẽ nào quan tâm đến từng viên đá cổ mà xem nhẹ những con người, dù họ đã ra đi vĩnh viễn?

Người đã chụp gần các khuôn hình khu vực mộ từ nhiều góc, cả các “bia” mới, chia sẻ với những ai quan tâm và có trách nhiệm, và tự xem việc ấy cần làm.

                       

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Trường sinh bất tử qua cái nhìn của nhà Phật

Góc nhìn Phật tử 21:39 25/04/2024

Từ ngàn xưa, con người đã hằng nung nấu, ôm ấp ước mơ được trường sinh bất tử. Tuy nhiên, sự bất tử trường sinh dường như chỉ thấy có được trong những câu chuyện thần thoại hoang đường, hay truyền thuyết mơ hồ viễn vông.

Lành thay nếu được là học trò của Đức Phật

Góc nhìn Phật tử 14:37 25/04/2024

Giả như có một lần úp mặt vào lòng bàn tay suy ngẫm, ta sẽ thấy con người ngay từ lúc thoát thai đã chịu bất công: người rạng ngời tướng tốt ủ yên trong gấm vóc lụa là, kẻ đui què câm điếc lại còn sinh trong gia đình bần tiện.

Tu hành là sự chọn lựa sống một cách có ý nghĩa

Góc nhìn Phật tử 11:40 25/04/2024

Tu hành không chỉ là việc thực hành các pháp môn và nghi lễ tôn giáo, mà còn là một hành trình tâm linh, làm thay đổi bản thân và cách nhìn nhận cuộc sống. Mỗi khi chúng ta bước chân vào con đường tu tập, chính là lúc chúng ta chọn ngược lại với nhịp sống bình thường của xã hội.

Truyện ngắn: Hồi đầu thị ngạn

Góc nhìn Phật tử 09:57 25/04/2024

Nói đến thời gian và số kiếp tôi nhớ có lần nghe người ta nói: Muốn có hình tướng đẹp phải trải qua mấy ngàn kiếp tu.

Xem thêm