Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 20/04/2024, 15:15 PM

Hội luận: Lòng yêu thương (1)

Ba vào đời nặng nghiệp duyên báo chí, văn chương, không hơn ai nhưng sống đúng với cái đạo mà văn chương nghệ thuật xem là tôn chỉ: Chân, Thiện, Mỹ.

Bắt đầu từ hôm nay ba chấm dứt “Đàm luận cha và con” trước đây (chủ yếu viết cho Thái - vị luật sư vắn số). Giờ thì chỉ còn lại 3 thôi, nhưng ba tin trong tương lại, gia đình luật sư vẫn tiếp tục phát triển khi mà cuộc sống ngổn ngang thiện ác, chính tà bất phân.

Chắc các con nghe nói nhiều về chứng trầm cảm. Căn bệnh mà toàn thế giới đang đương đầu, căn bệnh mà WHO cảnh báo từ nhiều năm trước rằng có đến 75% dân số thế giới mắc phải. Giờ số liệu chưa cập nhật nhưng ba tin nó tăng lên không ít bởi tình trạng bùng nổ thông tin, bởi tinh trạng đô thị hoá, tình trạng công nghiệp hoá vũ bão. 

Ba vào đời nặng nghiệp duyên báo chí, văn chương, không hơn ai nhưng sống đúng với cái đạo mà văn chương nghệ thuật xem là tôn chỉ Chân, Thiện, Mỹ. Mọi người truyền lại con cháu kỹ năng chinh phục, kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng làm giàu…Ba không có nhiều thứ như thế, mà từ lâu, cũng không khuyến khích động viên các con trong việc dung nạp nhiều kỹ năng để tồn tại, để thành đạt, để sống giàu sang...Ba chỉ truyền đạt lại mỗi kỹ năng thương yêu tất cả mọi người, kỹ năng làm người với đạo lý quí trọng, phụng dưỡng cha mẹ, ông bà.

Bài học nhân quả

84875242_1909520585846659_8617734785730609152_n

Điều may mắn là các con ra đời khi ông bà nội vẫn còn để ba gián tiếp truyền đạy trực quan bài học đó. Trở lại câu chuyện về cảnh báo WHO về trầm cảm. Em các con, vị luật sư đã bỏ bao nhiêu công sức, vốn liếng dung nạp một khối lượng kiên thức để đủ sức làm vị luật sư tài năng, nhưng rồi lại rời bỏ cuộc đời vì chứng trầm cảm. Cho đến giờ nhân quả trong chi tộc vẫn chưa hết. Vẫn còn nặng nghiệp mà ba tự nguyện làm người “rà phá bom mìn”, cứ lặng lẽ làm những việc cần làm, nói những điều cần nói.

Đoạn kết trong bài "Chuyện ông cháu: Mỗi người tự quyết định nhân quả cho chính mình" có viết “…Ông nội cảm nhận ở con sự suy tư, già dặn nên vẫn tin tưởng con biết chọn cho mình con đường đi tốt nhất, định ra vốn liếng, nhân quả trong cuộc đời. Trong cuộc đời con người luôn đi giữa hai thái cực thiện và ác, con chỉ cần nghiệm xét khi nào con còn oán trách, hờn giận, căm thù, oán ghét ai đó tức tâm con nặng ác nghiệp, điều đó không tốt cho con.

Khi nào ngược lại con thấy tất cả mọi người đều đáng yêu, đáng thương thì tâm con là "Bồ tát", là thiện nghiệp. Tất cả điều con muốn mang đến cho mọi người phải từ lòng yêu thương ấy chứ không vì oán ghét hờn giận ai. Con có thể cho đi, có quyền cho đi, điều đó không ai cấm được con. Và con đã từng làm điều ấy với ba con, giờ con có thể bộc lộ điều ấy, chia sẻ điều ấy mà không sợ hãi ai cả…”

Các con biết không, ngay cả tình thương yêu cũng không dám bộc lộ đó chính là sự dồn nén, ức chế. Uẩn ức tính dục (libido-theo phân tâm học) vốn là nghiệp từ vô thỉ, cùng với ức chế làm bùng phát, tạo nên trầm cảm là cực kỳ nguy hiểm. Bức thư định gửi cho ông nội…được phát hiện đó là dấu hiệu “nhiễm bệnh” mà chúng ta cần tích cực ngăn ngừa, chữa trị. Điều này quan trọng hơn việc chữa những dấu hiệu “mãn tính” của những người đàn bà trong gia tộc. Trong gia tộc chúng ta, người bệnh như thế còn nhiều lắm nhưng tuỳ duyên thôi các con. Gia tộc rồi sẽ tốt lên. Những người bệnh rồi sẽ khỏi, sẽ giảm hoặc sẽ chết cùng với bệnh trạng. Tại sao ta vẫn thường dạy các con cháu “..thương cha, thương mẹ, thương anh, thương em, thương ông, thương bà, thương nội , thương ngoại...thương tất cả mọi người…”. Nhưng khi chúng sống đúng với cái đạo làm người, đúng với những điều ta dạy, chúng thương đúng cái người mà ta “ghét cay, ghét đắng” ta lại thấy  khó chịu. Và con cháu ta lại phải cố giấu giếm cái tình cảm mà lẽ ra phải được nâng niu, phát triển, nhân rộng.

Biểu hiện “bệnh mãn tính” của ta có thể phát hiện đơn giản bằng cách đó để có thể tự chữa trị. Không ai trị bệnh cho mình các con ạ. Nếu ba có quyền năng trong tay ba sẽ biến tất cả mọi người tốt lên, mọi người khỏi bệnh…và tất cả mọi người đều là A-la-hán để toàn bộ thế giới này trở thành Niết bàn.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Tâm tham

Góc nhìn Phật tử 07:51 03/05/2024

Tâm tham là một trong những loại tâm bất thiện (Tâm chẳng lành, tâm xấu,…). Khi chưa là A La Hán thì tâm này vẫn chi phối chúng ta, khiến chúng ta tạo tác và luân hồi sinh tử trong nhiều kiếp. Tâm này do huân tập từ nhiều đời cho nên khi gặp cảnh tốt đẹp, hài lòng thì sinh ham muốn.

Niềm tin Phật Pháp hồi sinh tôi

Góc nhìn Phật tử 16:03 02/05/2024

Sấm sét có thể rưới mưa hạnh phúc và những giọt lệ có thể nở hoa niềm tin. Trong cuộc sống mỗi người, không sớm thì muộn, sẽ có lúc chúng ta đương đầu với một khủng hoảng ghê gớm nào đó tạo nên bước ngoặt và bẻ gãy cuộc sống bình thường của mình.

Hội luận: Sự cân bằng (3)

Góc nhìn Phật tử 11:45 02/05/2024

Tình cảm con người chính là sự biến dịch thiện ác mạnh mẽ nhất. Các luật sư của ba, tất cả các án mạng vợ giết chồng, chồng giết vợ, các đôi tình nhân giết nhau rồi thậm chí phân xác chỉ vì yêu, vì ghen…Đâu phải họ không thương nhau đâu...

Tự tại giữa khen chê

Góc nhìn Phật tử 10:46 02/05/2024

Thật sự nếu chúng ta không còn suy nghĩ về lời khen tiếng chê nữa thì chúng ta sẽ thấy nó thật sự chẳng có tí ti gì quan trọng cả. Có được tán dương hay chỉ trích đi chăng nữa cũng chẳng cần quan tâm.

Xem thêm