Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 23/04/2024, 20:00 PM

Hội luận: Tu tập (2)

Ba từng chia sẻ khi cảm thấy ai đó như cái gai trong con mắt thì vấn đề ở “con mắt” chứ không phải ở “cái gai”. Người ta luôn phải giấu diếm, phải che đậy tình thương yêu, cái thiện pháp mà lẽ ra luôn được “nuôi dưỡng”, luôn được “tăng trưởng”.

Ba định nói chuyện trong “Gia đình Luật Sư” với con, với các cháu thôi. Nhưng rồi ba nghĩ những điều ba nói sẽ có ích đối với mọi người chứ không riêng con, cháu ba.

Ba từng chia sẻ trạng thái của mình rằng con người có ba bậc theo cách mà họ sử dụng hệ qui chiếu: 

1. Khôn dại: Đó là những người khéo tính toán trong cách quan hệ, làm ăn, sinh hoạt giao tiếp. Và đó là những người thành đạt, có kỹ năng tận dụng được mọi mối quan hệ xã hội, liên minh quyền lực…để đời sống sung túc. Đó là cách sống của những người khá giả, giàu có, những bậc đại gia. 

2. Đạo lý: Đó là cách đối đãi của bậc thượng trí, nghĩa nhân, coi trọng tình cảm, tôn ti trong thân tộc, họ hàng. Họ biết sông với lẽ phải, với đạo. Cái đạo thật hiếm hoi, cứ mỗi ngày một mất đi trong cuộc bon chen, giẫm đạp nhau trong xã hội.

3. Nhân quả: Đây là những người hiểu sâu lý đạo, biết rõ cuộc đời là một chuỗi trạng thái, dữ kiện, sự việc…nó gắn với niềm vui, nỗi buồn, gắn với sức khoẻ, (bệnh tật) cả tâm và sinh lý của mỗi người.

Hai bậc 1 và 2 thì đơn giản, rõ ràng không phải nói gì thêm. Ba chỉ muốn đề cập đến bậc 3, đó là bậc thánh nhân, nó đòi hỏi rất nhiều sự thay đổi, điều chỉnh mà ta gọi là tu tập. Tu tập không chỉ là xuất gia, không chỉ là qui y,…mà chỉ cần thấu đáo nhân quả để có thể làm chủ được bản thân mình, để cho thân thể không bệnh tật, không chịu sự chi phối của niềm vui, nỗi buồn, không chịu những khổ đau, phiền não thường nhật.

Hội luận: Lòng yêu thương (1)

438094509_1183977082958229_8892740404264015187_n

Tại sao gọi vậy là tu tập. Đức Phật dạy ta 7 pháp đoạn trừ lậu hoặc tức những uế ác, những chướng ngại, hay nôm na là những nghẽn tắt khí huyết gây nên tất cả bệnh tật mà cả Đông, Tây y và các ngành y học bổ sung y học thực dụng đang khổ công chữa trị. 7 pháp đó là tri kiến, phòng hộ, thọ dụng, kham nhẫn, tránh né, trừ diệt và cuối cùng là Tu tập. Ba không dông dài về sáu pháp trước chỉ cần đọc là có thể hiểu, quan trọng là áp dụng kiểu nào. Nếu chưa biết đến thiền định, các con chỉ cần hiểu sâu nhân quả. Vậy thôi! 

Ta sai lầm rất nhiều vì không thấu đáo nhân quả. Với các cháu nội ba chỉ mong dạy được chúng hệ qui chiếu thứ hai: Đạo lý. Không đơn giản để sống với nhau tình cảm, gắn bó, yêu thương, giữ được đạo lý căn bản của con người thì đã đạt đạo. Trong Hội luận 1 ba đã nói: “…Điều may mắn là các con ra đời khi ông bà nội vẫn còn để ba gián tiếp truyền đạy trực quan bài học đó. Trở lại câu chuyện về cảnh báo WHO (Tổ Chức Y Tế Thê Giới) về trầm cảm. Em các con, vị luật sư đã bỏ bao nhiêu công sức, vốn liếng dung nạp một khối lượng kiên thức đồ sộ luật, ngoại ngữ, tin học…chuẩn bị là vị luật sư tài năng, nhưng rồi lại rời bỏ cuộc đời vì chứng trầm cảm. Cho đến giờ nhân quả trong chi tộc vẫn chưa hết. Vẫn còn nặng nghiệp mà ba tự nguyện làm người “rà phá bom min”, cứ lặng lẽ làm những việc cần làm, nói những điều cần nói. Đoạn kết trong bài "Chuyện ông cháu: Mỗi người tự quyết định nhân quả cho chính mình" có viết “…Ông nội cảm nhận ở con sự suy tư, già dặn nên vẫn tin tưởng con biết chọn cho mình con đường đi tốt nhất, định ra vốn liếng, nhân quả trong cuộc đời. Trong cuộc đời con người luôn đi giữa hai thái cực thiện và ác, con chỉ cần nghiệm xét khi nào con còn oán trách, hờn giận, căm thù, oán ghét ai đó tức tâm con nặng ác nghiệp, điều đó không tốt cho con…

Khi nào ngược lại con thấy tất cả mọi người đều đáng yêu, đáng thương thì tâm con là "Bồ tát", là thiện nghiệp…”

Các cháu của nội chỉ cần làm thật tốt điều này tức đã vượt qua được sự chi phối bởi ác pháp. Trong cuộc sống, chúng ta không đủ dũng khí, không đủ sáng suốt, biết suy xét để sống đúng với đạo lý mà ta dạy bảo con cháu, khi mà chúng biểu lộ tình thương với người mà ta ghét cay, ghét đắng. 

Ba từng chia sẻ khi cảm thấy ai đó như cái gai trong con mắt thì vấn đề ở “con mắt” chứ không phải ở “cái gai”. Người ta luôn phải giấu diếm, phải che đậy tình thương yêu, cái thiện pháp mà lẽ ra luôn được “nuôi dưỡng”, luôn được “tăng trưởng”. Ba nói với các con về những người đàn bà trong dòng tộc không mang ý phỉ báng, chê bai. Thực sự, chính ba từng trải qua trạng thái đó để mà thương tất cả những người vợ, sợ tất cả những người mẹ. Tất cả những người đàn bà đều đáng thương các con ạ. Họ không hề biết những biểu hiện ích kỷ, nhỏ nhen, sự tức giận vô cớ, những “cái gai trong con mắt”…đều là lậu hoặc, đều từ lòng yêu thương ích kỷ, chiếm hữu. Họ mang theo đến cuối cuộc đời để sống khổ, sống sở, buồn bực, tức giận. Chết bệnh, chết đau, chết vật vả, đau đớn. Thế đấy! 

Ngay việc nhận ra nhân quả cũng không phải giản đơn bởi sự rối nhiễu nhận thức. Người ta nói về nghiệp, phân tích “cộng nghiệp”, “biệt nghiệp” để rồi nhầm lẫn nhân quả của ta với cộng đồng với dòng tộc,…Chỉ cần hiểu sâu nhân quả của ta thôi, để từ đó chuyển đổi sửa sai, lập trình lại số phận của mình. Em con giờ đã không còn, nhân quả của nó đã kết thúc.

Cái chết của em con cho ba một kết luận về lập trình nhân quả ấy. Luận giải nhân quả một đời người căn cứ trên lập trình ấy. Ví dụ như xét đến nhân duyên thì ba sẽ là người trách mình trước tiên vì những lời ba trách mắng Thái như giọt nước tràn ly. Nhưng không phải vậy, hành động của ba, những điều ba nói, những lời ba trách mắng liên hệ đến nhân quả của ba: Đó là ba mất đi đứa con. Các con sẽ thốt lên “Ba đừng nói vậy tụi con đau lòng”. Không! Sự thực thì ba mất đứa con, đúng không nào.

Nhưng nếu ba không tạo nên duyên sự đó thì bản thân Thái cũng chỉ chờ duyên sự tương tự khi mà “lập trình” nhân quả đã tràn ứ mà ta gọi là “đủ duyên”. Tại sao ba lại nhắc đến chuyện này. Bỗng dưng ba nhớ câu châm ngôn: Mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên. Thực ra câu này có hai cái sai do nhầm lẫn. Một: Thành sự có nghĩa kết quả chứ không phải thành-bại. Hai: Kết quả ấy không do trời. Sao lại đổ cho trời đất. Khi mưu sự (là nhân của ai) thì kết quả là hệ luỵ, là quả của chính người đó, không thể khác mà vì vậy ba từng nói “Nhân đâu - Quả đó”. Nó tương tự luật hấp dẫn được đúc kết: Bạn sẽ là người bạn muốn. Đó là nuôi nấng, trao dồi thiện nghiệp. Ba liên hệ lại câu chuyện nhân quả của người từng tạo nên sóng gió dư luận trong tôn giáo Trưởng lão Thích Thông Lạc.  Luận nhân quả, sống theo lập trình nhân quả, nuôi lớn thiện pháp đó chính là đời sống của bậc thánh nhân. 

01

Các Luật sư, ba không dám viết quá dài, các con không có thời gian để đọc vì còn đọc nhiều cáo trạng, bút lục, và cả luận cứ bào chữa của mình. Hy vọng cả những người đàn bà trong dòng tộc cũng được đọc, cũng nghiềm ngẫm, suy tư và nếu nghiệm xét “nhân đâu, quả đó” để điều chỉnh lại, lập trình lại chính mình thì còn gì bằng…

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Mười hạnh không cầu: Từ luận thuyết đến thực tiễn

Góc nhìn Phật tử 11:11 08/11/2024

Hôm qua, tôi có đọc lại: “Mười hạnh không cầu” trong sách: “Bảo vương tam muội niệm Phật trực chỉ” của Ngài Diệu Hiệp mà bản Việt dịch của Tỳ kheo Thích Trí Quang như sau:

Cách đối diện với những điều bất như ý trong cuộc sống

Góc nhìn Phật tử 10:15 08/11/2024

Trong cuộc sống, ai cũng từng trải qua những khoảnh khắc mà mọi thứ không diễn ra như mong đợi. Có những ngày chúng ta nỗ lực rất nhiều nhưng kết quả lại không như ý muốn.

Những nốt thăng trong cuộc đời

Góc nhìn Phật tử 15:23 07/11/2024

Con à! Nếu có ai đến xin gạo, con đừng múc lưng lon gạo, nhớ múc đầy vun nghe con! Trước khi ra khỏi nhà, mẹ hay dặn ba chị em Mai như vậy.

Chính ngữ: giải pháp phòng, chống bạo hành bằng lời nói

Góc nhìn Phật tử 14:12 07/11/2024

Đức Phật đã coi việc rèn luyện chính ngữ rất quan trọng đến sự phát triển cá tính và tâm linh.

Xem thêm